Lưu Mạnh Anh - Cơ quan công quyền nên xin lỗi chính thức về việc bắt giữ người trái pháp luật ngày 21/8/2011

Trước hết xin chúc mừng và chân thành cám ơn gần 50 anh
(chị) bị bắt giữ trái pháp luật trong ngày 21/8/2011 - trong
số đó, các anh (chị): Minh Hằng, Bích Phượng, Nguyễn Văn
Dũng, Vũ Quốc Ngữ, chị Hội, anh Khang là những người bị
giữ lâu nhất (5 ngày), đã được trả tự do vào ngày
25/8/2011, riêng chị Hội và anh Ngữ (theo thông tin từ DLB và
anhbasam) bước ra khỏi nơi tạm giữ muộn nhất, lúc 20h05 phút
ngày 25/8/2011 - đã hoàn toàn bình tĩnh, bản lĩnh và giữ vững
lập trường yêu nước ôn hòa trước việc làm vô pháp của
cơ quan công an quận Hoàn Kiếm và VKSND quận Hoàn Kiếm.

Sau nữa, tôi xin nói về sự vi phạm pháp luật, thông qua Quyết
định mang số 34/KSHK ngày 25/8/2011 do bà Đào Thị Thành - Viện
trưởng VKSND quận Hoàn Kiếm ký ban hành (sau đây gọi tắt là
QĐ)

Nội dung QĐ hủy bỏ việc tạm giữ, đã chứng tỏ sự thiếu
hiểu biết về pháp luật, đồng thời thiếu lễ độ đối
với công dân còn nguyên vẹn quyền theo luật định.

<strong>I. Sai phạm của cơ quan công an Quận Hoàn Kiếm & Viện
kiểm sát nhân dân quận Hoàn Kiếm:</strong>

Khi tiến hành bắt giữ gần 50 người biểu tình ngày 21/8/2011,
đặc biệt đối với 6 người bị bắt giữ trong 5 ngày, công
an Quận Hoàn Kiếm đã vi phạm hàng loạt điều khoản của
Luật Tố tụng hình sự như: điều 79, 83, 84, 85, 86, cụ thể,
các trình tự, thủ tục khi tạm giữ như: không có chứng cớ
rõ ràng, cụ thể để bắt giữ, không có biên bản giữa
người bị tạm giữ với cơ quan tạm giữ, không thông báo cho
người thân của người bị tạm giữ, việc bắt giữ không có
người chứng kiến, không giao quyết định tạm giữ cho người
bị tạm giữ, không giải thích cho người bị tạm giữ quyền
và nghĩa vụ của họ...

Nhìn chung, Công an quận Hoàn Kiếm hoặc tỏ ra khinh thường
pháp luật hoặc không nắm vững luật khi thi hành công vụ. Tóm
lại, họ như là những cỗ máy được lập trình sẵn và cứ
thế "bấm nút" thì... hành động. Điều đáng trách nhất là
những lãnh đạo chỉ huy trực tiếp cuộc trấn áp ngày
21/8/2011, các ông (bà) này tỏ ra lơ ngơ về luật pháp, nôn
nóng trong chỉ đạo, họ dường như chỉ làm sao cho đúng lời
yêu cầu của ai đó mà không quan tâm cũng như không hề biết
bản thân đang vị phạm nghiêm trọng Luật pháp. Điều này cho
thấy, chính lực lượng công an là những người cần phải
được học kỹ về luật trước khi đi vào công việc thực
tế. Họ cũng cần được dạy về tinh thần "thượng tôn pháp
luật" thay vì họ chỉ biết khẩu hiệu "còn đảng còn mình".
Có lẽ, chính cái khẩu hiệu quái gỡ đấy, làm cho họ trở
thành những con ngựa bị che khuất tầm mắt và chỉ biết một
hướng duy nhất để chạy theo lệnh chủ nài, bất chấp tất
cả.

Mấy mươi năm qua, nhà cầm quyền Việt Nam đã buông lỏng
việc dạy dỗ pháp luật cho công an, thay vào đó họ đã biến
công an thành công cụ trấn áp để phục vụ cho nhà cầm
quyền.

Trước khi thi hành công vụ, công an cũng là công dân, do đó
(dù quá muộn) không thể xem lực lượng này chỉ là và như là
CÔNG CỤ, thậm chí như là "vũ khí tối thượng". Điều đáng
lên án nhất đối với nhà cầm quyền Việt Nam, lực lượng
công an đã trở thành "vũ khí" đáng ghê sợ mà người lương
thiện hầu như đều cần tránh xa, tránh ngay. Qua việc biểu
tình cho thấy, công an nhìn đâu cũng thấy tội phạm, nhìn đâu
cũng toàn "thế lực thù địch". Chính cái nhìn mơ hồ, loáng
thoáng và la toáng để vu khống người biểu tình là bị xúi
giục, là tham tiền, hoặc là kẻ gian móc túi (cho có cớ để
dễ bắt)...càng bộc lộ rõ: lực lượng công an quá kém về
bản lĩnh, quá dở về chuyên môn nghiệp vụ, quá hèn về nhân
cách. Với tư cách, tầm nhìn như thế, trách sao hàng trăm án
oan trong nhiều năm qua xuất hiện đầy trong xã hội, đặc
biệt gần đây những cái chết trong đồn công an là điều gây
hoang mang, bất an trong dân chúng. Đồn công an lẽ ra là nơi an
toàn cho người lương thiện nương náu trong lúc nguy nàn, lại
trở thành cái bẫy hoặc tệ hơn là "nhà xác" không có "giấy
phép" (!)

Từng công an viên, nếu còn đủ lương tri, nên tự vấn về
trách nhiệm công vụ đối với xã hội và lương tâm cá nhân
đối với đồng bào ruột thịt.

<strong><center>***</center></strong>

<strong> Căn cứ đầu tiên</strong>, bà Đào Thị Thành dựa vào
để ký QĐ là điều 36 và điều 86 Luật TTHS. Theo đó,

<div class="special_quote">Điều 36. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách
nhiệm của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát (xem
chi tiết [1])
</div>
<div class="special_quote">Điều 86. Tạm giữ

1.Tạm giữ có thể được áp dụng đối với những người
bị bắt <strong>trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả
tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với
người bị bắt theo quyết định truy nã.
</strong>
2.Những người có quyền ra lệnh bắt khẩn cấp quy định tại
khoản 2 Điều 81 của Bộ luật này, Chỉ huy trưởng vùng Cảnh
sát biển có quyền ra quyết định tạm giữ.

Người thi hành quyết định tạm giữ <strong>phải giải thích
quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ quy định tại
Điều 48 của Bộ luật này.</strong>

3.Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi ra quyết định tạm giữ,
<strong>quyết định tạm giữ phải được gửi cho Viện kiểm
sát cùng cấp.</strong> <strong>Nếu xét thấy việc tạm giữ
không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát ra
quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ </strong>và người
ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị
tạm giữ.

<strong>Quyết định tạm giữ phải ghi rõ lý do tạm giữ, ngày
hết hạn tạm giữ và phải giao cho người bị tạm giữ một
bản.
</strong>
</div>Chiếu theo điều 86, ta thấy:

Chỉ được bắt người trong trường hợp khẩn cấp, phạm
tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối
với người bị bắt theo quyết định truy nã. Vậy tất cả
<strong>gần 50 người bị bắt không thuộc đối tượng phải
tạm giữ</strong>, đối với những người bị tạm giữ 5 ngày,
cơ quan công quyền càng tỏ ra vi phạm nghiêm trọng khi tạm
giữ họ một cách vô pháp. Không bàn đến các trường hợp
quả tang, đầu thú..., hãy xem trường hợp bắt khẩn cấp,
<strong>khi nào được xem là bắt khẩn cấp?</strong> Theo Điều
81:

Bắt người trong trường hợp khẩn cấp

<div class="special_quote"><strong>1.Trong những trường hợp sau đây
thì được bắt khẩn cấp</strong>:

a) Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực
hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng;

b) Khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra
tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người
đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay
việc người đó trốn;

c) Khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại
chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy
cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu huỷ
chứng cứ.
</div>

Vậy, cả 3 lý do nêu trên hoàn toàn không thỏa đối với tất
cả những người bị bắt (thậm chí cơ quan công quyền có
quyền nghi ngờ lòng yêu nước của gần 50 người, đã bị xúi
giục hay kích động hoặc cầm tiền để đi biểu tình, tuy
nhiên xét về bằng chứng, rõ ràng phía cầm quyền hoàn toàn
không có đủ chứng cớ (theo quy định pháp luật) để bắt
giữ họ), huống chi cơ quan công an TỎ RA THÔ BẠO VÀ CHÀ ĐẠP
LUẬT PHÁP khi bắt người giam đến 5 ngày. Trong trường hợp,
nhà cầm quyền nghi ngờ, hãy cử lực lượng an ninh theo dõi cho
đến khi nào có đủ chứng cớ trong tay thì ra lệnh bắt giữ
cũng chẳng muộn, hơn thế, điều đó làm cho người dân càng
tin tưởng vào cung cách làm việc của người thi hành công vụ
và những ai bị bắt giữ đều phải "tâm phục, khẩu phục".
Bên cạnh đó, công an đã không tuân thủ pháp luật như: giải
thích quyền, nghĩa vụ người bị tạm giữ theo điều 48 Luật
TTHS, không giao quyết định (tạm giữ) cho người bị tạm
giữ.

Điều càng đang chê trách và lên án, chính VKSND quận Hoàn
Kiếm <strong>vô pháp không kém mà còn đồng lõa với sai phạm
</strong>của cơ quan công an Q. Hoàn Kiếm bằng dòng chữ ghi rõ
trong quyết định:

<strong>XÉT THẤY: HÀNH VI GÂY RỐI TRẬT TƯ CÔNG CỘNG của
ĐẶNG BÍCH PHƯỢNG ĐÃ RÕ, PHẠM TỘI THUỘC TRƯỜNG HỢP ÍT
NGHIÊM TRỌNG</strong>, có địa chỉ rõ ràng.

Dòng thông tin này vi phạm pháp luật, bởi:

<strong> Theo điều 9 Luật TTHS:</strong>

<strong>Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội
của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.</strong>

Từ trên cho thấy, bà Đào Thị Thành đã thể hiện trình độ
hiểu biết và áp dụng luật quá yếu kém, cạnh đó bà ta đã
vượt ra khỏi thẩm quyền khi thi hành công vụ. Theo điều 9
Luật TTHS, CHỈ CÓ DUY NHẤT tòa án là nơi có đủ thẩm quyền
kết tội. Một người thi hành công vụ, lại vượt khỏi thẩm
quyền chức năng nghĩa là có dấu hiệu phạm tội theo điều
Điều 281 Bộ luật hình sự ("Tội lợi dụng chức vụ, quyền
hạn trong khi thi hành công vụ").

Cần nhấn mạnh, theo luật hiện hành, mỗi loại tội danh đều
có khung hình phạt tùy trường hợp nặng nhẹ, nghiêm trọng hay
đặc biệt nghiêm trọng. Không có bất kỳ một dòng chữ nào
trong bất kỳ bộ luật nào nói rằng: <strong>"PHẠM TỘI
TRƯỜNG HỢP ÍT NGHIÊM TRỌNG" thì hủy bỏ quyết định tạm
giữ.</strong> Bởi lẽ quyết định tạm giữ được hủy bỏ
trong trường hợp (điều 94 Luật TTHS): (trích)

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án <strong>huỷ bỏ biện
pháp ngăn chặn khi thấy không còn cần thiết</strong>...

Do vậy, trong trường hợp những người bị tạm giữ 5 ngày
vừa qua, một khi ra quyết định hủy biện pháp ngăn chặn, QĐ
phải viết: KHÔNG CÒN CẦN THIẾT, thay vì những lời mang chất
"tha tội" đối với công dân. Đặc biệt, VKSND Q. Hoàn Kiếm
KHÔNG ĐƯỢC PHÉP quy kết công dân phạm tội, động thái này
hoàn toàn sai luật cũng như chà đạp nhân phẩm công dân thô
bạo đến mức không thể chấp nhận!

<strong>II. Đôi điều còn lại:</strong>

Còn nhiều sai phạm xung quanh việc bắt giữ trái pháp luật từ
phía công an quận Hoàn Kiếm và Viện kiểm sát nhân dân quận
Hoàn Kiếm như: quyết định tạm giữ lần một không thấy
đưa vào trong QĐ34, lý do nào ra thêm QĐ 285 (lần 2) để tiếp
tục tạm giữ, các trình tự, thủ tục không tuân thủ đầy
đủ và nghiêm ngặt... chứng tỏ nhà cầm quyền chưa bao giờ
xem trọng nhân dân. Tất cả những gì như "chính quyền của
dân, do dân, vì dân" chỉ là sáo ngữ.

Lẽ ra, nhà cầm quyền sau khi thấy sai vì vu khống người dân
vô căn cứ, nên biết lỗi mà cầu thị xin lỗi công dân và
thay đổi thái độ, cung cách làm việc, điều đó sẽ làm cho
người dân thiện cảm hơn (tất nhiên, điều này là hoang
tưởng như nhiều người đã biết).

Vì vậy, gần 50 người bị bắt giữ trái pháp luật nên nghĩ
về một lá thư gởi cho cơ quan công quyền yêu cầu xin lỗi
chính thức những công dân bị vu oan và bị ngược đãi trong
những ngày qua. Bên cạnh đó cũng nên nghĩ về một lá đơn
khiếu nại cần thiết để giúp cho lực lượng công an, VKS nói
riêng cũng như tất cả những ai đang mặc áo công vụ hiểu rõ
rằng: họ có nhiệm vụ phục vụ ai và ai mới chính là người
nuôi nấng họ.

<strong>Lưu Mạnh Anh</strong>
_______________

http://vi.wikisource.org/wiki/B%E1%BB%99_lu%E1%BA%ADt_T%E1%BB%91_t%E1%BB%A5ng_h%C3%ACnh_s%E1%BB%B1_n%C6%B0%E1%BB%9Bc_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a_x%C3%A3_h%E1%BB%99i_ch%E1%BB%A7_ngh%C4%A9a_Vi%E1%BB%87t_Nam
(1)

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/9752), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét