'Có dấu hiệu chưa minh bạch liên quan vụ in tiền polymer'

Phó tổng Thanh tra Chính Phủ Trần Đức Lượng cho biết, các
cơ quan chức năng đang làm rõ "phía Việt Nam có vi phạm gì
không" trong dự án in tiền polymer mà Australia cáo buộc có "hối
lộ".

<div class="boxleft220"><img
src="http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/d9/64/PTTCP_Luong.jpg" /><div
class="textholder">Phó tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng.
Ảnh: Tiến Dũng.</div></div>

Sáng nay (16/8), trả lời VnExpress.net về việc Australia tiếp
tục cáo buộc thêm một nhân vật liên quan tới đường dây
hối lộ để giành hợp đồng in tiền polymer ở các nước
trong đó có Việt Nam, Phó tổng Thanh tra Chính Phủ Trần Đức
Lượng cho biết, Thanh tra đã phát hiện có những dấu hiệu
chưa thực sự minh bạch trong việc này và đã báo cáo Thủ
tướng.

"Thủ tướng cũng chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp tục
nắm thông tin bằng các biện pháp nhưng phải tuân thủ pháp
luật Việt Nam", ông Lượng nói.

Cũng theo ông Phó tổng Thanh tra Chính phủ, các cơ quan chức
năng Việt Nam đang phối hợp với các nước liên quan để làm
rõ "phía Việt Nam có vi phạm gì không". Tuy nhiên, ông cho biết
thông tin cụ thể phải chờ kết luận từ các cơ quan chức
năng như Bộ Công an, Bộ Ngoại giao.

Trước câu hỏi về khả năng vi phạm của phía Việt Nam, ông
Lượng nhấn mạnh: "Đây chỉ là dấu hiệu của sự không rõ
ràng, không minh bạch, có yếu tố nước ngoài".

Tiền polymer lần đầu tiên được in ấn và đi vào lưu thông
tại Việt Nam từ năm 2006 với đối tác chuyển giao công nghệ
là Công ty Securency - từng là công ty trực thuộc Ngân hàng Trung
ương Australia. Tuy nhiên, 3 năm sau, báo chí Australia bắt đầu
đặt nghi vấn về sự không minh bạch trong các hợp đồng in
tiền của Securency tại một số nước, trong đó có Việt Nam.

Đến nay, 7 người quốc tịch Australia, chủ yếu là lãnh đạo
của Securency và một công ty đối tác, đã bị cáo buộc hối
lộ với số tiền lên tới gần 20 triệu đôla Australia. Báo
chí Australia thậm chí còn nêu tên các nhân vật ở Việt Nam
được cho là liên quan tới việc nhận hối lộ này.

Tuy nhiên, Phó tổng Thanh tra Trần Đức Lượng cho biết các
thông tin mới dừng trên mặt báo, về mặt quan hệ cấp Chính
phủ, hai bên chưa có thông tin cụ thể nào.

"Thông tin trên báo chí nước ngoài chỉ là một kênh để các
cơ quan chức năng của Việt Nam tham khảo, có sự phối hợp,
làm rõ xem có yếu tố đó không. Australia truy tố theo pháp
luật của nước họ. Việt Nam sẽ xem xét có vi phạm pháp
luật Việt Nam hay không. Các cơ quan chức năng đang thực hiện
việc này.", ông Lượng nói thêm.

<em>Tiến Dũng</em>

__________________________

<h2>'Tham nhũng đã có bước kiềm chế trong một số lĩnh
vực'</h2>

Dù cho rằng thời gian qua công tác phòng chống tham nhũng ở
Việt Nam có chuyển biến tích cực, nhưng Thanh tra Chính phủ
vẫn thừa nhận tình hình hiện vẫn còn nghiêm trọng, là một
trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ.

Sáng 16/8, vòng chung kết chương trình "Sáng kiến phòng chống
tham nhũng Việt Nam 2011" với chủ đề tăng cường liêm chính
công và thực thi pháp luật góp phần phòng chống tham nhũng
hiệu quả do Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng thế giới và các
nhà đồng tài trợ được tổ chức tại Hà Nội.

Phó tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng cho biết, thời
gian qua công tác phòng chống tham nhũng ở Việt Nam có chuyển
biến tích cực, như cải cách thủ tục hành chính, phát hiện,
xử lý các vụ việc, vụ án tiêu cực, tham nhũng. Trên một
số lĩnh vực, tham nhũng đã có bước kiềm chế.

<center><img
src="http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/d9/87/Chong-tham-nhung-005.jpg"
/></center>
<center><em>Phó tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng: "Tình
hình tham nhũng ở Việt Nam hiện vẫn còn nghiêm trọng và diễn
biến phức tạp". Ảnh: Tiến Dũng.</em></center>

"Mặc dù đã có nhiều cố gắng, quyết tâm nhưng nhìn chung
tình hình tham nhũng ở Việt Nam hiện vẫn còn nghiêm trọng và
diễn biến phức tạp; tệ tham nhũng vẫn là vấn đề bức
xúc, là mối quan tâm lớn của xã hội và là một trong những
nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ", ông Lượng nhấn
mạnh.

Theo Phó tổng Thanh tra Trần Đức Lượng, kinh nghiệm của
nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy, muốn chống tham nhũng
thành công thì không thể chỉ dựa vào nỗ lực của các cơ
quan nhà nước mà nhất thiết phải phát huy được vai trò,
trách nhiệm và có được sự tham gia, ủng hộ tích cực của
toàn xã hội.

"Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích,
kêu gọi người dân, doanh nghiệp, và tổ chức xã hội tham gia
phòng, chống tham nhũng. Nhiều tấm gương điển hình trong việc
tố cáo, phát hiện tiêu cực, tham nhũng đã được biểu
dương, khen thưởng kịp thời. Nhiều ý kiến, góp ý từ các
cá nhân, tổ chức được thể chế hóa thành chính sách, pháp
luật để tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác phòng,
chống tham nhũng", ông Lượng nói thêm.

Cũng theo ông Lượng, chương trình sáng kiến phòng chống tham
nhũng Việt Nam 2011 nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật
phòng, chống tham nhũng trong cộng đồng và phát huy vai trò,
trách nhiệm của nhân dân, các cơ quan, tổ chức, cán bộ, công
chức... trong công tác phòng chống tham nhũng.

"Thanh tra Chính phủ và các cơ quan chức năng mong muốn nhận
được ý kiến đóng góp, chia sẻ từ thực tiễn cũng như
những ý tưởng sáng tạo của cộng đồng để giải quyết
vấn đề tham nhũng; góp phần khẳng định quyết tâm chống
tham nhũng của Đảng, Nhà nước và nhân dân", Phó tổng Thanh
tra kết thúc bài phát biểu khai mạc.

Vượt qua 160 đề án dự thi, 60 sáng kiến xuất sắc của các
cá nhân, tổ chức trên khắp cả nước đã lọt vào vòng chung
khảo. Sau khi nghe thuyết trình trực tiếp, Ban giám khảo sẽ
đánh giá và chọn ra những đề án khả thi nhất để tài trợ
kinh phí thực hiện (tối đa 290 triệu cho mỗi đề án).

Ngày 17/8, các sáng kiến chống tham nhũng thắng giải sẽ
được công bố.

Trong số 60 đề án vào vòng chung khảo, có một số đề án
đáng chú ý như: "Xây dựng bộ ảnh chuẩn Atlat làm căn cứ
xử phạt vi phạm pháp luật giao thông bằng hình ảnh", "Xây
dựng chuẩn mực mối quan hệ thầy trò: minh bạch, trong sáng,
lành mạnh góp phần xóa bỏ các tệ nạn, phòng chống tham
nhũng ở giảng đường đại học", "Sinh viên đánh giá tính
minh bạch và trách nhiệm của cán bộ, giảng viên", "Xây dựng
công cụ giám sát, ghi nhận ý kiến phản hồi về nhận thức
và thực hành y đức của điều dưỡng viên tại Bệnh viện
Nhi Trung ương", "Nói không với phong bì trong y tế"...

Tiến Dũng
<a
href="http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/08/tham-nhung-da-co-buoc-kiem-che-trong-mot-so-linh-vuc/">Theo
VnEpxress</a>

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/9631), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét