Đào Tuấn - Giơ tay hàng

Cách đây vài hôm, <a
href="http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/bat-dong-san/2011/08/luong-bo-truong-40-nam-moi-mua-duoc-nha-thu-nhap-thap/">Thứ
trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam đã gây ra "địa
chấn"</a> khi ông nói thẳng băng: "Người nghèo chả bao giờ mua
được nhà". "Với cấp Bộ trưởng, chúng tôi tính phải 40 năm
mới mua được nhà... Với lương 2 triệu mà đặt bài toán cho
ngành xây dựng, bất động sản phải làm được nhà. Tôi
đầu hàng luôn".

Nói chính xác là với lương 2 triệu, người ra thậm chí còn
không đủ sống chứ không thể mơ tới chuyện mua nhà. Và
những người đóng thuế có quyền chất vấn lại rằng: việc
của Bộ Xây dựng đáng lẽ phải tìm cách giảm giá nhà, để
chí ít và trước hết các vị bộ trưởng có thể mua được
nhà, chứ không phải là ngồi đó mà giơ tay hàng.

Tuy nhiên, ngay sau đó, thông tin: <a
href="http://bee.net.vn/channel/3722/201108/dua-bat-dong-san-ra-khoi-linh-vuc-phi-san-xuat-1808917/">Bất
động sản đã được đưa ra khỏi khu vực phi sản xuất</a>
cũng được ông Nam chính thức công bố. Đưa ra khỏi khu vực
phi sản xuất có nghĩa là sẽ không thuộc diện "sổ đen" theo
chỉ thị 01 của Ngân hàng nhà nước. Vay tiền sẽ dễ hơn.
Với một mức lãi suất không còn phải kèm những loại phí
không tên.

Nhưng nguồn vốn, tới đây sẽ khơi thông cho thị trường vốn
đã đóng băng từ năm ngoái, rõ ràng không phải là liều
thuốc dành cho "ước mơ ngôi nhà" giản dị của những người
nghèo- chính xác hơn là những dân thường- mà cuộc sống trông
cả vào đồng lương. Bởi nguồn vốn ngân hàng- kênh huy động
chủ yếu- vào bất động sản hầu như vào các dự án biệt
thự, khu nghỉ dưỡng, chung cư cao cấp- nơi có khả năng tạo
sốt, sinh lời, chứ số lượng nhà ở xã hội, nhà thu nhập
thấp, từ cả thập kỷ nay vẫn chỉ đếm được trên đầu
ngón tay.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, TS Lê
Xuân Nghĩa: Dư nợ BĐS đến tháng 6-2011 khoảng 245.000 tỷ
đồng, tương đương với 10% tổng dư nợ của nền kinh tế.
Tại một số ngân hàng, tín dụng bất động sản chiếm tới
30- 40% tổng dư nợ. Hiện tỷ lệ nợ xấu bất động sản là
3%, trong đó nợ "nhóm 5", tức có nguy cơ mất vốn, chiếm
khoảng 40%.

Có lẽ, dư nợ 245 ngàn tỷ và chuyện mất vốn của các
đại gia ngân hàng mới là lý do chính khiến BĐS được đưa ra
khỏi khu vực phi sản xuất.

Nhưng nếu lý luận bất động sản là khu vực sử dụng nhiều
lao động, tạo ra sản phẩm cụ thể để đưa ra khỏi "khu
vực phi sản xuất" thì tại sao, chứng khoán chẳng hạn- lại
vẫn nằm trong diện "sổ đen"? Trong khi, về lý thuyết, thị
trường chứng khoán còn mang một ý nghĩa nặng ký hơn: "Kênh
huy động vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp"?

Chừng nào sản xuất, hay phi sản xuất được quyết định tùy
vào cái mồm của các đại gia ngân hàng thì đồng tiền đưa
ra một cách dễ dãi chỉ càng dễ tạo ra những cơn sốt giá,
và gây ra lạm phát.

Hôm 20-8, Thủ tướng Chính phủ đã lắng nghe những
đề xuất của các chuyên gia kinh tế về điều hành kinh tế-
xã hội trong thời gian tới. Website Chính phủ sau đó, dưới
tựa đề "Kiên định các mục tiêu của nghị quyết 11" đã
dẫn lời Thủ tướng: "Tinh thần ưu tiên là kiềm chế lạm
phát". Nút thắt của nền kinh tế có lẽ Chính phủ cũng đã
nhìn nhận không phải chờ vào cuộc họp này. Đó là tình
trạng lạm phát cao đang ảnh hưởng tới 90 triệu dân. Và lãi
suất, cũng "hai con số" đang làm các doanh nghiệp sản xuất long
đong lận đận.

Tháo gỡ cùng lúc hai tình trạng xấu này, đồng tiền tung ra
càng cần phải thận trọng.

Bởi việc khơi thông trở lại nguồn vốn cho BĐS chỉ làm cho
các DN sản xuất cảm thấy mủi lòng. Và dân thường càng khó
có cơ hội sở hữu một ngôi nhà. Thị trường đang đóng
băng, giá nhà tụt thê thảm, có khi tới 50% so với 1 năm
trước đó, mà dân thường còn không mua được nhà, huống chi
khi thị trường khôi phục với những cơn sốt mà giá cả
vượt gấp nhiều lần giá trị.

Hôm qua, giá vàng đã leo lên đến một mốc "địa chấn", gần
50 triệu đồng/lượng. Hôm nay ngay lập tức đã có lời cảnh
báo về "bong bóng giá". Nhưng trả lời câu hỏi vì sao, thì
ngoài "tâm lý đám đông", ngoài sự thủ thế do lo ngại lạm
phát làm giảm giá trị tiền đồng, còn vì những đồng tiền
lẻ của dân nghèo là không đủ để mua nhà.

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/9726), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét