Hoa Kỳ thiếu cơ sở pháp lý để chống lại WikiLeaks

<div class="special_quote"><strong>Dân Luận:</strong> Nhiều người so
sánh Julian Assange với luật sư Cù Huy Hà Vũ vừa bị bắt giữ
ở Việt Nam. Nhưng họ quên mất có những điểm khác biệt khá
cơ bản giữa hai cách hành xử: Julian Assange tuy đối mặt với
cáo buộc "hiếp dâm", nhưng chắc chắn sẽ được xét xử công
khai với luật sư bào chữa tham gia từ đầu vụ án, và công
luận cả thế giới được theo dõi động thái của cả hai phe
qua những bản tin cập nhật liên tục hàng giờ. Tiến sĩ luật
Cù Huy Hà Vũ đối mặt với cáo buộc "tuyên truyền chống phá
nhà nước XHCN", dù những gì ông viết đều không có gì là bí
mật quốc gia và luôn đúng pháp luật. Quá trình điều tra và
xét xử ông Cù Huy Hà Vũ có nhiều khả năng sẽ diễn ra âm
thầm: Những lá đơn khiếu nại của luật sư Nguyễn Thị
Dương Hà, vợ ông và cũng là người đứng ra bảo vệ ông về
mặt pháp luật, gửi tới chính quyền các cấp, cho đến nay
đều rơi vào im lặng đáng sợ. Không thấy tờ báo chính
thống trong nước nào bàn tán về vụ việc của tiến sĩ luật
Cù Huy Hà Vũ, xét trên khía cạnh ông có tội hay không có
tội...</div>

Giờ đây khi người sáng lập WikiLeaks Julian Assange đã bị tạm
giữ ở Anh theo lệnh truy nã từ Thụy Điển, nơi anh ta bị yêu
cầu phải có mặt để trả lời thẩm vấn liên quan đến hai
vụ tấn công tình dục, thì chính quyền Hoa Kỳ có thể làm gì
để truy tố anh ta vì đã xuất bản - và phổ biến cho báo chí
trên toàn thế giới - hàng ngàn điện thư thuộc dạng mật
của Bộ Ngoại Giao? Và điều đó mang ý nghĩa gì đối với
tự do ngôn luận và tự do báo chí ở Hoa Kỳ, nếu chính quyền
Hoa Kỳ theo đuổi vụ này?

<div class="boxright300"><img
src="http://img.timeinc.net/time/daily/2010/1012/assange_1208.jpg" /><div
class="textholder">Julian Assange, người sáng lập của Wikileaks
(Fabrice Coffrini / AFP / Getty Images)</div></div>

Những câu hỏi đó lượn lờ ở Washington trong tuần này sau khi
nhiều thành viên của Quốc hội và nội các chính quyền Obama
đề nghị rằng Assange thực sự cần bị truy tố hình sự vì
gửi bài và phổ biến cho các phương tiện truyền thông hàng
ngàn điện tín ngoại giao bí mật, chứa đựng những đánh giá
thẳng thắn đến độ gây xấu hổ từ các nhà ngoại giao Mỹ.
Thượng nghị sĩ Mitch McConnell, lãnh đạo thiểu số, đã đi xa
tới mức gán cho Assange cái nhãn khủng bố công nghệ cao. "Anh
ta đã gây thiệt hại to lớn cho đất nước của chúng ta và
tôi nghĩ anh ta cần phải bị truy tố ở mức tối đa mà pháp
luật cho phép. Và nếu thiếu điều luật để truy tố, chúng ta
cần phải thay đổi pháp luật," McConnell nói trên chương trình
Gặp gỡ báo chí ngày Chủ Nhật (Meet the Press Sunday) của NBC.
Bộ trưởng Tư pháp Eric Holder vào thứ hai tuyên bố sẽ xem xét
mọi đạo luật có thể đem lại cáo buộc chống lại Assange,
bao gồm cả một số đạo luật mà từ trước đến nay chưa
bao giờ được dùng để truy tố một nhà xuất bản. Và tại
Thượng viện, một số thành viên đã sẵn sàng một dự luật
cho phép hạ thấp hơn ngưỡng pháp luật hiện hành khi tiết
lộ bí mật nhà nước được coi là một tội phạm.

Nhưng những nỗ lực theo cả hai hướng đó sẽ có khả năng
gặp cùng một rào cản: Đó là Tu Chánh Án Thứ Nhất. Với
gần một thế kỷ kinh nghiệm đụng độ giữa <em>an ninh quốc
gia</em> và <em>tự do báo chí</em>, Hiến Pháp đã cũng cấp sự
bảo vệ rất lớn cho những nhà xuất bản đã xuất bản bí
mật quốc gia. Những ai cung cấp bí mật cho báo giới - quan
chức chính phủ, thậm chí binh lính - đều có thể và đã bị
truy tố, như trường hợp binh nhất Bradley Manning hiện nay đang
phải ngỏio tng một nhà tù quân sự sau khi bị buộc tội tải
xuống trái phép những tập tin mật và nghi ngờ rằng anh ta đã
chuyển chúng tới cho WikiLeaks.

Ngược lại, Tu Chánh Án Thứ Nhất ngăn cản việc đưa một
người như Assange vào trong tù vì đã xuất bản tài liệu không
phải do anh ta ăn cắp mà có. "Từ tất cả những gì chúng tôi
thấy, [binh nhất Manning] chỉ hành động vì thích thú với ý
tưởng rằng Assange có thể sẽ công khai các điện tín", cựu
tổng thanh tra CIA ông Frederick P. Hitz nói với TIME. "Không có gì
để chứng minh rằng Assange đóng một vai trò tích cực trong
việc có được các thông tin." Ông thừa nhận rằng việc rò
rỉ đã gây thiệt hại rất lớn, nhưng nói thêm: "Tôi không
thấy bất kỳ con đường dễ dàng nào" để theo đuổi việc
truy tố [Assange].

Holder đã nói rằng chính phủ sẽ tìm hiểu xem liệu có thể
truy tố Assange với một dạng tội danh "ăn cắp" bởi vì các
tài liệu đó đã bị đánh cắp, tuy nhiên con đường đó đầy
trở ngại, bởi lẽ các tập tin là bản sao lưu của tài liệu
chính phủ. Holder cũng nói rằng chính phủ sẽ cân nhắc liệu
có thể coi Assange phạm tội âm mưu thế nào đó với binh nhất
Manning, hoặc vượt quá giới hạn thông thường của một nhà
xuất bản khi đóng vai trò môi giới để phân phối các tài
liệu tới các tờ báo trên toàn thế giới. Điều làm cho ông
Floyd Abrams, một luật sư nổi tiếng về tự do ngôn luận và Tu
Chánh Án Thứ Nhất, lo lắng là nếu chính phủ tìm cách vượt
qua Hiến Pháp để bắt tội Assange, thì điều này sẽ dẫn
đến việc làm tổn hại đến thứ tự do báo chí mà các nhà
xuất bản đang được hưởng. Không ai tán đồng với Assange,
Abrams nói với Time, nhưng những nỗ lực khắc phục những
thiệt hại mà anh ta gây ra có thể khiến đất nước này trở
nên tồi tệ hơn. "WikiLeaks có thể là cái giá phải trả cho
tự do báo chí ở đất nước này", Abrams nói.

Giáo sư về ngoại giao thuộc trường Harvard, Nicholas R. Burns,
cựu đại sứ tại NATO và Hy Lạp, cho biết thiệt hại từ các
điện tín mật là rất lớn. "Tôi nghĩ rằng việc tiết lộ
các điện tín nói trên là một trò hề", Burns nói với TIME.
"Anh ta đã làm hại lớn tới ngoại giao của chúng ta, bởi vì
nó giáng một đòn vào giữa trái tim của nghệ thuật ngoại
giao: Việc xây dựng lòng tin giữa người với người và giữa
các chính phủ. Những tiết lộ kia đã phá hoại lòng tin đó,
và sẽ làm một số người, không phải tất cả mọi người
và mọi chính phủ, nhưng một số người, sẽ ngại ngùng hơn
khi thảo luận vấn đề của họ với những nhà ngoại giao
Mỹ."

Nhưng nếu WikiLeaks đã sai khi xuất bản các điện tín kia,
phải nói sao về những tờ báo đã tiếp tay phát tán các tài
liệu bí mật đó? Xét cho cùng, WikiLeaks đã chuyển các tài
liệu họ có cho New York Times và nhiều tờ báo khác trên thế
giới trước khi công bố, và các tờ báo này đã dành cả
tuần để công bố hết câu chuyện này đến câu chuyện khác
rút từ những tài liệu nói trên - và trong một số trường
hợp, còn công bố chính những điện tín mật. Thượng nghị
sĩ Joseph Lieberman của Connecticut, Chủ tịch Ủy ban Nội Vụ và
An Ninh Quốc Gia của Thượng viện, đã nói với Fox News hôm
thứ Ba rằng chính tờ Times cũng là đối tượng bị nghi ngờ.
"Đây là những thứ rất nhạy cảm... Tôi tin chắc rằng
WikiLeaks đã vi phạm Luật gián điệp. Nhưng thế còn những tờ
báo đã chấp nhận và phát tán tin tức đó? Tôi biết họ nói
họ đã xóa một số tin, và tôi không đứng ở đây để đưa
ra một cáo buộc về vấn đề này, nhưng với tôi tờ New York
Times đã ít nhất đã hành động như một công dân xấu", ông
nói. "Liệu họ có phạm tội hay không, tôi nghĩ rằng cần
phải có một cuộc điều tra chuyên sâu do Bộ Tư pháp thực
hiện."

Nhưng pháp luật là một tấm lưới quá rộng để có thể phân
biệt được sự khác biệt giữa hành vi đăng tải không chọn
lọc các điện tín của WikiLeaks - điều mà Burns gọi là "vô
chính phủ" - với hành vi thận trọng rà soát trước khi đăng
của tờ New York Times, Abrams nói. Làm thế nào để đưa ra một
dự thảo luật cho phép bắt WikiLeaks nhưng lại giữ nguyên vẹn
quyền tự do báo chí của Hoa Kỳ? "Đó là điều khó có thể
thực hiện được", Abrams nói. Bên cạnh đó, ông cho rằng "tòa
án chưa bao giờ yêu cầu trách nhiệm là điều kiện tiên
quyết của tự do báo chí. Đó chưa bao giờ là một tiêu chuẩn
pháp lý". Ngoài ra, tuyên bố rằng Assange đã chỉ đơn giản
là vứt các tài liệu mật lên mạng mà không cần xem xét qua,
giống như công việc một tổng biên tập thông thường phải
làm, là điều có thể gây tranh cãi. Assange tự nói với TIME
rằng mỗi điện tín ngoại giao mà trang web của anh ta đăng
tải đã được hiệu đính bởi đội ngũ riêng của anh ta,
hoặc bởi những biên tập của các tờ báo mà anh ta chia sẻ
thông tin với.

Lieberman muốn Thượng viện dự thảo luật cho phép hạ ngưỡng
khởi tố vụ án gián điệp trong tương lai. Đây không phải là
lần đầu tiên Quốc hội thử làm vậy. Một thập kỷ trước,
Quốc hội đã thông qua một dự luật mà có thể đã làm
được điều đó, để rồi bị Tổng thống Clinton phủ quyết
chỉ vài tuần trước khi hết nhiệm kỳ. Đó là dự luật sẽ
đưa nước Mỹ vào vị thế tương tự như của nhiều nước
khác, bao gồm cả một số nền dân chủ khác. Ở Anh, New
Zealand, Ireland và nhiều quốc gia khác, công bố thông tin được
đánh giá mật là một tội phạm, đơn giản chỉ vì tài liệu
đã được gán nhãn bí mật. Nhưng không phải ở đất nước
này. "Không có luật Bí Mật Chính Thức" ở đây, Abrams đã
chỉ ra.

Đạn dược thực sự duy nhất mà Hoa Kỳ có để bảo vệ bí
mật nhà nước, mà hầu hết các nhà quan sát pháp lý đều
đồng ý, đó là luật Gián Điệp năm 1917, được Tổng thống
Woodrow Wilson ban hành vì lo ngại về tình trạng bất ổn trong
nước và khả năng khủng bố khi nước Mỹ bước vào Thế
Chiến Thứ Nhất. Đó là một điều luật được diễn đạt
với khái niệm rộng rãi, vẫn còn trên sách vở, và nói rằng
việc ăn trộm hoặc chia sẻ các bí mật từ chính quyền là
một tội liên bang - nếu bồi thầm đoàn đồng ý rằng việc
làm như vậy gây tổn hại nước Mỹ hoặc hỗ trợ một đế
quốc nước ngoài. Nhưng Abrams đã nói tòa sẽ sớm nhận ra
rằng một điều luật có thể hiểu với nghĩa rộng rãi như
vậy có thể "biến nhiều thứ mà các tờ báo Hoa Kỳ vẫn
xuất bản hàng ngày thành phạm pháp. Nó quá rộng và che phủ
quá nhiều thứ". Kết quả là Tòa án Tối Cao dùng gần hết
thế kỷ 20 vào việc thu hẹp tầm với của Luật Gián Điệp
khi bàn về việc báo chí xuất bản các tin mật.

Một số các trường hợp nổi tiếng nhất của quá khứ đó
lại tương đồng đến kỳ lạ với vụ việc đáng giận dữ
hiện tại. Năm 1971, Chính quyền Nixon đã cố gắng ngăn cản
tờ New York Times và Washington Post đăng tải các báo cáo dựa
trên dữ liệu lịch sử đánh dấu mật về cuộc chiến Việt
Nam đang diễn ra. Tòa án Tối cao đã không cho phép chính quyền
làm như vậy sau phán quyết 6-3 có lợi cho báo chí. Cái gọi là
ý kiến Pentagon Papers đã không được ký, và mỗi thẩm phán
viết một ý kiến riêng. Trong ý kiến được nhiều người
trích dẫn, thẩm phán Potter Stewart đã viết ông đồng ý rằng
việc công bố các bí mật trong lúc cuộc chiến đang diễn ra
tại Việt Nam là gây tổn hại đến Hoa Kỳ. Nhưng điều đó
chưa đủ, ông kết luận. "Chúng tôi đã được yêu cầu, rất
đơn giản, là cần phải chặn việc xuất bản của 2 tờ báo
những tài liệu mà bên Hành Pháp khẳng định là không nên
được xuất bản, vì lợi ích quốc gia. Tôi tin rằng bên Hành
Pháp đã có lý khi nói về một số tài liệu có liên quan.
Nhưng tôi không thể nói rằng việc tiết lộ bất kỳ tài
liệu nào trong số đó sẽ chắc chắn gây kết quả trực tiếp
hay gián tiếp, và tổn hại không thể cứu vãn cho quốc gia, cho
nhân dân".

Kết luận của Stewart rằng đó là trách nhiệm của chính phủ,
chứ không phải là trách nhiệm của báo chí, là phải giữ bí
mật quốc gia - và để đúng đắn khi quyết định tài liệu
bí mật nào cần phải giữ kín - có thể dễ dàng áp dụng cho
vụ việc ngày hôm nay. Hitz cũng thấy những tiếng vọng từ
quá khứ trong vụ việc này. Ông không tán thành việc tiết lộ
tài liệu, nhưng nói rằng những thiệt hại rất thực tế đó
không đủ để truy tố trong ánh sáng của Tu Chánh Án Thứ
Nhất. "Tôi thực sự lo ngại về nó", ông nói với Time. "Bạn
phải chia sẻ thông tin tốt giữa các chính phủ và giữa các
cơ quan tình báo nếu bạn sẽ muốn thắng trong cuộc chiến
chống khủng bố. Và vụ việc này đương nhiên sẽ làm chậm
các nỗ lực [chia sẻ thông tin] đó. Vụ tiết lộ sẽ làm cho
(các cơ quan tình báo nước ngoài) giữ chặt hơn các thông tin
họ có. "

Trên thực tế, ông cho biết, Ngoại trưởng Hillary Clinton và
những người khác đang bận rộn giải quyết hậu quả. "Các
quan chức Mỹ đang làm việc thêm giờ để giảm nhẹ mức độ
nghiêm trọng của vụ rò rỉ. Và dù vụ việc rất đáng xấu
hổ, nó lại không đủ tiêu chuẩn (để truy tố)," ông nói.

Lieberman, về phần mình, nói Holder phải kết tội Assange, và
để cho các thẩm phán giải quyết bất kỳ mảnh vỡ hiến
pháp nào xảy ra sau đó. Tuy nhiên, Abrams cho biết đó là một
con đường nguy hiểm. "Tôi muốn nói rằng những rủi ro tiềm
năng lớn hơn lợi ích của việc truy tố. Tôi nghĩ, xét về
bản năng, việc truy tố là hợp lý, và tôi không có ý chỉ
trích chính quyền vì đã xem xét khả năng này một cách nghiêm
túc. Nhưng xét cho cùng, nó sẽ tạo những tổn hại lớn hơn
đến an ninh quốc gia, theo cách hiểu đúng, hơn là để sự
việc qua đi."

If Holder decides to push a case anyway, he may have more immediate obstacles
to worry about. For now, Assange is well beyond American jurisdiction, and
both Abrams and Hitz said European nations, even the friendliest ones, will
look askance at any extradition request that looks to be political in nature.

Correction: The story has been amended to reflect the fact that Assange
rejects claims that WikiLeaks has "indiscriminately" dumped documents on its
site.

Nếu Holder quyết định dù sao cũng phải theo đuổi vụ việc,
ông ta có thể gặp nhiều trở ngại ngay trước mắt. Lúc này
đây, Assange nằm ngoài phạm vi tài phán của Hoa Kỳ, và cả
Abrams và Hitz nói rằng các nước Châu Âu, ngay cả những nước
thân cận nhất với Hoa Kỳ, cũng sẽ cho biết các nước châu
Âu, ngay cả những người thân thiện, sẽ nhìn một cách ngờ
vực trước bất kỳ yêu cầu dẫn độ nào trông có vẻ mang
bản chất chính trị.

<em><strong>Sửa đổi:</strong></em> <em>Câu chuyện đã được sửa
đổi để phản ánh một thực tế là Assange bác bỏ tuyên bố
rằng WikiLeaks đã "bừa bãi" tung các tài liệu mật lên trang web
của mình.</em>

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/7253), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét