Nguyễn Đại - Hiện tượng lặp đi lặp lại thành bản chất

Ở bài viết "<a href="http://danluan.org/node/3853">Cần một cuộc
cải cách giáo dục thật sự</a>", tôi có nói về tình trạng
"KHÔNG MỤC TIÊU" của ngành Giáo Dục. Thời gian qua, có một
số hiện tượng cho thấy bản chất này. Và nếu chú ý, ta sẽ
thấy các hiện tượng này thường xảy ra vào các kỳ thi.

Hiện tượng đầu tiên là "kỳ thi năm nay, bất ngờ vì thi
môn Địa".

Số là thế này, hàng năm, cứ vào cuối tháng 3, khi phượng
bắt đầu nở nhụy, con ve chuẩn bị râm ran kêu hè thì Bộ
Giáo Dục công bố các môn thi tốt nghiệp, trước là 4 môn, sau
này thành 6 môn. Lúc đó, hầu hết các trường ngưng dạy các
môn còn lại để giành toàn bộ thời gian cho sáu môn này. Trong
số đó, 3 môn chính là Toán, Văn, Ngoại Ngữ đương nhiên
phải thi. Ba môn kia sẽ được chọn ngẫu nhiên trong số các
môn còn lại. Gọi là các môn, thực chất thì chỉ còn 5 môn
là Sinh, Sử, Địa, Lý, Hóa. Các môn khác như Kỹ Thuật, Giáo
Dục Công Dân, Nhạc, Họa thì không bao giờ thi. Thành ra các
môn này học hơi uổng(?).

Đã chọn 3 trong 5 môn như vậy nên việc một môn nào đó thi 2
năm liên tiếp nhau là chuyện đương nhiên. Nhưng một môn mà
thi 3 năm liên tiếp thì hơi khó, và trong lịch sử thi Tốt
Nghiệp nước nhà, hầu như chưa có năm nào Sử và Địa thi
chung. Cứ như thể Sử và Địa "khắc" nhau như Thủy và
Hỏa vậy. Đặc biệt là Địa, thi 3 năm liên tiếp. Hỏi sao mà
không bất ngờ. (!?)

Ta cùng xem ý kiến học sinh và giáo viên.

<div class="special_quote">"… tất cả các lớp còn lại theo ban
cơ bản A, HS có xu hướng ngán các môn học bài. Ngay ngày mai,
ban giám hiệu sẽ trao đổi với thầy cô chủ nhiệm chuẩn bị
hướng dẫn các em <span class="underlined-text">kỹ năng học bài
hai môn sử, địa</span>."

"từ khi bộ chưa công bố môn thi, nhiều HS đã <span
class="underlined-text">đoán sẽ thi môn sử</span>, nhiều giáo viên
cũng <span class="underlined-text">chuẩn bị tinh thần thi môn
sử</span>, nhưng với môn địa lý đúng là một bất ngờ."

"Thầy cô sẽ phải làm <span class="underlined-text">công tác tâm
lý</span> đối với HS. Chương trình học môn nào cũng dài,
nhiều kiến thức, hơi nặng đối với các em. <span
class="underlined-text">HS thi ĐH khối A chỉ chuyên chú các môn tự
nhiên</span>, ngán học bài sẽ lo lắng và cả thất vọng vì
khó có thể đạt điểm cao ở các môn xã hội, sẽ ảnh
hưởng đến kết quả xếp loại tốt nghiệp."

"Không chỉ cá nhân em mà hầu như bạn nào trong lớp cũng tỏ
ra hết sức lo lắng. Có bạn ngồi thừ người ra, một số
bạn không tin đó là sự thật. Từ đầu năm học này, <span
class="underlined-text">không chỉ học sinh mà cả phụ huynh luôn
kháo nhau và đều nghĩ rằng trong các môn thi tốt nghiệp năm
nay chắc sẽ không có môn địa lý</span> vì môn này đã có
liên tục trong kỳ thi tốt nghiệp của hai năm trước rồi.
Chính các thầy cô có lẽ cũng không đoán trước được việc
này nên cô giáo dạy môn địa ít dặn dò, nhắc nhở tụi em
phải chú trọng."

"Em và mấy người bạn học ai cũng... chắc như đinh đóng
cột rằng năm nay sẽ ra môn vật lý, hóa, sử bên cạnh những
môn thi bắt buộc. Em và mấy bạn cũng chưa biết tính sao khi
đã <span class="underlined-text">chủ động "cắt bỏ" môn
địa</span>. Giáo viên dạy môn địa lý cũng nhắc tụi em chỉ
cần học... hai bài để thi học kỳ tại trường thôi. Do tập
trung những môn thi tốt nghiệp theo suy đoán, rồi môn thi tuyển
sinh ĐH (em thi khối D) nên hầu như em và các bạn chưa đụng
gì môn địa cả."</div>

Những ý kiến tưởng đơn lẻ, tưởng chừng nghe thoáng qua
rồi thôi, lại thể hiện một bản chất của một nền giáo
dục: không có mục tiệu, học để đối phó với thi cử.
Đọc lại những câu chữ gạch chân một lần nữa, người vô
tâm, vô cảm sẽ thấy nó nhẹ tựa lông hồng. Không hiểu sao,
tôi lại thấy nó nặng tựa Thái Sơn, đè lên ngành Giáo Dục
và bế tắc.

Hiện tượng tiếp theo là nhà trường ép học sinh yếu nghỉ
học để đạt thành tích cao. Tự nhiên tôi nhớ lại triết gia
vĩ đại Plato. Ông chủ trương gom các em bé lại để Nhà
Nước nuôi dưỡng. Sau một thời gian, em nào thể chất không
tốt thì giết, các em còn lại sẽ trở thành những chiến binh
tinh nhuệ. Tôi cũng nhớ lại Pol-pot, ông trùm Khmer đỏ, người
đã ra lệnh giết những công dân yếu đuối, không đủ sức
lao động. Tôi cũng nhớ về Hít-le…

Việc đẩy các em học sinh yếu ra ngoài đường như vậy chẳng
khác nào giết chết tương lai bọn trẻ. Sao không tư vấn cho em
biết, khả năng học chữ của em không có, chỉ cho em con
đường học nghề. Còn trường hợp em quyết tâm và có chí
thì phải khuyến khích chứ! Hành động của thứ hiệu trưởng
như vậy, tưởng rằng nhẹ, thật sự thì có quyền gọi đây
là một tội ác. Không biết bộ Luật có điều khoản nào về
việc "hạn chế sự phát triển con người không" nhỉ? Xin
các luật sư chỉ dạy. Trong khi xã hội còn những người hi
sinh bản thân để chăm sóc trẻ tật nguyền…

Nếu chúng ta đặt mục tiêu dạy các em LÀM NGƯỜI, thì chúng
ta sẽ không gặp hiện tượng "ác ôn" này. Vì lúc đó, một
mái trường tốt, một hiệu trưởng tốt sẽ được đánh giá
qua việc học sinh ở trường đó ngoan như thế nào, các em
biết sống tự tin, chan hòa như thế nào. Một mái trường
không tốt sẽ cho ra những học sinh đánh lộn (và quay Video
Clip) giỏi, thường xuyên vi phạm luật giao thông…

Quay trở lại việc "bất ngờ môn Địa", xin đề xuất một
số giải pháp có tính căn cơ. Một mặt không còn những bất
ngờ kiểu như vậy, mặt khác, không còn hiện tượng học
lệch, coi trọng môn này mà bỏ môn kia. Vì thực sự nếu có
môn "đáng khinh", thì chẳng nên đưa vào dạy làm gì.

- Chỉ công bố môn thi vài ngày trước khi thi để các em biết
và chuẩn bị các vật dụng cần thiết.

- Ngoài Văn, Toán, NN thì tất cả các môn học có tầm quan
trọng như nhau. Có thể thi cả Kỹ thuật, GDCD…

- Sợ các em quá tải thì nhất thiết phải giảm chương trình
lại, chứ không phải vì vậy mà công bố trước các môn thi
và (tất yếu) các môn khác sẽ bị xếp xó.

- Việc giảm tải chương trình là nhu cầu cấp thiết. Ai cũng
nói "giảm tải" mà thực tế hình như tăng lên.

- Giảm tải như thế nào, giữ lại nội dung gì thì lại phải
xác định được mục tiêu giáo dục phổ thông là gì.

Xác định lại và làm rõ mục tiêu, tiến hành cải cách thật
sự, là cách duy nhất để đến kỳ thi tốt nghiệp, hoa
phượng đỏ thắm sân trường, ve kêu râm ran đón chào một
kỳ thi sôi động nhưng không náo loạn.


Nguyễn Đại
Đà Lạt, tháng 3 năm 2010


***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/4705), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét