Tien Phan - The Interview — Xem phim mà ngẫm đến nước nhà

<center><img
src="http://www.triethocduongpho.com/wp-content/themes/grido/themify/img.php?src=http://www.triethocduongpho.com/wp-content/uploads/2014/12/the-interview-seth-rogen-james-franco.jpg&w=670&h=&zc=1&q=80"
width="550" /></center>

Không nói thì bất cứ ai cũng biết về vụ lùm sùm xung quanh
việc phát hành bộ phim <em>Cuộc Phỏng Vấn</em> trong thời gian
gần đây. Các bạn có thể quan sát trên mạng, rất dễ. Phim
này đã được đưa lên mạng, các bạn có thể <a
href="https://play.google.com/store/movies/details/The_Interview?id=Ed2kSuKqfz0"
target="_blank" >mua hoặc thuê trên Google Play.</a>

Sau khi xem xong phim này, tôi nghĩ nó không đến nỗi bôi bác
ông Kim Chính Ân (Kim Jong-un) đến mức có những việc lùm xùm
thái quá như vậy. Thái độ cực đoan thái quá cộng với tư
tưởng tôn thờ lãnh tụ làm cho họ phản ứng như vậy chăng?
Câu hỏi này tôi xin miễn bàn ở đây, hi vọng ai đó có hứng
thú để làm khảo cứu chia sẻ cho mọi người thì hay quá!

Ở đây tôi chỉ xin bàn luận một vấn đề nhỏ, mà tôi
thấy được sau khi xem phim này, là vấn đề sức mạnh của
truyền thông (tự do) đối với một xã hội – quốc gia là
như thế nào.

<blockquote>"Đây là một cuộc cách mạng khai màn chỉ bằng
một chiếc máy quay và vài câu hỏi." – Dave Skylark

</blockquote> Câu trích dẫn trên là trong phần thoại cuối của
nam diễn viên chính Dave. Triều Tiên đã có một cuộc cách
mạng, thứ mà không thể có nếu như Dave chỉ phỏng vấn Ân
theo y như kịch bản mà hắn đã chỉ đạo. Nói khác đi,
truyền thông tự do (làm theo ý mình, không theo sự chỉ đạo,
sai phái của ai khác) đã tạo ra cuộc cách mạng đó.

<h2><strong>Sự giả dối của tuyên truyền và Triều
Tiên</strong></h2> Phần nửa đầu phim, khi Dave và Aaron mới đặt
chân đến Bình Nhưỡng, là hàng loạt các cảnh lừa lọc và
ngụy tạo được dựng lên để lừa bịp họ. Một tiệm tạp
hóa với một cậu bé mập ú; ngài Kim Chính Ân không hề đi
đại tiện và tiểu tiện, ngài không có hậu môn và rằng ngài
đốt cháy hết không để thừa thứ gì qua sự tập trung phụng
sự người dân; sản lượng khoai tây cao ngút, dư giả cho
người dân của họ…

Không chỉ hai phóng viên bị lừa, mà người dân Triều Tiên
đều tin là vậy. Họ tin vào một đấng Chúa Trời nhà họ Kim,
tin vào hết thẩy sức mạnh của nhà nước này. Nhưng chỉ có
một số người biết sự thật, ngài Ân, cô Sook – hình như
là trưởng ban tuyên truyền, và các vị khác trong chính phủ,
họ biết nhưng vì thứ gì đó họ không dám để các thông tin
về sự giả dối đó đến với người dân.

<h2><strong>Người Mỹ xuất hiện – truyền thông tự do
tới</strong></h2> Phim của người Mỹ nên họ tôn vinh họ là
điều dĩ nhiên rồi, tôi nói đến phần lớn hơn – tự do
truyền thông.

Kim đề nghị có một cuộc phỏng vấn, nhưng hắn muốn các
câu hỏi trong cuộc phỏng vấn phải là do chính tay hắn soạn,
để chi vậy? Hiển nhiên là hắn muốn nhờ vào chương trình
truyền hình trực tiếp Sơn Ca nổi tiếng của Dave để đưa
những thông tin ngụy tạo mà hắn đã tạo ra cho Triều Tiên
đến với phần còn lại của thế giới.

Nhưng thật không may, sau hàng loạt các biến cố, Dave và Aaron
đã nhận ra chân tướng sự thật. Và thay vì làm một chương
trình phỏng vấn trực tiếp với nội dung được thiết lập
trước, Dave đã chơi Ân một vố đau; với sự giúp đỡ của
cô Sook ở trên và người đồng nghiệp của mình, Dave đã vén
bức màn bí mật về sự giả dối cho người dân Triều Tiên,
và làm cho thế giới phải sửng sờ.

Trên đây giống như một tóm tắt nhỏ của phim <em>Cuộc
Phỏng Vấn</em>, tuy nhiên điều tôi muốn nói cũng đã sáng tỏ
được phần nào. Rằng sự ngụy tạo và giả dối chỉ có
thể tồn tại nếu kẻ ngụy tạo và giả dối nắm được sự
thông tin ở một xã hội. Và hơn nữa, điều quan trọng là
nếu truyền thông càng tự do bao nhiêu, thì sự ngụy tạo và
giả dối phải nhường lối bấy nhiêu.

<h2><strong>Xem phim mà ngẫm đến nước nhà</strong></h2> Thật
đáng chê trách nếu chỉ có những ý kiến sáo rỗng như vậy
mà không có nhận xét gì lấy làm hữu ích cho người đọc,
nhận xét và ý kiến về truyền thông ở Việt Nam hiện nay.

Ở Việt Nam, nói thẳng ra là không chỉ truyền thông mà mọi
ngành khác đều có sự chi phối của chiếc vòi bạch tuộc
Đảng Cộng Sản (ĐCS). Họ nắm giữ và chi phối quốc hội,
đưa ra đường lối cho nhà nước hoạt động. Truyền thông,
báo chí cũng không nằm ngoài sự chi phối và giám sát đó của
ĐCS.

Ứng với phim <em>Cuộc Phỏng Vấn</em> này, chúng ta cũng lý
giải được nhiều điều. Vì sao sự trá ngụy luôn rình rập
trên từng mặt báo cơ hồ muốn ăn tươi nuốt sống người
đọc. Vì sao mọi thứ đều tốt đẹp, song cuộc sống vẫn
không khấm khá nỗi, ai nấy cũng không than ít cũng than nhiều,
mà không dám nói…

Và cũng qua bộ phim này, theo ý kiến cá nhân của tôi, bước
ngoặc lớn nhất cho sự thay đổi của Việt Nam hiện nay, có
lẽ là phải thả tự do cho truyền thông và báo chí, để nó
được làm đúng nhiệm vụ và vai trò mà nó sinh ra vốn là
vậy.

Hãy làm những việc mà các bạn thấy là có ích cho sự thúc
đẩy tự do, hãy chia sẽ những thông tin đã được kiểm
chứng, hãy biết cách tìm kiếm thông tin đáng tin cậy và có
giá trị!




***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20141228/tien-phan-the-interview-xem-phim-ma-ngam-den-nuoc-nha),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét