Thục Quyên - Quyền được chăm sóc sức khoẻ

Tôi thắc mắc từ hôm nhà văn Nguyễn Quang Lập bị bắt, về
số lượng thuốc bệnh ông mang theo đủ dùng trong bao nhiêu
ngày? Ông có được giữ trong mình để uống theo đúng liều
lượng như khi ở nhà hay không? Gia đình có được thăm viếng
để tiếp tế thuốc men, thức ăn phù hợp với những kiêng
khem của một người có (hình như) nhiều bệnh kinh niên như
ông phải theo? Tình trạng giam giữ có cho phép ông sống trong
mức độ tối thiểu đủ, để không làm bệnh trở nặng?

Không liên quan đến lý do nhà nước Việt Nam nại ra để bắt
giữ ông Nguyễn Quang Lập đúng hay sai, quyền được chăm sóc
sức khỏe là một nhân quyền nêu ở điều 25 Tuyên ngôn Quốc
tế Nhân quyền (Universal Declaration of Human Rights ) Ngoài ra còn
điều 12 "Công ước quốc tế về Kinh tế, Xã hội và Văn hoá"
(ICSCR International Covenant on Economic, social and Cultural Rights),
được coi là quy định pháp luật quốc tế toàn diện nhất
về quyền này của mọi con người. Trong Bình luận chung số 14
thông qua tại phiên họp lần thứ 22 năm 2002, "Ủy ban về
quyền Kinh tế, Xã hội Văn hóa" xác định các quốc gia thành
viên Công ước cần thi hành các biện pháp để thực hiện
đầy đủ quyền này.

Quyền được chăm sóc sức khoẻ, giống như tất cả các
quyền con người khác, đặt ra ba cấp độ bổn phận của các
quốc gia thành viên: các bổn phận tôn trọng, bảo vệ và
thực hiện.

Bổn phận tôn trọng đòi hỏi các quốc gia không được từ
chối hay hạn chế đối với tất cả mọi người, kể cả các
tù nhân hoặc người bị giam giữ, người thiểu số, người
xin tỵ nạn và người nhập cư bất hợp pháp, việc tiếp cận
bình đẳng các dịch vụ y tế dự phòng, chữa trị và giảm
đau; không thực hiện những quy định mang tính phân biệt đối
xử trong chính sách của quốc gia và, không áp đặt những quy
định mang tính phân biệt đối xử liên quan đến hình trạng
sức khoẻ và nhu cầu của phụ nữ. Hơn nữa, bổn phận tôn
trọng bao gồm cả bổn phận của quốc gia không được cấm
hoặc ngăn cản việc sử dụng phương pháp chăm sóc dự phòng.

Như mọi nhân quyền cơ bản, "Quyền được chăm sóc sức
khỏe" là một quyền gắn liền với con người mà không một
chính quyền nào có thể ban phát hay tước đoạt. Gia đình của
nhà văn Nguyễn Quang Lập nên nắm vững kiến thức này để
giúp ông đòi nhân quyền cơ bản cho mình, không để nhân phẩm
mình bị xúc phạm. Nhân quyền là những giá trị chung của
cộng đồng nhân lọai, nên đấu tranh đòi nhân quyền chắc
chắn sẽ được sự ủng hộ quốc tế. Nếu cần, có thể
liên lạc nhờ một tổ chức bảo vệ nhân quyền giúp làm và
gởi đơn cho Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Không
thể chấp nhận bất lực chứng kiến thêm những trường hợp
không được chữa trị đúng thời gian và đúng mức như của
nhà giáo Đinh Đăng Định tái diễn.(1)

Là một thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc
từ ngày 12/11/2013, chính phủ Việt Nam không thể chỉ xử dụng
chức vụ này để tuyên truyền đánh bóng tên tuổi mà có bổn
phận phải thực sự tôn trọng, thi hành và bảo vệ nhân
quyền.

Thục-Quyên

_____________________

(1) Khi một bệnh án được dấu kín như là bí mật quốc gia
http://boxitvn.blogspot.de/2014/05/khi-mot-benh-uoc-dau-kin-nhu-la-bi-mat.html

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20141225/thuc-quyen-quyen-duoc-cham-soc-suc-khoe),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét