<center><img
src="https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhppmOjyizpqNzDw8bJC5b6aXrOoo1lLYyVcnaq66PS58ZqRQblxraunci0EWXjRpHw-s8b56e2d6nOV2oHiytvdAZblT0kg-3dK99WxMnv02zUucmgBIMqObHzzDvXhIGjheS3o0O22Lca/s320/Japan_1945_SurrenderSigning.jpg"
width="500" /></center>
Ngày 15 tháng 8 năm 1945, Nhật Bản chấp nhận đầu hàng vô
điều kiện trước sức tấn công của quân đội Đồng Minh.
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Nhật Bản ký hiệp ước đầu hàng với
các nhà lãnh đạo quân đội Đồng Minh trên chiến hạm USS
Missouri của Mỹ. Năm ngày sau khi Nhật ký hiệp ước đầu
hàng, ngày 7 tháng 9 năm 1945, thống tướng Mỹ Douglas McArthur,
người chỉ huy các lực lượng Đồng Minh tại Thái Bình
Dương, thiết lập văn phòng làm việc tại Tokyo, mở đầu cho
gian đoạn Mỹ chiếm đóng nước Nhật kéo dài trong sáu năm,
tám tháng. Trong giai đoạn này, ông McArthur đã đề ra nhiều
biện pháp thay đổi nước Nhật về chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội để biến nước Nhật từ một quốc gia hiếu
chiến thành một nước đi theo con đường hòa bình, lo phát
triển kinh tế.
<b>Tình cảnh nước Nhật sau khi bại trận</b>
<div class="boxcenter550"><img
src="https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjEH6IbR0qek56edD7b5gxKnxBjZQFmWvVrLw4TXlCWxjHQDZzz3_zfhGerSzVw2kI9lEkg4vSP7n6uuS1h_K9CG1SC5IxAyR8lGW6PntKO9b_vwl8za9rtwAV3wZMLzQ25kFi7Vpii4MEj/s400/Japan_1945_Hiroshima_03.jpg"
/><div class="textholder">Thành phố Hiroshima bị tàn phá bởi bom
nguyên tử</div></div>
Sau khi bị bại trận và phải đầu hàng vô điều kiện vào
năm 1945, nước Nhật có nhiều thành phố bị tàn phá vì chiến
tranh. Ngoài hai thành phố là Hisosima và Nagasaki bị san phẳng vì
bom nguyên tử với hàng triệu người chết và bị thương,
nhiều thành phố khác cũng bị tàn phá vì phi cơ Mỹ ném bom
vào các khu trung tâm công nghiệp để triệt hạ sức sản xuất
cho chiến tranh của Nhật. Khi người lính Mỹ đặt chân lên
nước Nhật họ đã sững sờ vì mức độ nước Nhật bị tàn
phá trên sự tưởng tượng của họ. Tại nhiều nơi, chỉ còn
lại sườn sắt thép siêu vẹo, cột, đà gỗ bị cháy. Hệ
thống cấp nước đến các nhà bị phá hủy nên ở một số
nơi, người dân phải lấy nước ở vòi nước công cộng để
sinh sống. Ở một số khu vực, nhà cửa bị hư hại không còn
cầu tiêu nên người dân phải đào lỗ cạnh nhà để tiêu
tiểu.
<div class="boxcenter500"><img
src="https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgkPrYLFBV4LSSRynwE0FT-KZFqPflypUbuBAsaiuS2pEvPO54NAXvEuT0JpkGMOHDLUNEtTsqcHps6vcxpkgN2ZgAklJU9E6Uw3nQ9nO-ABLwNAXadkESAwiM4nIUNcp1RCMujIOP0NDCT/s1600/Japan_MeguroDistrict_1948.jpg"
><div class="textholder">Trung tâm thương mại tại khu phố Meguro
bị bom tàn phá nên năm 1948, các cửa hàng được dựng lên
bằng tre lá. Đến thập niên 1970 khu này được xây dựng lại
với các building kiên cố</div></div>
Hàng triệu người lính giải ngũ cũng một lúc không có công
ăn việc làm. Nhiều người dân thất nghiệp vì các nhà máy
bị tàn phá. Ngoài đường phố nhiều cựu chiến binh và
thương binh phải xin ăn.
Nạn thiếu thực phẩm đã xảy ra. Có trường hợp tại vùng
quê có người nhảy lên tàu hỏa để đi lên thành phố xem có
thể kiếm gì ăn được. Nhiều người phải tìm rau dại, đào
củ ăn thay cơm. Mỹ đã phải cấp tốc chở gạo cứu đói
đến cho Nhật. Nhiều trẻ em lớn lên vào thời kỳ này vì
thiếu ăn nên đã bị còi cọc, không lớn được.
Nạn lạm phát lên cao. Nạn chợ đen cũng lan tràn. Hàng hóa
rất khan hiếm vì nhà máy bị phá hủy hết. Người dân Nhật
lúc đó rất nghèo, chỉ có ít tiền nhưng cũng chẳng có gì
để mà mua.
<div class="boxcenter500"><img
src="https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEg_JT7KIJqrkDk7TZbdUZ7Krr9m8W3wFrKsvM-nmo1L1qRChYapK-cm8rPyI05JAsd7SPm-n8ik-QcHuaUb1ESV5nwPAwuTMEUxIdmVcpBFamMz9NefkahLXWKd8jToVbRlNWPBG938Zf8/s1600/Japan_AfterWW2_02.jpg"
/><div class="textholder">Thủ đô Tokyo điêu tàn vì bom
đạn</div></div>
<div class="boxcenter500"><img
src="https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgG_ah2FjekVARkCWJNv_PEMTViIUyBTde6Cigpbh9mLbNkWRimKkb_LHx3H3inEzNF5Ot0vT9ZDvVT1tGfeFdtYgXdPNWIhfxrqCSTu78q6ceoxTYI7un-7Sr_vaRpINDLi4xIdrZRcSY/s1600/Japan_AfterWW2_03.jpg"
><div class="textholder">Lính Mỹ đi tuần trên một chiếc cầu
tại Tokyo với cảnh tàn phá xung quanh</div></div>
Vì Nhật bị thua phải chấp nhận đầu hàng vô điều kiện
nên phải chấp nhận các biện pháp mà tướng McArthur đưa ra
nhưng cũng có những người Nhật chấp nhận hợp tác với
người Mỹ trong các cải cách về nước Nhật vì họ cũng
đồng ý là các thay đổi này có lợi cho nước Nhật. Người
Nhật đã gọi ông là vị Shogun Mỹ. Shogun nghĩa là Sứ Quân,
là người đứng đầu một lãnh địa, vào thời Nhật còn bị
nạn sứ quân chia cắt.
Việc làm đầu tiên của ông là ra lệnh chở lương thực và
các vật dụng cần thiết cho đời sống đến Nhật để cứu
đói và tránh các bất ổn xã hội do nạn đói và thiếu thốn
gây ra. Ông ra lệnh thực hiện chương trình cho học sinh ăn
trưa tại các trường học Nhật.
Quân đội Mỹ tiến vào nước Nhật, giải thoát các tù binh
Mỹ và thi hành các điều kiện đã ký kết trong văn bản đầu
hàng. Toàn bộ quân đội Nhật bị giải tán. Các binh sĩ
được cho về quê sống. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử
nước Nhật, nước này bị quân đội ngoại bang chiếm đóng.
Lính Mỹ được lệnh phải tôn trọng phong tục tập quán
của nước Nhật và giúp đỡ người dân, chẳng hạn, khi vào
nhà phải cởi giày để ở bên ngoài, đứng điều khiển giao
thông trước các trạm xe lửa có xe cộ đông đúc, giúp đỡ
trẻ em thiếu ăn. Người Nhật cảm động trước cách cư xử
này của lính Mỹ.
<div class="boxcenter500"><img
src="https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEg7jkRKjQ5NQtsf0ugzTW3B46daA5MFHKDFbzuDLF3tH8Go3cqWKxBUHOw8fqGsiLTZkZurJgA9s869kXNIRR_XLF1UgXf4vxau8w6ig1i1vox75zNRMhUHbPsuMljyOiS98lBu_2Qy6XDX/s1600/Japan_1945_Hiroshima_02.jpg"
><div class="textholder">Một bé gái Nhật cõng em, chụp tại
Hiroshima năm 1945</div></div>
Điều đầu tiên chính phủ Nhật chuẩn bị khi lính Mỹ tiến
vào nước Nhật là mở ra hàng trăm nhà chứa điếm và các
trạm giải trí để lính Mỹ đừng xâm phạm đến phụ nữ
Nhật. Một số phụ nữ Nhật lo sợ bị lính Mỹ hãm hiếp nên
đã cắt tóc ngăn, ăn mặc giả như là đàn ông khi đi ra ngoài.
Có người kể là có phụ nữ đem theo những viên thuốc độc
cianide để phòng khi bị cưỡng hiếp thì họ sẽ uống thuốc
độc tự tử để khỏi bị mang nhục.
Lúc đầu, lính Mỹ được ra lệnh khi đi ra khỏi doanh trại
phải trang bị đầy đủ vũ khí giống như khi ra trận, không
được phép thân mật hay kết bè bạn với người Nhật. Nhiều
người Nhật phàn nàn về chính sách này và sau đó người Mỹ
thấy người Nhật không có vẻ gì là thù hận người Mỹ và
không có ý định hại người Mỹ nên sáu tháng sau, lệnh trên
được bãi bỏ. Lính Mỹ có thể đi ra ngoài phố mà không cần
phải đem vũ khí theo.
<div class="boxcenter550"><img
src="https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEh-zQgCCVyCoPbsPoHO1CPvcuoIxka7fWQwgaedm0gZWlih4NZtMrGiN3EVvYS_9hz2Q_T8DuMdo_k2gfWxMI5ahtBMU4kYgzi1hh1Sgcuv2tV5MtJCTBF2ajRXyBwCupq4QGzIrQ0sRyE/s1600/Japan_AfterWW2_04_GI_WithChildren.jpg"
><div class="textholder">Lính Mỹ chơi với trẻ em Nhật</div></div>
Khi ra tướng McArthur ra trước quốc hội Mỹ để trình bày
cho quốc hội biết kế hoạch ông sẽ thực hiện tại Nhật,
ông nói là sẽ biến nước Nhật thành một nước dân chủ và
theo kinh tế tư bản.
Chính sách của Mỹ tại Nhật sau chiến tranh là tìm cách
loại bỏ các thành phần hiếu chiến đã chủ trương gây
chiến tranh. Đồng thời với việc loại các thành phần hiếu
chiến là sửa đổi kinh tế để các thành phần chủ chiến
mất cơ sở về kinh tế. Về mặt xã hội, tinh thần thượng
võ theo truyền thống của Nhật bị xóa bỏ bớt.
<b>Thay đổi về chính trị</b>
Sau chiến tranh, có 23 viên chức Nhật trong hàng ngũ lãnh
đạo, một số ở trong quân đội, một số bên dân sự, bị
đem ra tòa xử về tội ác chiến tranh. Trong số 23 người này,
có bảy người bị xử tử. Thủ Tướng Nhật thời chiến tranh
là Hideki Tojo cũng nằm trong số người bị xử tử.
<div class="boxcenter400"><img
src="https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEg55q4hK6HchDg2ZYOmuNPGWVdt1INTYHz4W5Ez5lJBQfscUDsUZygUhou4iwrZRkoXoqOPFjlTkswZd6QT2wlAvc-y7WPp3TZ69VjXGCz68r_wliTDoHmoNFRd4T-vkim-mrEY_aS2vxgJ/s1600/Japan_Hideki_Tojo_01.jpg"
><div class="textholder">Hideki Tojo (1884 - 1948)</div></div>
Về phần Nhật Hoàng Hirohito, ông đứng ra nhận tất cả
trách nhiệm về cuộc chiến và chấp nhận từ chức nếu Mỹ
yêu cầu. Tướng McArthur đã không đòi hỏi Nhật Hoàng từ
chức.
Có người lý luận là những tướng lãnh, những viên chức
chính quyền bị xem là tội phạm chiến tranh và bị trừng
phạt chẳng qua là họ nghe theo lệnh Nhật Hoàng. Thế mà đem
trị tội những người thi hành lệnh mà lại không trừng phạt
người ra lệnh, tức là Nhật Hoàng, thì việc trừng phạt
những người kia chẳng còn có giá trị. Nhưng tướng McArthur
hành động theo thực tiễn. Ông thấy Nhật Hoàng là người
được toàn dân Nhật tôn trọng nên ông muốn Nhật Hoàng
được tại vị để làm biểu tượng đoàn kết dân Nhật và
đem lại ổn định về chính trị. Nếu đem hạ bệ Nhật Hoàng
thì khi người lãnh đạo tối cao không còn, mọi người sẽ
quay ra tranh giành quyền lực, chống đối nhau, gây mất ổn
định cho đất nước.
Nhật Hoàng đã đi khắp nơi trên đất nước Nhật đến
nhiều gia đình để bắt tay người dân, thăm hỏi về đời
sống. Việc là này làm cho người dân rất xúc động và lên
tinh thần, cố gắng làm việc để vượt qua các khó khăn.
<div class="boxcenter500"><img
src="https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi5zQZQXY-aHKITyZT_iHh28bcIo6W0fQ_dfvO3doGFvr4Fvn19PvUdMM83A7xZn3ABFhxW0UoMimKfV2c6h0vIlSy5FLQk_oM7yBVjKf93SQFzjpGuB87mLHY3Zuh-C1MSd9KKMQ5SBLDG/s1600/US_McArthur_NhatHoang_Hirohito.jpg"
><div class="textholder">Tướng McArthur và Nhật Hoàng
Hirohito</div></div>
Hiến pháp của Nhật bị thay đổi để trở thành một hiến
pháp của một nước theo đường lối hòa bình. Hiến pháp
Nhật trước đó được soạn vào năm 1889 vào thời Minh Trị
Thiên Hoàng theo mẫu của hiến pháp Anh để biến chế độ
nước Nhật từ chế độ quân chủ thành chế độ quân chủ
lập hiến. Trong chế độ quân chủ lập hiến, người dân
được quyền bầu đại diện vào quốc hội, đại biểu của
dân tham gia việc soạn luật trong khi vua vẫn giữ vai trò lãnh
đạo tối cao.Với tư cách là người thắng trận, người Mỹ
đã sửa đổi một số điều trong hiến pháp và đưa sang cho
quốc hội Nhật biểu quyết chấp nhận. Việc soạn các sửa
đổi trong hiến pháp được làm trong thời gian rất ngắn, chỉ
có sáu ngày.
Trong hiến pháp mới, Nhật Hoàng vẫn giữ vai trò lãnh đạo
tối cao, nhưng chỉ có tính cách biểu tượng cho quốc gia và
sự đoàn kết dân tộc mà không có quyền lực trong việc
quyết định các đường lối, chính sách của quốc gia.
Đường lối và chính sách quốc gia do các chính trị gia được
dân bầu lên theo thể thức dân chủ đảm nhiệm.
Hiến pháp mới qui định nước Nhật sẽ không gây chiến
với các nước khác để chiếm đất đai. Nước Nhật sẽ
không lập một quân đội đông đảo mà chỉ có lực lượng
phòng vệ quốc gia.
Trong hiến pháp mới, các quyền tự do căn bản của người
dân như quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do báo
chí, tự do tôn giáo được tôn trọng và phụ nữ cũng được
quyền đi bầu.
Hiến pháp mới của Nhật được gọi là Hiến Pháp Hòa Bình,
mở đầu với câu:
« <i>Chúng tôi, nhân dân nước Nhật, mong muốn vĩnh viễn có
hòa bình… Chúng tôi mong muốn luôn luôn có được một chỗ
đứng vinh dựng trong cộng đồng thế giới trong việc duy trì
hòa bình thế giới, trong việc hủy bỏ sự độc đoán và sự
nô lệ hóa, sự áp bức và lòng bất khoan dung.</i> »
Điều 9 trong hiến pháp Nhật ngăn cấm mọi hoạt động quân
sự. Điều này viết: « <i>Nhân dân Nhật không sử dụng
chiến tranh để áp đặt lên nước khác uy quyền của mình và
không dùng vũ lực trong các vụ tranh chấp với các nước
khác</i> ».
Hiến pháp này cũng qui định Nhật sẽ không tuyên bố gây
chiến với các nước khác và không xây dựng một lực lượng
bộ binh và hải quân lớn. Vì hạn chế có một quân đội lớn
nên Nhật tiêu ít vào quốc phòng hơn các nước khác. Mỗi năm
Nhật chỉ chi vào quốc phòng khoảng 1% ngân sách quốc gia. Tỉ
lệ trung bình của các nước khác là từ 2% đến 4%. Một số
người Nhật muốn Nhật có quân đội mạnh hơn nhưng đa số
người Nhật muốn giữ tình trạng như vậy. Cũng có lúc Mỹ
muốn Nhật chi vào quốc phòng nhiều hơn vì nếu Nhật có một
lực lượng quân sự lớn hơn thì Mỹ sẽ có thể giảm bớt
chi phí về lực lượng quân sự của mình tại Á Châu trong
việc ngăn ngừa sự bành trướng của khối Cộng Sản nhưng
người Nhật cũng vẫn không gia tăng ngân sách quân sự. Họ
muốn dồn ngân sách vào việc phát triển kinh tế.
Hiệp Ước Hòa Bình ký tại San Francisco năm 1951 bởi 48
nước, trong đó có Mỹ, Liên Xô, Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan)
và Nhật qui định Nhật là một nước có chủ quyền về các
chính sách đối nội và đối ngoại của quốc gia. Năm 1956,
Nhật trở thành hội viên của Liên Hiệp Quốc. Năm 1965, Nhật
ký hiệp ước bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Đại
Hàn Dân Quốc (Nam Hàn), nước trước đây là thuộc địa của
Nhật.
<b>Thay đổi văn hóa xã hội</b>
Nhiều điều thay đổi trong xã hội Nhật đã được thực
hiện trong giai đoạn này. Những phong tục, tập quán được cho
là đề cao tinh thần ham chuộng sử dụng vũ lực và tinh thần
quốc gia cực đoan bị ngăn cấm.
Tuồng Kabuki, loại tuồng cổ của Nhật, bị cấm. Tuồng
Kabuki đã có từ lâu đời nhưng được đề cao và phổ biến
mạnh mẽ trong thập niên 1930 là thời giới quân phiệt Nhật
nắm quyền và thời tinh thần dân tộc được đề cao mạnh
mẽ. Nhưng đến năm 1947, tức là hai năm sau, thì lệnh cấm bị
bãi bỏ và ngày nay, tuồng Kabuki vẫn còn tồn tại.
<div class="boxcenter400"><img
src="https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEioVkuR7Y8IjU0S0rqkoFQln3JpNXzPxSCsvMp3SkzUWHis8oAg3250jAtwtngDJolv3OU59bsqs3HUakdzRmU5j1nsh0qNmHjwGyfj51yN9U1n8AxnGppa2vIdw3BOXutGPQcz9-p43L5I/s1600/Japan_Kabuki_01.jpg"
<div class="textholder">Một cảnh trong tuồng Kabuki</div></div>
Các môn võ bị cấm dạy trong đó có cả môn như Kiếm Đạo.
Sau này, khi Nhật được trả lại chủ quyền vào năm 1952,
chính quyền Nhật đã bãi bỏ luật cấm dạy võ. Các cuộc
tranh tài về võ và đánh kiếm được phục hồi lại. Nhưng sau
này các môn võ nghệ được xem như là thể thao chứ không
phải để đào tạo, huấn luyện võ sĩ để theo sự nghiệp
chiến tranh như thời xưa.
Trong trường học, giáo viên dạy học sinh về tinh thần dân
chủ thay vì dạy học sinh phải tôn thờ Nhật Hoàng. Những
đoạn ca tụng tinh thần thượng võ của giới Samurai trong sách
giáo khoa bị bãi bỏ. Người dân Nhật phải đem nộp hết các
kiếm, trong đó có các thanh kiếm cổ có từ hàng trăm năm.
Ước lượng có đến hàng triệu thanh kiếm phải đem nộp cho
nhà nước.
<div class="boxcenter500"><img
src="https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhwdRI5Z1Obq6vgqpmo_FFVHYn1BiMJ60G4eGcAKKDONP7fcg_lPL3vm4k8N5paLQ8xYguST3tjdYFYa-_fFaKaaKyYWn9eStwX-g4HEEsInmzf0AbfoDDtDMBU-fjWGQH9B_Hvi_Nr8XQ/s1600/Japan_Dresden-Zwinger-Armoury-Samurai-Sword.JPG"
><div class="textholder">ột số thanh kiếm Nhật được trưng bày
trong viện bảo tàng</div></div>
Thần Đạo không còn được xem là quốc giáo mặc dù không
bị cấm. Nhật Hoàng tuy còn tại vị nhưng không được xem là
một vị thần ở dưới trần thế như xưa. Việc bãi bỏ Thần
Đạo là quốc giáo và để cho tự do tôn giáo đã đưa đến
hiện tượng có một số người đứng ra đi giảng đạo, qui
tụ tín đồ và thành lập tôn giáo, đạo giáo mới.
<div class="boxcenter500"><img
src="https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEilP_uBViNljfM0uOQ0V5ySNw4MXhZxKh1HTRw4EYmWdk5QHPNHpd64V9S4i81YzADRFIipKxmnLDiucUeXCkRP9_4f6vYtNHbZ0i3YU8m5Vagyn51DsB2PwiE_1HdBc067YoVs-k_STAI/s1600/Japan_Shinto_Symbol_02.jpg"
width="320">" /><div class="textholder">Cổng kiểu này là biểu
tượng của Thần Đạo</div></div>
<div class="boxcenter500"><img
src="https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgb13_iQEEI1QclwF-etFh09eVwIU0rUPm2vCcXBP54ZQkIeigzXBPI6M1MUkW5kvrE1ifc6XV2vgT2NK1ZvF2v0cIhbMoeOH_FnCXFMiAeH_DU3T64xEDzfD2Xa14fmytYP_etZP9dnWs/s320/Japan_ShintoTemple_Kyoto_02.jpg"
width="320"><div class="textholder">Đền thờ Thần Đạo ở thành
phố Kyoto</div></div>
<b>Thay đổi về kinh tế</b>
Trước khi Đệ Nhị Thế Chiến nổ ra vào năm 1939, Nhật đã
là một nước công nghiệp hóa với hệ thống kinh tế, chính
trị có những nét giống như các nước tư bản Tây Phương.
Nhật có những công ty lớn gọi là Zaibatsu, do tư nhân làm
chủ, và kinh doanh trong nhiều ngành. Zaibatsu tiếng Nhật có
nghĩa là tập đoàn tài chính. Các Zaibatsu hoạt động trong
ngành khai thác quặng mỏ, luyện thép, chế tạo máy móc, chế
tạo vũ khí, buôn bán với các nước. Một số các Zaibatsu này
là cơ sở kinh tế của tầng lớp chủ chiến tại Nhật.
<div class="boxcenter500"><img
src="https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEimHdYYZdVRw-PL_sUFmuUtl5OaF5wz9wKn3dSGEONDtZMFWWm900miZE93Pz873iHqc3jaLpp9SY0icArSMSQ37Dld4K4y8K_yK1a93yGew6-RvcXVmimMrVZahBQYGwlKela4L2WrgVhd/s1600/Toyoda_Standard_Sedan_AA_1936.jpg"
><div class="textholder">Xe hơi đầu tiên của hãng Toyota, kiểu AA
bốn chỗ ngồi, 1936</div></div>
Chế độ chính trị Nhật cũng phát triển theo qui luật hạ
tầng kiến trúc chi phối thượng từng kiến trúc với các công
ty lớn có liên hệ với các đảng chính trị và các đảng này
tranh đấu cho quyền lợi của các công ty trong quốc hội. Có
sự liên hệ giữa các Zaibatsu và các đảng chính trị và giới
quân nhân chủ trương dùng chiến tranh bành trướng để chiếm
các vùng có nhiều quặng mỏ, nhiêu liệu. Số công ty lớn
đáng được gọi là Zaibatsu có đến hàng chục. Trong đó bốn
Zaibatsu lớn nhất là Mitsubishi, Sumitomo, Misui và Yasuda. Các công
ty này đã hiện diện hàng chục năm, từ khi Minh Trị Thiên
Hoàng canh tân nước Nhật vào thập niên 1860. Hãng Mitsubishi
cũng chế tạo khí giới, bom đạn để phục vụ cho chiến
tranh. Chiếc chiến đấu cơ nổi tiếng của Nhật là Zero
được chế tạo bởi hãng Mitsubishi.
<div class="boxcenter500"><img
src="https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjRzWWdz78sdJhyn_wrjScYppDDixHSVNqwgAwV1LkzqFEnaepSX5ibaP_UrBm0bY4VZM_963UfRxrNRNx15mHnOwwm285Xxhjl4zsMP9N8d5CYsluDD6330WBTGG16jovSBavkGy_kKpor/s1600/Zero_A6M3_Model22_UI105_Nishizawa.jpg"
><div class="textholder">Chiến đấu cơ Zero do hãng Mitsubishi chế
tạo</div></div>
Sau 1945, Mỹ giải tán mười sáu Zaibasu, trong số đó có bốn
công ty lớn nhất là Mitsubishi, Sumitomo, Misui và Yasuda. Hai mươi
sáu Zaibatsu được tái cấu trúc lại để trở thành hàng trăm
công ty nhỏ. Mục đích của việc tái cấu trúc là để xóa
bỏ ảnh hưởng của những thành phần chủ chiến trong xã hội
Nhật, từ lãnh vực chính trị cho đến kinh tế, văn hóa chứ
không chỉ giới hạn trong việc đem xét xử những người lãnh
đạo chiến tranh trong quân đội và chính phủ mà thôi.
<center><a
href="https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiuLGdTPnH-c4TdM0kTSJkzNM3gagyYgTEUhI4VyaUOi3LDNAvwwD6DYGrHFvxigGJf9wGmtZ7BrqIAIUbqH1yq86qq_HYp9ZXed4OlmKXeT4I1Bh-sGuD9nwL7NX4aR4xyP2ySioiAZRo/s1600/Japan_AircraftCarrier_Ry%C5%ABj%C5%8D_01.jpg"
><img
src="https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiuLGdTPnH-c4TdM0kTSJkzNM3gagyYgTEUhI4VyaUOi3LDNAvwwD6DYGrHFvxigGJf9wGmtZ7BrqIAIUbqH1yq86qq_HYp9ZXed4OlmKXeT4I1Bh-sGuD9nwL7NX4aR4xyP2ySioiAZRo/s400/Japan_AircraftCarrier_Ry%C5%ABj%C5%8D_01.jpg"
width="500"></a></center>
<div class="boxcenter500"><img
src="https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiezmpGYDe4waWoUHXGo9PsoY5Y0p0KOoUNXVq4rvadOtkSZAdvrN0OWjTQTLeErqgFYMH0UHl_Ywrp9lUsrPN4z9BIOZKh-kP3RPBOqzEByzudD6slHHM2AvmHHO-LUY7yah56TJViIlg/s1600/Japan_AircraftCarrier_Ry%C5%ABj%C5%8D_02.jpg"
><div class="textholder">Hàng không mẫu hạm hạng nhẹ Ryūjō
được hãng Mitshubishi đóng từ 1929 đến 1931. Bị Mỹ đánh
chìm tại Thái Bình Dương năm 1942</div></div>
Đồng thời việc tổ chức lại một số tập đoàn tài chánh
lớn là việc ban hành Luật Tản Quyền và Ủy Ban Kinh Doanh Công
Bằng. Luật này nhằm mục đích giảm bớt việc tập trung
nguồn lợi kinh tế vào trong tay một thiểu số người.
Kinh tế Nhật sau đó, với chính phủ có chủ quyền, có đặc
tính là chính phủ can thiệp và chi phối khá nhiều vào hoạt
động kinh tế chứ không tự do như nền kinh tế Mỹ. Một số
thí dụ trong việc chính phủ can thiệp vào kinh tế như chính
phủ hạn chế số hãng được mở ra trong một số ngành công
nghiệp quan trọng. Việc hạn chế số hãng được mở ra nhằm
mục đích vừa duy trì sự cạnh tranh giữa các hãng với nhau,
vừa giữ cho số vốn được tập trung trong một số hãng
mạnh, có khả năng cạnh tranh với các công ty mạnh trên thế
giới chứ không tản mát vốn vào các công ty nhỏ không đủ
sức cạnh tranh trên thương trường quốc tế. Một thí dụ
khác như chính phủ giúp đỡ cho một số công ty quan trọng khi
các công ty này gặp khó khăn, tránh cho các công ty bị vỡ nợ,
phải đóng cửa quá sớm, tạo thêm điều kiện cho các công ty
lướt qua các khó khăn khi kinh tế thế giới không thuận lợi.
Các biện pháp can thiệp của chính phủ có những ưu điểm
cũng như khuyết điểm cho nền kinh tế nói chung.
Nói chung Mỹ không tìm cách làm cho kinh tế Nhật suy yếu đi
khi giải tán các công ty lớn mà chỉ tìm cách xóa bỏ ảnh
hưởng của các thành phần chủ chiến. Mỹ muốn Nhật có một
nền kinh tế thịnh vượng phát triển trong khung cảnh hòa bình.
Nền kinh tế thịnh vượng đem lại công ăn việc làm cho
người dân sẽ giảm bớt số người nghèo khổ bất mãn, thấy
cuộc đời mình bị bế tắc, không có tương lai sẽ gia nhập
các phong trào chính trị cực đoan, chủ trương dùng bạo lực
để giải quyết các vấn đề xã hội.
<b>
Người Mỹ đã thay đổi được gì</b>
Những việc làm của tướng McArthur như thay đổi hiến pháp,
thay đổi kinh tế, văn hóa sau đó có điều được bỏ đi, có
điều chỉ áp dụng ở một mức độ nào đó hoặc chỉ có
ảnh hưởng đến văn hóa, xã hội Nhật đến một mức nào
đó.
Điều đã thay đổi nước Nhật là phe quân nhân mất ảnh
hưởng và không còn can thiệp vào kinh tế, chính trị Nhật
nữa. Quân đội Nhật chỉ giữ vai trò phòng vệ quốc gia chứ
những người lãnh đạo quân đội không làm kinh tế, không can
thiệp vào đường lối của chính phủ do dân bầu.
Nếu nhìn vào một số quốc gia ngày nay như Thái Lan, Indonesia,
Phillipines, Pakistan… với quân đội và cơ quan an ninh có ảnh
hưởng trong chính trị, kinh tế và có hậu quả xấu cho quốc
gia thì việc triệt tiêu được ảnh hưởng của giới quân
nhân Nhật sau Thế Chiến Hai là sự thành công. Sự thành công
này có lợi cho Mỹ là Nhật sẽ không dùng quân sự mà chống
Mỹ, nhưng cũng có lợi cho Nhật là các thành phần kinh tế, xã
hội khác trong nước Nhật có cơ hội được hoạt động và
phát triển mà không bị giới quân nhân lấn át.
Tại Thái Lan, quân đội vẫn còn giữ vai trò quan trọng trong
chính trị. Thủ tướng Thái mặc dù được dân bầu lên nhưng
có thể bị lật đổ khi quân đội làm đảo chánh. Như vậy,
khi thủ tướng Thái có những chính sách làm thiệt hại đến
quyền lợi của quân đội thì sẽ bị quân đội ngăn cản.
Nếu thủ tướng cứ tiếp tục chính sách đó thì sẽ bị quân
đội làm đảo chánh lật đổ, rồi sau đó quân đội lại
để cho bầu cử để có thủ tướng mới. Một số tướng
lãnh Thái tham nhũng và có quyền lợi trong một số công ty.
Việc quân đội dùng sức mạnh xen vào chính trị khiến cho
một số hành vi phạm pháp, tham nhũng không bị trừng phạt và
quân đội dùng sức mạnh để bảo vệ quyền lợi của một
nhóm người chứ không theo sự công bằng xã hội.
Nước Nhật đã từng trải qua sự thay đổi vào giữa thế
kỷ 19 khi những người lãnh đạo muốn canh tân nước Nhật.
Việc kinh doanh trước đó bị coi thường. Tầng lớp thương
nhân bị đứng hàng chót trong bốn tầng lớp Sĩ, Nông, Công,
Thương. Tầng trên cùng là Sĩ tức là Võ Sĩ, Samurai, là người
được trọng vọng, có quyền đeo kiếm đi ngoài đường. Sĩ
của Nhật khác với Sĩ của Trung Hoa và Việt Nam. Sĩ của Trung
Hoa và Việt Nam là Nho sĩ, là người xem trọng việc giáo dục
dân, giải quyết vấn đề bằng hòa bình hơn là dùng vũ lực.
Để chấn hưng thương mại, những người chủ trương canh tân
đã viết sách thay đổi cách nhìn của dân Nhật về giới
thương nhân. Tầng lớp võ sĩ cũng bị giảm bớt giá trị khi
chính quyền không còn duy trì sự phân biệt các tầng lớp một
cách chặt chẽ như xưa. Với sự thay đổi của người Mỹ,
giới quân nhân bị mất ảnh hưởng rất nhiều, tinh thần võ
sĩ đạo đề cao sự can đảm, không sợ chết không còn được
trọng vọng, thay vào đó là một lớp doanh nhân, xem việc kiếm
tiền là mục tiêu cần theo đuổi.
<a href="<img
src="https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj3xzb4QETHPZd4wSPYLMOGa54g474uxnKrI5OKhlBCilpibOwf9dpY_c74opmeSic_IC4a1laZakD4nKHjCjarp4NOVtzGFcfqDAXAEOqAtqEASzHn4M7v_tUKmjfuDG7xsI1TFHWs1MM6/s320/Japan_Samurai.jpg"
width="320"></a>
<div class="boxcenter400"><img
src="https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj3xzb4QETHPZd4wSPYLMOGa54g474uxnKrI5OKhlBCilpibOwf9dpY_c74opmeSic_IC4a1laZakD4nKHjCjarp4NOVtzGFcfqDAXAEOqAtqEASzHn4M7v_tUKmjfuDG7xsI1TFHWs1MM6/s1600/Japan_Samurai.jpg"
><div class="textholder">Võ sĩ, Samurai</div></div>
<i></i>
Việc giảm đi tinh thần thượng võ, gia tăng tinh thần kinh
doanh làm cho một số người Nhật bất mãn vì thấy văn hóa
truyền thống của Nhật bị phai nhạt đi. Nhưng chính đa số
dân Nhật cũng tán thành việc làm giảm bớt tinh thần thượng
võ vì họ thấy sự tai hại ghê gớm của chiến tranh. Về
những năm sau này, có trường hợp một người Nhật tự mổ
bụng tự tử để tỏ ý phản đối văn hóa mới, không còn xem
trọng các đức tính của Samurai nữa.
<div class="boxcenter400"><img
src="https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEidX3ti3MLJ-IbRNu-WsaecBXTAZDoOybTf7RXZuNchQL3uJbNI4eesnnlknGd_k6wSiEM5gbRYIi4dbXurPWS6dcVp1JzLK1zBNoOpfm3glUo7Cs3yFswJ8BuTOWiigYmRNuMVH0obDpsX/s1600/Honda_Civic_1973.jpg"
><div class="textholder">Xe Honda Civic 1973, kiểu xe hơi đầu tiên
của hãng Honda khi hãng này bước qua lãnh vực sản xuất xe
hơi</div></div>
<b>
Những gì nước Nhật không thay đổi</b>
Tuy Mỹ có thay đổi hiến pháp và luật pháp, cũng với ý
định thay đổi cả văn hóa Nhật nhưng sau hàng chục năm, có
những điều Nhật vẫn không thay đổi nhiều.
Xã hội Nhật vẫn có tính cách tôn ti trật tự, người
dưới nghe lời người trên, chứ không giống như các nước
Tây Phương mỗi người là cá nhân bình đẳng với nhau.
Vai trò phụ nữ Nhật trong các hoạt động kinh tế, xã hội
vẫn khiêm nhường hơn so với vai trò phụ nữ Tây Phương. Trong
hàng chục năm sau chiến tranh, gia đình Nhật vẫn còn là
người chồng đi làm, vợ ở nhà chăm sóc gia đình, con cái
trong khi cùng thời gian đó, tỉ lệ phụ nữ Tây Phương ra
ngoài đi làm cao hơn.
Người Nhật vẫn giữ thói làm việc rất cẩn thận, chu
đáo. Vào đầu thập niên 1980, khi hàng hóa Nhật với đồ
điện tử, xe hơi, xe mô tô xuất cảng lan tràn trên thế giới,
người Mỹ thấy hàng hóa Nhật tốt hơn, bền hơn nên tìm
hiểu tại sao. Họ thắc mắc tại sao người Nhật học phương
pháp kiểm soát phẩm chất trong công nghiệp từ Mỹ lại sản
xuất ra hàng hóa có phẩm chất cao hơn hàng hóa Mỹ. Người
Mỹ thấy là sở dĩ hàng hóa Nhật có phẩm chất tốt là vì
người Nhật làm việc với thái độ cẩn thận, chu đáo, để
ý đến từng chi tiết nhỏ.
<div class="boxcenter500"><img
src="https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgOfp-bjISx1TzEEMO8joNxUlM-5TuXrYbnuuz9lskHgFpQevJeeosQAlDSH15MvcN7_qzjAWLtOYfUO8NWjQm_ErLZkbgTgSBeSWBl9vNvTl-iHoq9so14asfkSBg5E4gjNkBlCAWaPqJh/s1600/Japan_Tokyo_1950.jpg"
><div class="textholder">Tòa nhà với Tháp Đồng Hồ tại Tokyo,
1950</div></div>
<b>Phép lạ Nhật Bản</b>
Vào thời gian đầu tiên sau 1945, Nhật là một nước bị
chiến tranh tàn phá nên kinh tế Nhật là kinh tế thắt lưng
buộc bụng, đời sống kham khổ, phải làm việc nhiều. Đến
thập niên 1960 người ta nói đến Phép Lạ Nhật Bản khi kinh
tế Nhật hồi phục mau chóng và đi vào giai đoạn tăng trưởng
với tốc độ nhanh. Vào thời gian này, tại Châu Âu, kinh tế
Tây Đức cũng hồi phục và phát triển nhanh. Dư luận tại
miền Nam lúc đó nói rằng Đức và Nhật là hai nước kẻ thù
của Mỹ mà ngày nay trở thành bạn và có nền kinh tế phát
triển thịnh vượng, nên có nhiều người hy vọng việc miền
Nam sẽ có được sự giúp đỡ của Mỹ để phát triển kinh
tế.
Tại Châu Âu, sự giúp đỡ của Mỹ được nhắc đến qua
chương trình Marshall. Qua chương trình này, Mỹ đem tiền cho các
nước Tây Âu vay để các nước này xây dựng lại hạ tầng
cơ sở, hồi phục lại nền công nghiệp đã bị chiến tranh
tàn phá trong Thế Chiến Hai. Tại Nhật, không có chuyện Mỹ
đổ tiền vào một cách dồi dào như tại Tây Âu nhưng Mỹ
cũng có góp phần làm cho kinh tế Nhật phát triển nhanh hơn
trong việc dành các hợp đồng cung cấp quân trang, quân dụng
cho quân đội Mỹ trong hai cuộc chiến tranh tại Đại Hàn, 1950
– 1953, và chiến tranh tại Việt Nam vào thập niên 1960.
Sự phục hồi kinh tế của hai nước Tây Đức và Nhật cũng
là do chính phủ các nước này biết quản lý kinh tế một cách
khôn ngoan và người dân các nước này hăng hái làm việc,
nhưng đối với dân miền Nam lúc đó thì trường hợp hai
nước này cho thấy ít ra là hai nước này có thể trở thành
thịnh vượng khi nằm trong khu vực ảnh hưởng của Mỹ, dù là
trước đó đã là kẻ thù của Mỹ.
<div class="boxcenter500"><img
src="https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiq0KJtN_ZZq8q4OX-Gcbgmz5Mi4G13s_jg4ha0fpKKVLY_7jClZSd8evqLAYaH16xU3VZKzxLCce1tJMEhmTEGJey1ww97CyYWjTMUNqQZj9XKA_P8sNmvAb9iLLKvOMur8UAqdEgV-Ade/s320/Toyota_Corona_10_1968.jpg"
/><div class="textholder"> Xe Toyota Corona 1968, xuất hiện tại miền
Nam, nhập cảng từ Nhật</div></div>
<div class="boxcenter500"><img
src="https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgAAMt-aI_FiUDrnxeqyfCIzHqjG4d6mhhDKR6vrgubNP7ZifDyhu3ESRV4jfoD3Va5yLN_o1Yt5xdwVmbHtXfVGLogAOgWdWziyLXeBoUgyVoA73ogRQlDp72Fzl11iexWTuLWOzcJZZM/s1600/Mazda_1500_01_1969.jpg"
/><div class="textholder">Xe Mazda 1500, 1969, cũng thấy xuất hiện
trên đường phố miền Nam cùng thời với chiếc Toyota Corona.
Được đặt tên Mazda 1500 vì xe này dùng động cơ 1500 phân
khối</div></div>
Phép lạ Nhật Bản là làm việc nhiều và chịu khó,Vào thập
niên 1950, 1960 dân Nhật sống đời sống cần kiệm, kham khổ.
Một ký giả Tây phương mô tả bữa cơm của một gia đình
công nhân Nhật thường không có thịt. Trên mâm chỉ có mấy
miếng đậu phụ. Cả nhà ăn đậu phụ chấm tương. Ăn xong
rồi thì chan canh rau cũng nấu với đậu phụ. Ăn canh sau cùng
cũng để rửa sạch bát để không còn dính một hạt cơm nào
trong bát. Nhật là đảo quốc thì ăn tôm, cá nhiều hơn. Thịt
bò tại Nhật rất đắt chỉ có nhà giàu mới có tiền ăn
thịt bò. Vì Nhật ít đất nên không để đất trồng cỏ để
nuôi bò, cho nên phải nhập cảng thịt bò. Người Nhật,
người Đài Loan và người Đại Hàn ăn đậu phụ rất nhiều
so với người Việt. Đậu phụ là nguồn cung cấp chất đạm
cho bắp thịt cần cho những người làm việc nặng và đậu
phụ rẻ hơn thịt.
Phép lạ Nhật Bản cũng là sự tính toán, tiết kiệm trong
đời sống. Nhật tuy đất ít nhưng cũng có thể tự túc
được gạo. Để phát huy năng suất của đất, người Nhật
sử dụng nhiều phân bón hóa học. Vì thế giá thành của lúa
làm ra cao. Chính phủ Nhật phải phụ cấp cho nông dân để
nông dân có thể bán lúa trong nước với giá thấp hơn. Để
đạt được mức cung cấp gạo tối đa cho một diện tích
đất ít ỏi, người Nhật trồng loại lúa thượng hạng. Loại
lúa này họ đem xuất cảng bán được với giá cao. Số tiền
bán được họ mua gạo hạng thường về cho dân dùng như thế
họ có được nhiều gạo hơn. Trong những năm từ đầu thiên
niên kỷ 2000, chính phủ Nhật bỏ phụ cấp trồng lúa cho nông
dân và bỏ chính sách phải tự túc được về gạo mà nhập
cảng gạo cho dân trong nước dùng. Họ dùng đất để xây nhà
máy, chế tạo hàng hóa đem bán thì được lợi gấp bội việc
trồng lúa.
Phép lạ Nhật Bản cũng là sự tỉnh táo, sáng suốt nhìn vào
tình thế. Người Nhật có thể rình giết lính Mỹ, quấy rối
quân đội Mỹ mãi mãi để đuổi người Mỹ đang chiếm đóng
nước Nhật. Nhưng làm thế thì Nhật sẽ trở thành kẻ thù
của Mỹ và mất đi dịp học hỏi kỹ thuật của người Mỹ.
Người Nhật hiểu họ thua Mỹ là vì kém về kỹ thuật trong
nhiều mặt, kém về tiềm năng kinh tế. Vì thế họ đưa ra
khẩu hiệu <i>"đuổi kịp người Tây Phương, vượt qua người
Tây Phương"</i>. Họ đã từng canh tân nước Nhật vì thấy khoa
học kỹ thuật và kinh tế là nền tảng của sức mạnh quốc
gia. Họ tìm cách xây dựng nền tảng của sức mạnh quốc gia
trong khi hoàn cảnh bại trận giới hạn họ trong một số mặt.
Họ đã tự nhủ với nhau rằng <i>"Nếu chúng ta không thể làm
người thắng giỏi thì chúng ta sẽ làm người thua giỏi"</i>.
Người thua giỏi là người biết nuôi sức mình để chờ cơ
hội thuận tiện mà đứng thẳng lên.
<b>Nhật là thuộc địa kiểu mới của Mỹ?</b>
Cho đến ngày nay cũng vẫn còn có người gọi các nước nằm
trong vùng ảnh hưởng của các nước tư bản Tây phương là «
thuộc địa kiểu mới » của các nước Tây phương.
Chữ thuộc địa kiểu mới phát sinh từ chỗ sau Thế Chiến
Hai, các nước Tây Phương đã trả lại độc lập cho các
nước thuộc địa nhưng vẫn giữ quan hệ về kinh tế, chính
trị với các nước này. Các nước thuộc địa cũ tuy được
độc lập nhưng vẫn còn nền kinh tế nông nghiệp, chưa công
nghiệp hóa nên vẫn tiêu thụ sản phẩm công nghiệp của các
nước Tây phương, các nước Tây Phương vẫn khai thác và mua
nguyên liệu từ các nước thuộc địa cũ giống như thời các
nước này còn là thuộc địa. Chẳng hạn, các nước cựu
thuộc địa của Anh, sau khi được trả độc lập vẫn ở trong
khối Common Wealth do Anh dẫn đầu và buôn bán, giao thiệp với
Anh. Một số nước cựu thuộc địa của Pháp ở trong khối
Liên Hiệp Pháp và tiếp tục buôn bán, giao thiệp với Pháp.
Trường hợp của Nhật xem ra không thể xếp chung vào với
các nước cựu thuộc địa vì Nhật đã là một nước công
nghiệp hóa chẳng khác gì các nước Tây phương từ trước
Thế Chiến Hai. Sau Thế Chiến Hai, vì thua trận nên Nhật và
Đức bị Mỹ khống chế không cho có quân đội lớn, nhưng về
mặt kinh tế, Nhật là một nước công nghiệp hóa nên Nhật
bán hàng cho các nước khác đồng thời mua nguyên liệu từ các
nước khác giống y như các nước Tây Phương đã công nghiệp
hóa chứ không phải là nước chỉ tiêu thụ sản phẩm công
nghiệp của các nước Tây phương và cung cấp nguyên liệu cho
các nước công nghiệp. Vì thế không thể gọi Nhật là thuộc
địa kiểu mới của Mỹ. Nhật bán hàng sang Mỹ nhiều hơn Mỹ
bán sang Nhật. Công ty Toyota của Nhật đã soán ngôi công ty GM
của Mỹ trong ngôi vị công ty bán xe hơi nhiều nhất thế giới
thì đâu thể gọi Nhật là thuộc địa kiểu mới của Mỹ.
Qua đến thập niên 1980, một số nước Á Châu trước đây
bị gọi là thuộc địa kiểu mới như Mã Lai, Singapore, Thái
Lan, Indonesia, Phillipines lại được xem là Con Rồng Của Á Châu
khi có nền kinh tế phát triển nhanh. Trường hợp Đài Loan và
Nam Hàn thì từ nước nông nghiệp sau Thế Chiến Hai ngày nay
đã thành một nước công nghiệp sản xuất hàng bán đi khắp
thế giới.
Dù gọi là thuộc địa kiểu mới hay là gì chăng nữa thì
trong nền kinh tế tự do của thế giới, nước nào mà người
dân hăng hái hoạt động, có chính sách phát triển khôn ngoan
thì cũng vươn lên được.
Người Mỹ đã thay đổi nước Nhật ở chỗ giới hạn khuynh
hướng gây chiến tranh, nhưng trong khung cảnh kinh tế tự do
của thế giới, nước Nhật cũng vẫn vươn lên được bằng
các sử dụng tốt nhất các điều kiện eo hẹp nhất định mà
họ có.
<strong>Minh Đức </strong>
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20141222/minh-duc-nguoi-my-da-thay-doi-nuoc-nhat-ra-sao),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét