10 sự kiện chính trị - xã hội - kinh tế nổi bật nhất năm 2014

<blockquote><strong>Dân Luận </strong>- Năm 2014 là một năm đầy
biến động về kinh tế - chính trị - xã hội tại Việt Nam
nhất là những tháng cuối năm. Mời bạn đọc cùng chúng tôi
điểm lại những sự kiện đáng chú ý trong năm vừa qua.
</blockquote>
<strong>1. Giàn khoan Trung Quốc tiến hành thăm dò trong lãnh hải
Việt Nam dẫn đến căng thẳng giữa hai nước</strong>

<div class="boxcenter500"><img
src="http://tin8.vn/custom/domain_1/acticles/fullsise/acticles4605/bac-kinh-tuyen-bo-rut-hd981-khoi-bien-dong-1405476202-4z894c.jpg"
/><div class="textholder">Giàn khoan HD981 thăm dò tại vùng biển
Việt Nam</div></div>

Ngày 1/5/2014 Trung Quốc bất ngờ đưa <a
href="http://www.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/toan-canh-75-ngay-tq-ha-dat-gian-khoan-hai-duong-981-c46a644052.html">giàn
khoan HD981</a> vào khu vực biển Đông cách đảo Tri Tôn quần
đảo Hoàng Sa 17 hải lý (khoảng 30m) về phía Nam làm bùng nổ
làn sóng chống Trung Quốc mạnh mẽ đã tồn tại âm ỷ bao năm
qua tại Việt Nam.

Tình hình ngày càng leo thang khi Trung Quốc liên tục xua nhiều
tàu quân sự, tàu kiểm ngư, tàu cá xâm phạm lãnh hải Việt
Nam và dùng vòi rồng liên tục tấn công tàu Việt Nam.

Chưa dừng lại ở đó, ngày 18/6/2014 Trung Quốc tiếp tục đưa
thêm <a
href="http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/trung-quoc-trien-khai-gian-khoan-nuoc-sau-thu-hai-o-bien-dong-3103988.html">giàn
khoan thứ 2 – Hải Nam số 9</a> xuống biển Đông.

Sự kiện này được cho là căng thẳng nhất kể từ năm 1979
cho đến nay khiến dư luận cả 2 nước cũng như quốc tế
đặc biệt quan tâm theo dõi.

Nhiều cuộc biểu tình hàng ngàn người điễn ra ở Sài Gòn,
Hà Nội và các tỉnh lân cận liên tiếp diễn ra sau đó,
được báo chí chính thống Việt Nam đăng tải. Tình hình lên
đến đỉnh điểm khi công nhân ở Bình Dương, Hà Tĩnh kêu
gọi đình công biểu tình chống Trung Quốc dẫn đến tình
trạng bạo động gây thiệt hại nặng nề cho các doanh nghiệp.

<div class="special_quote"><strong>Loạt bài phóng sự bạo động
Bình Dương của nhạc sĩ Tuấn Khanh:</strong>

<ul>
<li><a
href="https://nhacsituankhanh.wordpress.com/2014/05/15/di-giua-dong-bao-dong-p-1/">Đi
giữa dòng bạo động (P.1</a>)</li>
<li><a
href="https://nhacsituankhanh.wordpress.com/2014/05/16/di-giua-dong-bao-dong-p-2/">Đi
giữa dòng bạo động (P.2</a>)</li>
</ul></div>

Về phía dư luận, phần lớn các ý kiến trên báo chí chính
thống và các diễn đàn công khai đều phản đối hành động
của Trung Quốc, tuy nhiên mức độ phản đối cũng như quan
điểm về cách giải quyết rất khác nhau, từ kêu gọi chiến
tranh, đưa ý kiến kiện ra toà án quốc tế, sử dụng giải
pháp ngoại giao đến hòa hoãn.

<div class="boxcenter400"><img
src="http://st.vitalk.vn/img/2014/5_11/bt6-1497-1399711142_2j0e6hc5splnp_2j0e71cioqe7f.jpg"
/><div class="textholder">Một cuộc biểu tình được cho rằng do
nhà nước đứng đằng sau, với các băng rôn biểu ngữ ủng
hộ chính quyền</div></div>

<div class="boxcenter400"><img
src="https://scontent-a-sin.xx.fbcdn.net/hphotos-xaf1/v/t1.0-9/10250275_757106397666939_6158204108204148354_n.jpg?oh=4cfcd547d13f63b4977818b2998e66ff&oe=5538FFF0"
/><div class="textholder">Biểu tình ngày 11/5/2014 của các blogger,
xuất hiện băng rôn và biểu ngữ đòi trả tự do cho người
yêu nước chống Trung Quốc</div></div>

Một số người bất đồng chính kiến cho rằng hành động
của giới lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản và chính
phủ Việt Nam là chưa đủ mạnh mẽ, qua việc diễn ra Hội
nghị Trung ương 9 Đảng CSVN cùng lúc nhưng không bàn công khai
và tuyên bố về vụ giàn khoan. Và yêu cầu nhà cầm quyền
phải trả tự do ngay lập tức những người bị giam giữ vì
chống Trung Quốc.

Ngày 15/7/2014 Trung Quốc bất ngờ<a
href="http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/cn-oil-rig-move-07162014072107.html">
tuyên bố chính thức rút giàn khoan HD981 ra khỏi đảo Tri Tôn
thuộc vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam</a> kết thúc 75 ngày làm
mưa làm gió nổi sóng tại biển Đông. Nhiều nhà quan sát cho
rằng, quan hệ Việt – Trung sẽ không thể thắm thiết như
xưa sau vụ giàn khoan. Tuy nhiên, chính quyền Việt Nam đã khôi
phục lại quan hệ với Trung Quốc sau chuyến thăm của ông Du
Chính Thanh, Ủy viên Thường vụ Bộ chính trị đảng Cộng
sản Trung Quốc vào cuối năm 2014.

<strong>
2. Đại gia Hà Văn Thắm bị bắt, và nghi ngờ về sân sau của
chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng</strong>

<div class="boxcenter500"><img
src="https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjfSHa_weUcG7Gw8biJ6YPXcLHqCBNAy29tiwj4Ktgii6AasglJmk7VXTsR2qQQFKfCHOpQkgJxLlHowTtQVpOP9irztw8UUH3fdrrI-FxjScyWGqq3u4fNXxySSOk7T1cHSrSLoc80ns0/s1600/Tham-Hung.jpg"
/><div class="textholder"> Hà Văn Thắm - cựu Chủ tịch Ocean Bank
được cho là quân của chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng
</div></div>

Ngày 24-10, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết
định khởi tố, <a
href="http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/ong-ha-van-tham-bi-bat-3098114.html">thực
hiện lệnh khám xét và bắt giam ông Hà Văn Thắm</a> ( nguyên
chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Dương - OceanBank). Ông Thắm
bị khởi tố và bắt tạm giam về hành vi "vi phạm quy định
về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" theo
điều 179 Bộ luật hình sự.

Ông Thắm được báo Người đưa tin tại Việt Nam mô tả là
nằm trong "top 10 gia đình đại gia lắm tiền nhiều của nhất
sàn chứng khoán Việt Nam". Tờ báo Anh The Economist lại nói
rằng "ông Hà Văn Thắm là nhân vật được cho là có quan hệ
tầm cao với giới chức chính phủ và Ngân hàng Đại Dương có
liên hệ tới diễn biến của vụ đóng cửa Zone 9, một khu tổ
hợp kinh doanh và giải trí tại Hà Nội, sau hỏa hoạn chết
người tại đây."

Trên mạng lại xuất hiện các đoạn băng ghi âm mà dư luận
gọi rằng <em>"chấn động triều đình"</em> của Hà Văn Thắm
được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chống lưng để
cướp Ngân hàng Bảo Việt.

Nhiều người cho rằng sự kiện này diễn ra chứng tỏ đang có
một cuộc chiến ở cấp cao giữa ông Nguyễn Sinh Hùng và ông
Nguyễn Tấn Dũng, bên lề kỳ họp Quốc Hội lần thứ 12. Trong
lúc ông Nguyễn Sinh Hùng đang chỉ trích mạnh mẽ chính phủ
ông Dũng về các yếu kém của nền kinh tế, thậm chí đòi
người <em>"phiếu tín nhiệm thấp"</em> phải từ chức thì đàn
em của ông Hùng bị bắt.
<center>
[Video:http://youtu.be/3u5fimfBltQ]</center>
<em><center>Video ghi âm toàn bộ bí mật giửa CT Quốc hội
Nguyễn Sinh Hùng và Hà Văn Thắm </center></em>
<center>[Video:http://youtu.be/RCNDP2XrcBw]</center>
<em><center>Ghi âm Hà Văn Thắm:'Tao sẽ dùng Thường vụ Quốc
hội đuổi mày ra khỏi ngân hàng nhà nước'</center></em>

<strong>3. Giá dầu đi xuống làm tình hình thu chi ngân sách của
chính phủ Việt Nam căng thẳng, trong lúc vấn đề nợ công
tăng lên đang đuợc sự quan tâm</strong>

<center><img
src="http://thoibaotaichinhvietnam.vn/Pictures122014/dauhuysau-tbtc/giadautho.jpg"
width="550" /></center>


Giá dầu thô giảm mạnh liên tục, trong khi Việt Nam có tới 10%
GDP (tương đương 30% thu ngân sách) từ xuất khẩu dầu thô.
Theo các cơ quan chính phủ cũng như các chuyên gia phân tích
nước ngoài, giá dầu giảm có tác động tiêu cực đối với
nền kinh tế Việt Nam trong lúc vấn đề nợ công tăng cao đến
mức báo động. Vừa qua bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng
Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết: <em>"<a
href="http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/gia-dau-rot-1-usd-viet-nam-mat-1000-ti-dong-20141201225503822.htm">Mỗi
1 USD giá dầu giảm thì Việt Nam mất 1.000 tỉ đồng, khi giá
dầu xuống trên dưới 80 USD/thùng thì mất 20.000 tỉ
đồng</a>"</em>.

Tính đến gần cuối năm 2014 thì nợ công của Việt Nam là hơn
85 tỷ USD, nghĩa là mỗi người dân đang gánh số nợ 937 USD
theo đồng hồ nợ công toàn cầu của báo The Economist.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, nếu giá dầu tiếp tục
giảm và tình hình nợ công cứ tiếp tục tăng mà Chính phủ
Việt Nam không có giải pháp thích hợp, không tiến hành cải
cách đúng mức, thì khả năng về việc Việt Nam vỡ nợ công
là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

<strong>
4. Hoa Kỳ gỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí cho Việt
Nam</strong>

<div class="boxcenter500"><img
src="http://dantri21.vcmedia.vn/7iS0Ym1SbbOoTsWhJi/Image/2014/09/vukhi-b0a15-1c8b2.jpg"
/><div class="textholder">Quan hệ Việt Mỹ đang dần được cải
thiện</div></div>

Ngay khi Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Bắc Kinh dự Hội nghị
thượng đỉnh APEC ngày 10.11, thì cùng ngày <a
href="http://vov.vn/thegioi/my-do-bo-mot-phan-lenh-cam-van-vu-khi-voi-viet-nam-355578.vov">Bộ
Ngoại giao Mỹ ban hành văn bản chính thức về việc bãi bỏ
một phần lệnh cấm xuất khẩu vũ khí sát thương sang Việt
Nam</a>, có hiệu lực từ ngày 10.11.2014.

Việc Hoa Kỳ dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát
thương cho Việt Nam cho thấy một bước tiến mới trong quan hệ
giữa hai nước. Điều này cho thấy sau gần 4 thập niên kể
từ khi kết thúc cuộc chiến tranh ở Việt Nam năm 1975, quan hệ
Việt – Mỹ ngày càng được cải thiện và nhích lại gần
nhau hơn. Việc quan hệ Việt - Mỹ trở nên thân thiết khiến
<a
href="http://www.nguoiduatin.vn/trung-quoc-lo-ngai-khi-viet-nam-mua-vu-khi-my-a151715.html">Trung
Quốc trở nên lo ngại</a> Việt Nam sẽ tăng sức mạnh vượt
trội về an ninh quốc phòng cũng như dần ngả về phương Tây,
điều này đã tạo nên tâm lý áp lực mạnh mẽ cho phía Trung
Quốc.

<a
href="http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2014/10/141010_le_thanh_lam_viet_my">Theo
phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết việc dỡ bỏ chỉ được
áp dụng cho các mục đích an ninh hàng hải và không có mục
đích nhắm vào Trung Quốc</a>. Tuy nhiên, nhiều người nhận
thấy rằng có những lí do quan trọng nhắm vào Trung Quốc của
Washington đằng sau việc dỡ bỏ 1 phần lệnh cấm vận này.


Việc dỡ bỏ một phần lệnh cấm cũng mang lại cho Việt Nam
những lợi ích thiết thực về đối ngoại và quốc phòng.
Nhiều nhà quan sát cho rằng quan hệ Việt – Mỹ được cải
thiện sẽ tỷ lệ thuận với việc cải thiện nhân quyền, tự
do cho Việt Nam do chính phủ Việt Nam phải chịu những áp lực
cải thiện nhân quyền từ phía Mỹ. Tuy nhiên cho đến thời
điểm này thì tình hình nhân quyền Việt Nam vẫn không mấy
được cải thiện.

<strong>5. Án oan Tử tù Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng và Lần
đầu tiên chủ tịch nước ra lệnh tạm dừng tử hình một
phạm nhân trước tác động của dư luận xã hội</strong>

<div class="boxcenter500"><img
src="https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiaYQ6sbb1L3vBQjJi26woxQap6g0zwcRRufoV-eBjEycRS9TAeORGcGwHPispjL1PH0cGQYWI1H5JECh9YVk8fMbJ31xUjmqD4PmQmYSRPNaeCls5S8ne23YvD2C3c2Mbp3N5JBw_wYL4/s1600/tmp-danlambao.jpg"
/><div class="textholder">Dự luận Việt Nam đang bức xúc với án
oan của tử tù Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng</div></div>

Vào ngày 14.1.2008, dư luận chấn động trước thông tin 2 nữ
nhân viên của Bưu điện Cầu Voi (Thủ Thừa, Long An) <a
href="http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/tu-tu-ho-duy-hai-da-bi-ket-toi-nhu-the-nao-3116376.html">bị
sát hại dã man ngay tại nơi làm việc</a>. Vụ án kéo dài hơn 6
năm và đến phút chót dư luận lại một lần bất ngờ khi ngay
trước ngày thi hành án tử hình, tử tù Hồ Duy Hải được ký
<a
href="http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/hoan-thi-hanh-an-tu-tu-ho-duy-hai-vao-phut-chot-3116163.html">quyết
định tạm dừng thi hành án</a>.

Để có được lệnh tạm dừng thi hành án, gia đình anh Hải
đã ròng rã kêu oan khắp nơi với sự trợ giúp truyền thông
mạnh mẽ từ các blogger và báo lễ trái. Nhờ sự kêu gọi
mạnh mẽ trên mạng của các blogger và truyền thông lề trái
ở Việt Nam, các cơ quan truyền thông chính thống bắt đầu
chú ý đến vụ án của Hồ Duy Hải và bắt đầu đưa tin về
vụ án.

Đây được cho là lần đầu tiên đích thân chủ tịch nước
ra quyết định tam ngừng thi hành án tử hình với phạm nhân
trước tác động của dư luận xã hội.

Sau đó dư luận lại một lần nữa bức xúc với án oan của <a
href="https://anhbasam.wordpress.com/2014/12/26/3229-nguyen-van-chuong-bi-toa-an-vn-ket-an-tu-hinh-trai-phap-luat/">tử
tù Nguyễn Văn Chưởng</a> (Hải Dương). <a
href="http://www.rfavietnam.com/node/2382">Bố mẹ Nguyễn Văn
Chưởng</a> đã tọa kháng nhiều ngày liền trước tượng đài
Lý Thái Tổ (Hà Nội) để kêu oan cho con trai mình, đánh động
dư luận xã hội và nhiều blogger đến ủng hộ và yểm trợ.

Sự việc án oan xảy ra ở nhiều nơi lại dấy lên một hồi
chuông báo động về sự minh bạch trong nền tư pháp và pháp
luật Việt Nam hiện nay.


<strong>6. Vụ kiểm tra sai phạm tham nhũng nhà đất ông Trần
Văn Truyền</strong>

<div class="boxcenter500"><img
src="http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2014/11/24/NhG4VLx6.jpg" /><div
class="textholder">Sở hữu nhà đất của ông Truyền</div></div>

Vào ngày 21/11/2014 Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ra <a
href="https://www.danluan.org/tin-tuc/20141121/ket-luan-kiem-tra-tai-san-nguyen-tong-thanh-tra-chinh-phu-tran-van-truyen#comment-133699">thông
báo kết luận về sai phạm tham nhũng nhà đất của ông Trần
Văn Truyền</a> gồm 6 căn nhà, biệt thự và đất tại Bến Tre,
Sài Gòn và Hà Nội.

Vụ việc kiểm tra nhà đất và thu hồi tài sản ông Truyền
đã khiến dư luận quan tâm khi mà tham nhũng tại Việt Nam luôn
được cho là một chủ đề nhạy cảm và hiếm khi bị phanh
phui ra ánh sáng.

Ông Trần Văn Truyền nguyên là Tổng Thanh tra Chính phủ từ năm
2007 đến năm 2011. Thanh tra Chính phủ là cơ quan có chức năng
quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu
nại, tố cáo và phòng ngừa, chống tham nhũng theo quy định
của pháp luật. Trong thời gian còn tiền nhiệm, ông đã có
nhiều<a
href="http://www.danluan.org/tin-tuc/20141122/ong-tran-van-truyen-va-nhung-cau-noi-chong-tham-nhung-noi-bat">
câu nói chống tham nhũng, chống tiêu cực vô cùng mạnh mẽ
trên truyền thông</a>.

Dư luận đặt vấn đề rằng liệu chỉ có trường hợp ông
Truyền hay còn vô số những trường hợp tương tự chưa bị
phát hiện công khai ra? Cũng như công cuộc đấu tranh chống tham
nhũng có giải quyết triệt để hay không, và <a
href="http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/forme-hi-rng-pffi-corru-11242014051558.html">còn
có bao nhiêu thanh tra như ông Trần Văn Truyền nữa</a>?

Nhiều người nhận định rằng, vụ việc ông Trần Văn Truyền
bị phanh phui thể hiện chính phủ Việt Nam đang muốn lấy lại
hình ảnh trong sạch chống tham nhũng của mình khi mà chuyện
tham nhũng đầy rẫy trong nội bộ đảng, bên cạnh đó đây có
thể là hệ quả của việc vận động chính trị trước đại
hội đảng do các phe phái chính trị hạ bệ lẫn nhau.


<strong>7. Dự án xây dựng cáp treo Sơn Doong </strong>

<center><img
src="https://fbcdn-sphotos-f-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpa1/v/t1.0-9/10342762_1530386690549197_4896284546844234498_n.jpg?oh=f5622d2bbfb34469082be973af8c8f9b&oe=553C9259&__gda__=1426055219_fa3beeff2edf52de2c88b1d2cd80f660"
width="500" /></center>

<a
href="https://www.google.com/search?q=hang+s%C6%A1n+doong+rfi&ie=utf-8&oe=utf-8">Hang
động Sơn Doong tỉnh Quảng Bình</a> hiện đang giữ kỷ lục
hang động lớn nhất thế giới và là điểm tham quan thú vị
nhất của quần thể Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, là
thắng cảnh được Unesco công nhận là di sản thế giới. Tờ
báo New York Times xếp hang Sơn Đoòng đứng thứ 8 trong số 52
địa điểm xứng đáng đến du lịch trên toàn cầu trong năm
2014.

Thế nhưng thắng cảnh độc đáo nhất thế giới này đang bị
đe dọa bởi một dự án quy mô của tập đoàn Sun Group : làm
tuyến cáp treo dài trên 10 km từ động Phong Nha đến động Sơn
Đoòng, vận chuyển 1.000 khách/ giờ ; bên cạnh đó là các tổ
hợp khách sạn, sân gôn…

Sau khi thông tin này được đưa ra đã nhận được sự quan tâm
đặc biệt từ phía dư luận. Nhiều nhà nghiên cứu môi
trường đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ. Các chuyên gia
nghiên cứu cho rằng việc xây dựng, đục khoét lên di sản là
cực kì nguy hiểm đến vẻ đẹp thiên nhiên.

Dư luận trong nước và thế giới, cả trên báo chí nhà nước
và mạng xã hội đều lên tiếng phản đối. Nhiều blogger, vlog
và các ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng đã lên tiếng cảnh báo
trước ý định xây dựng cáp treo, gây nguy hiểm cho di sản
thiên nhiên Sơn Đoòng. Trang <a
href="https://www.facebook.com/NoCableCarInSonDoong?fref=ts">Save Son Doong -
Phản Đối Dự Án Cáp Treo Hang Sơn Đoòng</a> mới lập chưa
đầy 2 tháng đã thu hút hơn 25 ngàn lượt quan tâm và theo dõi.

Vlogger Dưa Leo – Một diễn viên hài độc thoại cũng thể
hiện quan điểm của mình bằng cách cho ra mắt vlog phản đối
dự án cáp treo này.

<center>[Video:http://youtu.be/DuUuDrSgE78]</center>
<em><center>Vlog của Dưa Leo về việc phanh phui tuổi thật của
Công Phượng và duẹ án cáp treo Sơn Doong</center></em>

Cho đến thời điểm này, dư luận vẫn đang tranh cãi xung quanh
việc bảo tồn hang động hay phát triển cáp treo, và hiện nay
vẫn chưa có thông tin chính thức rằng sẽ ngưng hoàn toàn
việc xây dựng dự án này.

<strong>
8. Hiện tượng Flappy Bird gây sốt trên toàn thế giới</strong>

<img src="http://icgeeks.org/wp-content/uploads/2014/02/flappy-bird-img.jpg"
width="550" />

Xuất hiện từ cuối tháng 1/2014 trên 2 chợ ứng dụng Google
Play cho thiết bị Android và App Store cho iPhone, iPad. Trò game
Flappy Bird của tác giả người Việt có tên Nguyễn Hà Đông
đã gây sốt trên toàn cầu vì tính đơn giản nhưng rất khó
chơi của trò chơi trên thiết bị di động này.

Sau khi nổi tiếng trên toàn cầu, một số tờ báo nước ngoài
đã có những bình luận cho rằng Flappy Bird ăn cắp hình ảnh
đồ họa từ trò game kinh điển Mario của hãng Nintendo, tuy
nhiên sau đó hãng Nintendo đã khẳng định Flappy Bird không vi
phạm tới bất kỳ bản quyền nào của hãng. Flappy Bird sau đó
trở thành hiện tượng game nổi tiếng toàn cầu và được báo
chí thế giới ca tụng hết lời.

<div class="boxcenter400"><img
src="http://genknews.vcmedia.vn/HFLZk9aryY5fqdC2HFsekZiBigmty/Image/2014/06/Avatar-c774d.jpg"
/><div class="textholder">Tác giả Nguyễn Hà Đông và trò chơi
Flappy Bird</div></div>

Tuy nhiên, sau khi tiết lộ doanh thu từ quảng cáo của Flappy Bird
có thể lên tới 50 ngàn USD/ngày, các cơ quan quản lý thuế
tại Việt Nam đã đề cập đến vấn đề truy thu thuế đối
với tác giả Nguyễn Hà Đông. Song song đó, người chơi Flappy
Bird bắt đầu có xu hướng phát cuồng vì trò game quá khó,
dẫn tới những hành động tiêu cực như đập điện thoại,
có những hành vi mất kiểm soát cùng việc đưa lên YouTube các
video cay cú vì trò game này.


Trước những áp lực từ người chơi trên toàn cầu về những
tác động tiêu cực, cùng những quan điểm trái chiều tại
Việt Nam đòi truy thu thuế Flappy Bird hay đố kỵ rằng trò game
này chỉ là sự vi phạm bản quyền về hình ảnh và ý tưởng,
tác giả Nguyễn Hà Đông đã quyết định gỡ bỏ trò game này
khỏi 2 chợ ứng dụng di động trên toàn cầu. Tuy nhiên, Flappy
Bird vẫn được lọt vào 10 từ khóa tìm kiếm trên Google nhiều
nhất toàn cầu năm 2014, và tác giả Nguyễn Hà Đông cũng lọt
vào danh sách 10 triệu phú công nghệ làm giàu từ Internet do
trang The Richest bình chọn.


<strong>9. Ông Huỳnh Uy Dũng (Dũng Lò Vôi) kiện chủ tịch UBND
tỉnh Bình Dương và lùm xùm khu Du Lịch Đại Nam đóng
cửa</strong>

<div class="boxcenter500"><img
src="http://xmedia.nguoiduatin.vn/139/2014/10/13/dung%20lo%20voi.jpg" /><div
class="textholder">Công văn của Thủ tướng Chính Phủ chỉ đạo
yêu cầu xem xét, giải quyết đơn tố cáo ông Lê Thanh Cung,
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương của ông Huỳnh Uy
Dũng.</div></div>

<a
href="http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/151688/buon--soc-quanh-vu-ong-huynh-uy-dung-kien-chu-tich-binh-duong.html">Vụ
ông Huỳnh Uy Dũng kiện chủ tịch UBND Bình Dương</a> được cho
là vụ kiện nổi tiếng nhất trong năm 2014. Theo đó, ông Dũng
kiện ông Lê Thanh Cung (chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương) trong
việc chậm phê duyệt, quản lý đất đai của ông Dũng.

Theo lời Phó Tổng GĐ Công ty CP Đại Nam ông Phạm Đình Khương
thì trong thời gian xảy ra vụ kiện công ty CP Đại Nam <a
href="http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/binh-duong-to-dai-nam-bat-hop-tac-20141224082221035.htm">thường
xuyên bị kiểm tra thuế với mật độ dày đặc</a> và công an
Tỉnh Bình Dương cũng bắt đầu hình sự hóa vụ việc.

Vụ kiện đang lùm xùm trên báo chí, thì có thông tin ông Dũng
<a
href="http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/khu-du-lich-dai-nam-dong-cua-sau-tuyen-bo-cua-ong-dung-lo-voi-3102744.html">tuyên
bố đóng cửa khu du lịch Đại Nam</a> vì cho rằng bị chính
quyền tỉnh Bình Dương o ép.

Ngày 8/11/2014 <a
href="http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/206461/khu-du-lich-dai-nam-mo-cua-mien-phi-het-nam-2014.html">KDL
Đại Nam tuyên bố mở cửa miễn phí</a>, hàng trăm ngàn người
từ khắp các tỉnh đổ về tỉnh Bình Dương tham quan KDL gây <a
href="http://www.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/ket-xe-gan-2km-tren-duong-toi-khu-du-lich-dai-nam-c46a671552.html">kẹt
xe nghiêm trọng</a> . Ước tính trong 20 ngày mở cửa miễn phí
có đến hơn 1,5 triệu lượt khách gây tắc nghẽn giao thông
trên tuyến đại lộ Bình Dương.

<div class="boxcenter400"><img
src="http://nld.vcmedia.vn/2014/anh-t2-ngay-9-1415548694528.jpg" /><div
class="textholder">Kẹt xe nghiêm trọng tại KDL Đại Nam trong
những ngày mở cửa miễn phí</div></div>

Chỉ trong chưa đầy 10 ngày liên tiếp, 3 thông báo khác nhau về
thời gian đóng cửa và hoạt động của Khu du lịch Đại Nam
được thay đổi khiến dư luận xôn xao. Nhiều người cho rằng
đây là phương cách trả đũa của ông Dũng Lò Vôi với chủ
tịch UBND tỉnh Bình Dương.

Và 1 điều thú vị nữa là trên mạng xuất hiện <a
href="https://www.facebook.com/huynhuydungdunglovoi?fref=ts">Facebook tự
xưng là ông Dũng Lò Vôi</a> đăng tải các thông tin chỉ trích
nặng nề chính phủ, kêu gọi biểu tình đầy tính kích động
chống đối . Tuy nhiên ông Dũng phủ nhận Facebook đó là của
mình và <a
href="http://vtc.vn/ong-dung-lo-voi-to-co-ke-mao-danh-lap-facebook.2.515781.htm">tố
cáo rằng có người đã mạo danh ông</a>.

<strong>10. Dự án Trung Quốc xây dựng khu nghỉ dưỡng triệu
đô trên đèo Hải Vân</strong>

<div class="boxcenter500"><img
src="http://static9.nguyentandung.org/files/2014/11/haivan_zgbj.jpg" /><div
class="textholder">Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World
Shine</div></div>

Việc tỉnh Thừa Thiên - Huế <a
href="http://nguyentandung.org/du-an-trung-quoc-tren-deo-hai-van-khu-vuc-khong-che-vung-vinh-da-nang.html">cấp
phép xây dựng Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World
Shine</a> ở Hải Vân do chủ đầu tư Trung Quốc đã gây ra
những phản đối từ phía những người quan tâm, vì đây là
khu vực trọng điểm quân sự cấp độ 1 được Chính phủ quy
định. Rất may sau đó dư luận phản ứng kịp thời cho nên
chính quyền địa phương đã quyết định dừng dự án trước
sức ép của truyền thông. Tuy nhiên, dư luận vẫn tự đặt ra
câu hỏi, Nếu dự án này được phê duyệt thì chuyện gì sẽ
xảy ra? Và <a
href="http://motthegioi.vn/xa-hoi/phat-ngon/mieu-tho-trong-formosa-va-du-an-cua-trung-quoc-tren-nui-hai-van-126264.html">tại
sao, những chuyện dễ động chạm đến lợi ích quốc gia, an
ninh lãnh thổ lại cứ dễ dàng xảy ra như vậy? </a>


<em>
<strong>Mắt Bão</strong>, Biên Tập Viên Dân Luận thực hiện</em>

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20141227/10-su-kien-chinh-tri-xa-hoi-kinh-te-noi-bat-nhat-nam-2014),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét