Vụ điều tra nhà đất ông Trần Văn Truyền - Chiến dịch dài hơi hay chỉ xoa dịu?

<center><img
src="http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2014/11/22/141122172332_tran_van_truyen_512x288_bbc_nocredit.jpg"
width="560" /></center>
<em><center>Nguyễn Tổng Thanh tra của Chính phủ Việt Nam bị
kết luận vi phạm chính sách về nhà, đất.</center></em>

<strong>Nguyên Tổng Thanh tra của Chính phủ Việt Nam bị kết
luận vi phạm chính sách về nhà, đất.
</strong>
Vụ xử lý sai phạm với cựu Tổng Thanh tra Chính phủ Việt Nam
về vi phạm chính sách nhà, đất là tiến bộ của Đảng Cộng
sản, nhưng chưa rõ liệu sẽ chỉ dừng lại như biện pháp xoa
dịu dư luận hay không.

Đó là quan điểm của một số nhà quan sát nói với BBC hôm
22/11/2014 nhân việc cựu Ủy viên Trung ương Đảng, ông Trần
Văn Truyền, Tổng thanh tra Chính phủ (2007-2011) vừa bị Ủy ban
Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản khẳng định mắc khuyết
điểm.

Ông Truyền bị buộc phải trả lại nhà, đất mà khi còn
đương chức, ông đã xin cấp không đúng chế độ.

Từ Hà Nội, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện
Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) nói với BBC đây là một
"tiến bộ đáng ghi nhận". Ông nói Đảng cần công khai, minh
bạch hơn nữa trong cuộc chiến chống tham nhũng để "lấy lại
được uy tín".

<div class="boxleft300"><img
src="http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/200/amz/worldservice/live/assets/images/2014/08/05/140805151532_le_dang_doanh_304x171_bbc_nocredit.jpg"
/><div class="textholder"> Tôi hoan nghênh việc công bố kết luận
của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng về ông Trần Văn Truyền
và coi đó là một tiến bộ đáng ghi nhận trong việc chống
tham nhũng và đấu tranh với những hành động lạm dụng chức
quyền - TS. Lê Đăng Doanh</div></div>Tiến sỹ Doanh nói: "Tôi chưa
biết được tiến triển của việc này thế nào, nhưng tôi hoan
nghênh việc công bố kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Đảng về ông Trần Văn Truyền và coi đó là một tiến bộ
đáng ghi nhận trong việc chống tham nhũng và đấu tranh với
những hành động lạm dụng chức quyền."

Theo nhà phân tích này, chính việc công khai, minh bạch trong
chống tham nhũng của quan chức sẽ có tác động tốt với vị
thế của Đảng và nhà nước Việt Nam.

Ông nói: "Theo tôi nếu làm như vậy mới làm cho Đảng lấy
lại được uy tín của mình và thể hiện tinh thần đấu tranh
và đổi mới của Đảng, và tôi nghĩ rằng đây sẽ là một
phép thử rất quan trọng đối với Đảng Cộng sản Việt Nam."

"Còn việc có đả hổ, diệt ruồi hay không, thì cho tới nay,
chưa thấy có dấu hiệu gì. Bởi vì mới đây, ông Tổng Bí
thư mới nhấn mạnh rằng ném chuột phải tránh để vỡ bình,
tránh để vỡ đồ quý."

<h2 >'Chưa phải sâu chúa?'</h2>

<div class="boxright300"><img
src="http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/200/amz/worldservice/live/assets/images/2014/11/23/141123095015_pham_chi_dung_304x171_bbc_nocredit.jpg"
/><div class="textholder">Ông Trần Văn Truyền, dùng từ như của
ông Trương Tấn Sang Chủ tịch nước, thì có lẽ là một con
sâu nhỏ, chứ chưa phải là một bầy sâu và cũng càng chưa
phải là một sâu chúa - TS. Phạm Chí Dũng</div></div>Từ Sài Gòn
hôm 22/11, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, một nhà báo độc lập, nói
với BBC đây chưa phải là dấu hiệu của một chiến dịch
chống tham nhũng quyết liệt, dài hơi vì đối tượng mới chỉ
là một quan chức đã về hưu, mà ông gọi là 'sâu nhỏ'.

Ông Dũng nói: "Chiến dịch dài hơi chỉ có thể xảy ra mà
nhắm vào đối tượng là quan chức đương chức, còn thực ra
với những quan chức mà đã về hưu thì gần như không có ý
nghĩa gì cả.

"Theo tôi nhận xét, thì đó không phải là một đường dây
dài hơi, một đường dây mà có thể dẫn tới các quan chức
cấp lớn."

"Trung Quốc người ta giải quyết vấn đề như Từ Tài Hậu
hay là Chu Vĩnh Khang, và đó là những con hổ cực lớn. Còn ở
Việt Nam nói về ông Trần Văn Truyền, dùng từ như của ông
Trương Tấn Sang Chủ tịch nước, thì có lẽ là một con sâu
nhỏ, chứ chưa phải là một bầy sâu và cũng càng chưa phải
là một sâu chúa."

Cũng hôm thứ Bảy, bà Lê Hiền Đức, một công dân từng
được giải thưởng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế về
chống tham nhũng, nói với BBC bà tin rằng đây chỉ là "thí
tốt".

Theo bà, nếu chính quyền thực lòng hồi đáp, xử lý các đơn
thư khiếu nại, tố cáo của các quan chức, thì nhiều trường
hợp nghiêm trọng hơn có thể sẽ được phát giác.

<div class="boxleft300"><img
src="http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/200/amz/worldservice/live/assets/images/2012/05/08/120508163358_tran_quoc_thuan_304x171_tuoitreonline.jpg"
/><div class="textholder">Nói là không công khai tài sản lên, vì
tài sản đó coi như là tài liệu bí mật. Ai mà đụng đến
tài liệu đó, coi như là bị lộ bí mật, bị truy tố về hình
sự chứ không phải đơn giản - Luật sư Trần Quốc
Thuận</div></div>"Vì nó quá lộ liễu rồi, không thể nào giữ
được nữa, tôi dùng một từ là 'tức nước, vỡ bờ', ăn
nhiều quá thì 'bội thực, phải nhè ra', thì người ta nhìn
thấy, thì phải đưa ra.

"Bây giờ không đưa một trường hợp nào ra, thì sẽ rùm beng
lên, căng thẳng, cho nên tốt nhất chuyện này bây giờ đã vỡ
lở, thì thôi hy sinh, thí tốt, tức là bỏ đi một hai người
để làm dịu dư luận."

<h2 >'Tài liệu bí mật'</h2> Hôm 22/11, Luật sư Trần Quốc
Thuận từ Sài Gòn nói với BBC một trong các nguyên nhân chính
đằng sau vấn nạn tham nhũng chức vụ.

Nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội nói:

"Nói là không công khai tài sản, vì tài sản đó coi như là
tài liệu bí mật. Ai mà đụng đến tài liệu đó, coi như là
bị lộ bí mật, bị truy tố về hình sự chứ không phải đơn
giản. Cho nên chuyện đó một là bí mật.

"Còn thứ hai, câu chuyện nguyên tắc lớn nhất là không công
khai. Không công khai thì người ta cứ khai rồi người ta dấu
vào trong hộc bàn, thì ai biết? Cho nên vấn đề những người
đương chức, đương quyền, người ta ngại chức quyền, thì
người ta không khơi ra.

"Theo quy định mới, thì công khai ra hết, nhưng tôi muốn nói
là công khai, thì phải công khai cho toàn dân biết, thì công khai
mới có giá trị."

<div class="boxright300"><img
src="http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/200/amz/worldservice/live/assets/images/2013/07/08/130708133044_le_hien_duc_304x171_hoangdinhnamafpgettyimages.jpg"
/><div class="textholder">Nói chung là các ông ấy có nhiều nơi,
chứ không phải là một nơi, ví dụ một cán bộ như tôi biết
ngay ở Hà Nội cũng có mấy nhà, rồi trong Sài Gòn, rồi tỉnh
nọ tỉnh kia. - Bà Lê Hiền Đức</div></div>Ông nói tiếp: "Theo
Nghị quyết Trung ương 4, có một bộ phận không nhỏ thoái
hóa, biến chất, tham nhũng, suy thoái, nếu công khai tài sản
thì sẽ lộ bộ phận không nhỏ đó ra."

Từ Hà Nội, Bà Lê Hiền Đức nói với BBC bà đã nghe phản
ánh về các dấu hiệu vi phạm của ông Trần Văn Truyền từ
trước khi các thông tin xuất hiện chính thức hơn trên báo
chí, truyền thông Việt Nam.

Và bà nói nhiều đơn thư mà người dân gửi tới bà cũng
phản ánh về việc nhiều quan chức đã đang có những dấu
hiệu vi phạm tương tự hay nghiêm trọng hơn.

Tuy nhiên, theo bà, nhiều đơn thư được chuyển lên các cấp
cao kể cả Trung ương Đảng để khiếu nại, tố cáo, phản
ánh v.v... đã không được phản hồi, xem xét, xử lý kịp
thời, mà do đó tình trạng tham nhũng chức vụ "vẫn còn tồn
tại".

Bà nói: "Nói chung là các ông ấy có nhiều nơi, chứ không
phải là một nơi, ví dụ một cán bộ như tôi biết ngay ở Hà
Nội cũng có mấy nhà, rồi trong Sài Gòn, rồi tỉnh nọ tỉnh
kia."

<h2 >'Cần tự do báo chí'</h2>Hôm 22/11, blogger Huỳnh Ngọc Chênh,
nguyên Thư ký Tòa soạn báo Thanh Niên nói với BBC, ở Việt Nam,
nhiều thông tin về tham nhũng chỉ tồn tại dưới hình thức
tin đồn, khó kiểm chứng.

Ông nói: "Tôi cũng nghe tin đồn là có nhiều người có nhiều
nhà nhiều cửa, một số ông ở cấp nhỏ nhỏ tôi biết
được thì nhà cửa cũng một vài cái. Nhưng những ông lớn,
tôi không tiếp cận nên tôi không biết, toàn nghe tin đồn
thôi."

Về quan hệ giữa quyền tiếp cận thông tin và tự do báo chí
liên hệ tới vấn đề chống tham nhũng, ông Chênh nói:

"Thực ra nếu có quyền tiếp cận thông tin, mà không có tự do
báo chí thì cái tiếp cận thông tin cũng chẳng có lợi ích gì.

"Tôi đã từng biết những tờ báo, người ta có được thông
tin, người ta sử dụng thông tin đó ra để người ta gây áp
lực, người ta làm tiền những kẻ liên quan thông tin.

"Không tự do báo chí mà cho quyền tiếp cận thông tin càng nguy
hiểm, chẳng lợi ích gì hết, người ta sử dụng cái đó vô
chuyện bè phái. Cho nên trước hết phải tự do báo chí trước
đã rồi mới tính tới chuyện này, chuyện khác," blogger nói.

Truyền thông ở Việt Nam tiếp tục phản ánh về vụ ông Trần
Văn Truyền.

Tờ báo điện tử của Đài tiếng nói Việt Nam hôm thứ Bảy
cho hay: "ông Trần Văn Truyền đề nghị đóng thêm nghĩa vụ
tài chính để mua lại căn nhà số 105, Nguyễn Trọng Tuyển
nhưng TP Hồ Chí Minh không đồng ý."

Báo Tuổi Trẻ thì dẫn lời đại biểu Quốc hội Nguyễn Đình
Quyền, phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, nói: "Sự việc của ông
Truyền càng hối thúc chúng ta nhìn lại toàn bộ nền công
chức, công vụ, từ việc đào tạo, tuyển dụng, bổ nhiệm,
kiểm soát quyền lực."




***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20141123/vu-dieu-tra-nha-dat-ong-tran-van-truyen-chien-dich-dai-hoi-hay-chi-xoa-diu),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét