Vũ Cao Đàm - Chấn hưng dân trí: Những nết xấu nổi tiếng của người Việt Nam trong con mắt bạn bè nước ngoài

<center><img src="https://www.danluan.org/files/u5311/nguoi-viet_3.jpg"
width="500" height="300" alt="nguoi-viet_3.jpg" /></center>
<center><em>Nguồn hình: internet</em></center>

Tôi có nhiều cơ hội cộng tác với các bạn làm công tác
nghiên cứu người nước ngoài. Đến đâu tôi cũng tận dụng
mọi cơ hội để hỏi bạn bè các nước, họ nghĩ gì về
người Việt Nam chúng ta, cả nết xấu và nết tốt, bất kể
đó là câu chuyện quanh bàn cà-phê, những cuộc tán gẫu và
nhữngcâu chuyện nhàn đàm sau các buổi làm việc căng thẳng.

Qua các câu chuyện góp nhặt tản mạn, những ý nghĩ đọng
lại trong đầu tôi khá ấn tượng, và thường tập trung vào
một số nết xấu và nết tốt mà chúng ta vẫn thường nghe và
đọc được trên công luận.

Trong tất cả các cuộc trao đổi phi chính thức đó, ấn
tượng nhất là ba tháng tôi làm việc ở Úc hồi năm 2011. Tôi
muốn ghi nhận vắn tắt vài dòng, gọi là để góp phần cho
các nhà nghiên cứu xã hội bàn về chấn hưng dân trí.

Tôi có được một vài dịp ngồi với các chuyên viên nghiên
cứuvề quản trị doanh nghiệp. Sau một vài lần làm việc đã
có quan hệ khá thân tình, tôi hỏi họ, "Các chủ doanh nghiệp
Úc có thuê nhân công người nước ngoài không"? Họ trả lời
là "Có". Tôi hỏi "Các ôngđã thuê những lao động người
nước nào", thì họ cho biết là "Đã thuê người từ một
số quốc gia, trong đó, nhiều nhất là người da đen và người
Việt Nam". Tôi hỏi họ "Người da đen thuộc những nước
nào", thì họ không phân chia tách bạch, mà chỉ nói chung
chung, gộp thành một nhóm, là "người da đen".

Khi tôi hỏi họ nhìn nhận về những nết xấu và nết tốt
của những người lao động các nước, thì tôi được nghe họ
nói rất nhiều thứ, nhưng chỉ xin ghi lại vài nết xấu khá
ấn tượng để chúng ta cùng suy nghĩ về con đường nâng cao
dân trí.

Tôi hỏi các bạn Úc những đặc điểm của lao động Việt Nam
so với các dân lao động khác mà những người sử dụng lao
động Úc đã tiếp xúc. Chẳng hạn, tôi hỏi họ "Các ông
thích nhất loại người nào". Họ trả lời "Thích nhất
những người lao động da đen". Tôi hỏi "Vì sao thích
người lao động da đen". Tôi được nghe trả lời không một
phút đắn đo, có hai lý do để họ thích: (1) Làm việc rất có
năng suất; và (2) Lao động rất có kỷ luật. Tôi hỏi tiếp
"Các ông trả công thế nào?". Được trả lời "10 Đôla
Úc một giờ"

Tôi hỏi họ "Các ông ghét nhất là lao động người nước
nào". Tôi đắn đo, định sử dụng động từ "Không
thích" (To dislike), nhưng sau tôi quyết định dùng hẳn động
từ từ "Ghét" (To hate) Trả lời cũng không đắn đo:
"Việt Nam". Tôi hỏi "Vì sao". Cũng được nghe trả lời
không chút đắn đo, là có bốn lý do để họ ghét, xếp theo
thứ tự về mức độ nghiêm trọng tăng dần như sau:

<ul>
<li>Hay đi làm trễ giờ</li>
<li>Hay nói dối</li>
<li>Hay vi phạm các cam kết, và</li>
<li>Hay ăn cắp vặt.</li>
</ul>

Tôi hỏi tiếp, với người lao động Việt Nam, ông trả công
bao nhiêu. Được nghe trả lời "Tối đa tôi cũng chỉ trả
đến 7 Đôla Úc một giờ"

Tôi hỏi thêm: "Người lao động Việt Nam có hay gây gổ
không?". Họ trả lời khá thú vị: Những người lao động
thuộc diện thuyền nhân vượt biên từ Miền Bắc sau 1975 thì
hay gây gổ. Và nói thêm: "Và tối ngày la cà các sòng đánh
bạc tự động, cá cược bóng đávà các quán bia… Kiếm
được bao nhiêu tiền, hình như họ ném vào đây hết". Số
người này đã luống tuổi, nhưng vẫn còn giữ máu gây gổ.
Những người lao động Việt Nam hiện nay khá trẻ, chủ yếu
thuộc diện sinh viên, học sinh du học, kết hợp đi làm thêm,
hoặc bỏ học đi làm.

Những nét xấu nói trên, tôi đã được nghe khá nhiều từ các
nhà nghiên cứu ở những quốc gia có nhiều người lao động
Việt Nam làm việc, đặc biệt là ở Nga, ở Đức, ở Nhật,
nhưng chưa ở đâu tôi được nghe tổng kết có hệ thống như
trong câu chuyện với một bạn nghiên cứu người Úc vừa nêu
trên đây.

Hiện nay tôi vẫn có một số giờ lên lớp cho nhiều loại
đối tượng người học rất khác nhau: sinh viên chính quy, sinh
viên tại chức, cao học, nghiên cứu sinh, học viên các lớp
tập huấn theo một số chuyên đề nào đó, tôi nhận ra các
nết xấu của người lao động Việt Nam mà tôi nghe được từ
các bạn bè nước ngoài là quá chuẩn xác.

Nhiều bài viết còn nói đến tâm lý "tự hào" về những
nết xấu đó. Chẳng hạn, một lần tôi đọc trên mạng câu
chuyện khoe thành tích ăn cắp đầy hãnh diện trong một vụ
việc gì đó[1].

Các nhà chức trách nghĩ gì về việc nâng cao cái dân trí cho
người lao động Việt Nam, và làm sao cải thiện được chất
cái ta vẫn gọi là "Nguồn nhân lực" cho phát triển đất
nước?

[1]Xem
http://vietnamexodus.freeforums.org/rung-ng-nh-ng-v-n-c-p-c-a-ng-i-vi-t-t-i-nh-t-t2395.html

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20141119/vu-cao-dam-chan-hung-dan-tri-nhung-net-xau-noi-tieng-cua-nguoi-viet-nam-trong-con),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét