Vụ bê bối của nhà xuất bản Lao động – Xã hội liên quan
đến việc dùng hình ảnh diễn viên hài Công Lý để minh họa
biểu tượng Nữ thần Công lý có thể gợi lên câu hỏi: Vậy
Nữ thần Công lý thực sự là ai và đến từ đâu?
Ngày nay, Nữ thần Công lý thường được biết đến với cái
tên Lady Justice, với một tay cầm cân (scale) – tượng trưng cho
sự suy xét cẩn trọng và công bằng, một tay cầm kiếm (sword)
– tượng trưng cho sức mạnh cưỡng chế, và một dải băng
bịt kín đôi mắt (blindfold) – tượng trưng cho sự vô tư,
không bị tác động bởi ngoại cảnh. Phần lớn giới nghiên
cứu đều đi tìm nguồn gốc của biểu tượng này ở vùng
Địa Trung Hải, cái nôi của những nền văn minh rực rỡ trong
lịch sử loài người.
<strong>Biểu tượng Nữ thần Công lý ngày nay có nguồn gốc
từ thần thoại Hy Lạp và La Mã</strong>
Nữ thần Justitia, trong tiếng Latin là Iustitia, là hiện thân
của công lý trong thần thoại La Mã (Roman). Bà là một trinh nữ
sống giữa loài người cho đến khi loài người trở nên hủ
bại và tha hóa, buộc bà phải bay lên trời và hóa thân thành
chòm sao Xử nữ (Virgo).
Không có nhiều tác phẩm hội họa hay điêu khắc cổ đại về
Justitia còn lưu lại cho đến ngày nay. Bảo tàng Anh quốc
(British Museum) là nơi đang trưng bày hiện vật cổ nhất về
bà, đó là một đồng xu La Mã, có niên đại vào khoảng năm
22-23 sau Công nguyên.
<center><img src="http://www.danluan.org/files/u5311/lk1.jpg" width="400"
height="250" alt="lk1.jpg" /></center>
<em><center>Đồng xu La Mã có hình Justitia. Ảnh: British
Museum.</center></em>
Trong đồng xu này, Justitia xuất hiện với một vòng nguyệt
quế trên đầu. Trong một số đồng xu khác có niên đại muộn
hơn, bà thường ngồi trên ghế, tay cầm một chiếc gậy dài
và một nhành cây hoặc một chiếc patera.
Tuy vậy, người ta tìm thấy nhiều điểm tương đồng giữa
Justitia và hai nhân vật thần thoại có từ trước đó của Hy
Lạp, Themis và người kế tục bà là thần Dike. Nền văn minh Hy
Lạp tồn tại từ thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên, trải qua
nhiều thăng trầm của lịch sử, đã bị đế chế La Mã thôn
tính từ thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên và lụi tàn bốn
thế kỷ sau đó.
<center><img src="http://www.danluan.org/files/u5311/lk2.jpg" width="400"
height="500" alt="lk2.jpg" /></center>
<em><center>Một bức tượng nữ thần Themis có niên đại khoảng
200 năm trước Công nguyên, được tìm thấy gần Athens, Hy Lạp,
hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia tại Athens.
Ảnh: athensguide.com.</center></em>
Theo thần thoại Hy Lạp, Themis là một trong những người vợ
của thần Zeus (tiếng Việt hay gọi là thần Dớt), hiện thân
của pháp luật và trật tự tự nhiên (khác với luật và trật
tự do con người đặt ra). Bản thân từ themis cũng có nghĩa là
luật tự nhiên, hay luật của Chúa trời (divine law). Bà cũng
được miêu tả là cố vấn pháp lý đầu tiên của thần Zeus
và thường ngồi cạnh ngai vàng của Zeus.
Themis có sáu người con với thần Zeus, và một trong số đó
đã kế tục bà trở thành hiện thân của công lý, đó là Dike.
Nữ thần Công lý này thường được biết đến qua hình ảnh
được khắc họa trên một chiếc vò cổ có từ thế kỷ thứ
6 trước Công nguyên, hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng
Kunsthistorisches ở Vienna (Áo).
<center><img src="http://www.danluan.org/files/u5311/lk3.jpg" width="400"
height="500" alt="lk3.jpg" /></center>
<center><em>Hình ảnh trên một chiếc vò cổ: Nữ thần Dike
(trái) đang đánh thần Adikia – hiện thân của sự bất công.
Ảnh: theoi.com.</em></center>
Có quan điểm cho rằng, Justitia trong thần thoại La Mã được
kế thừa từ hình tượng Themis và Dike trong thần thoại Hy
Lạp. Điều này có thể được giải thích bởi sự ảnh
hưởng to lớn của văn hóa Hy Lạp từ trước khi đế chế La
Mã ra đời, và khi người La Mã thôn tính Hy Lạp từ thế kỷ
thứ 2 trước Công nguyên, họ đã mượn hình tượng Themis và
Dike để xây dựng nên nữ thần Justitia.
Cũng có kiến giải cho rằng hầu hết các hình tượng Nữ
thần Công lý ngày nay (Lady Justice) được kết hợp từ thần
Themis và thần Justitia.
<strong>Trước người Hy Lạp và La Mã, người Ai Cập đã có
nữ thần Công lý của mình</strong>
Ma'at là nữ thần tượng trưng cho các giá trị Sự thật,
Công bằng, Trật tự, Pháp luật, Đạo đức và Công lý trong
đời sống tâm linh của người Ai Cập cổ đại. Bà còn là
hiện thân của các vì sao và mùa màng.
Hiện vật cổ nhất còn sót lại về bà là một văn tự Pyramid
có niên đại khoảng từ năm 2375 đến 2345 trước Công nguyên.
<center><img src="http://www.danluan.org/files/u5311/lk4.jpg" width="500"
height="300" alt="lk4.jpg" /></center>
<em><center>Thần Ma'at. Ảnh: becuo.com.</center></em>
<strong>Không phải khi nào và ở đâu Nữ thần Công lý cũng
bịt mắt </strong>
Nữ thần Công lý, dù với nguồn gốc nào và với ý nghĩa gì,
thường được các họa sĩ và nhà điêu khắc sau này khắc
họa cùng với chiếc cân, thanh gươm hay chiếc gậy hoặc cuốn
sách luật. Các nhà khoa học không tìm thấy hiện vật, tài
liệu nào trước thế kỷ 16 mô tả Nữ thần Công lý bịt
mắt.
Chỉ đến thế kỷ 16, các tác phẩm điêu khắc và tranh vẽ
mới bắt đầu bổ sung chiếc băng bịt mắt vào hình tượng
Nữ thần Công lý. Bức tượng đầu tiên thể hiện điều này
được tìm thấy ở thành phố Berne (Thụy Sĩ), do nhà điêu
khắc Hans Gieng hoàn thiện từ năm 1543, có tên gọi là
Gerechtigkeitsbrunnen (Fountain of Justice).
<center><img src="http://www.danluan.org/files/u5311/lk5.jpg" width="500"
height="300" alt="lk5.jpg" /></center>
<em><center>Bức tượng Gerechtigkeitsbrunnen. Ảnh:
ensi.ch.</center></em>
Tuy vậy, vẫn tồn tại nhiều bức tượng và tranh vẽ Nữ
thần Công lý không bị bịt mắt trên thế giới, với lời
giải thích rằng, nguyên gốc của các vị thần này không bị
bịt mắt, rằng Nữ thần Công lý, với quyền năng của mình,
không cần phải bịt mắt vẫn có thể tránh được sự tác
động của các yếu tố ngoại cảnh và đảm bảo được việc
xét xử công bằng, không thiên vị.
<strong>Một số bức tượng Nữ thần Công lý không bịt
mắt:</strong>
<center><img src="http://www.danluan.org/files/u5311/lk6.jpg" width="400"
height="500" alt="lk6.jpg" /></center>
<center><em>Thần Themis, tại Tòa án Tối cao Brisbane, tiểu bang
Queensland, Australia. Ảnh: legalheritage.sclqld.org.au</em></center>
<center><img src="http://www.danluan.org/files/u5311/lk7.jpg" width="500"
height="300" alt="lk7.jpg" /></center>
<center><em>Thần Justitia, bên ngoài Tòa án Tối cao Canada ở
Ottawa. Ảnh: Flickr.</em></center>
<center><img src="http://www.danluan.org/files/u5311/lk8.jpg" width="400"
height="250" alt="lk8.jpg" /></center>
<em><center>Thần Themis ở tòa nhà Thượng viện Nga. Ảnh:
saint-petersburg.com</center></em>
Tài liệu tham khảo:
Themis, Goddess of Justice – lib.law.washington.edu
<a
href="http://www.nycourts.gov/history/legal-history-new-york/history-new-york-courthouses-lady-justice.html">Lady
Justice – nycourts.gov</a>
Dennis E. Curtis & Judith Resnik, Images of Justice, 96 YALE L. J. 1727,
1755-58 (1987)
<a href="http://www.theoi.com/Titan/TitanisThemis.html">Themis –
Theoi.com</a>
<a href="http://www.theoi.com/Ouranios/HoraDike.html">Dike – Theoi.com</a>
<a
href="http://ancienthistory.about.com/cs/grecoromanmyth1/a/justicegoddess.htm">Lady
Justice – About.com</a>
<a href="http://en.wikipedia.org/wiki/Maat">Maat – Wikipedia</a>
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20141119/trinh-huu-long-nguon-goc-cua-bieu-tuong-nu-than-cong-ly),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét