<h1><strong><center>Thư yêu cầu Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng
Kinh tế Đức Sigmar Gabriel nêu vấn đề nhân quyền và tù nhân
lương tâm trong chuyến công du tham dự Hội nghị APK tại Việt
Nam</center></strong><h1/>
19/11/2014 (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Berlin - Ngày 19/11/2014, phó
thủ tướng và bộ trưởng kinh tế Đức Sigmar Gabriel đã dẫn
đầu một phái đoàn doanh nghiệp sang Việt Nam dự Hội nghị Á
châu Thái bình dương của Doanh nghiệp Đức (APK) lần thứ 14
năm nay 2014.
Tại Hà Nội, ông Gabriel tiếp xúc với TT Nguyễn Tấn Dũng, BT
Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh và BT Công Thương Vũ Huy
Hoàng.
Chiều ngày 20/11/2014, ông Gabriel cùng phái đoàn sẽ đến Sài
Gòn tham dự Hội nghị Asien-Pazifik-Konferenz der Deutschen Wirtschaft
(APK) kéo dài 3 ngày quy tụ khoảng 700 tham dự viên từ các doanh
nghiệp ở Đức và trong vùng Á châu Thái bình dương cũng như
Nguyễn Tấn Dũng, Vũ Huy Hoàng và Lê Lương Minh Tổng thư ký
ASEAN. Hội nghị APK bắt đầu năm 1986 tại Tokyo, Nhật và kỳ
thứ 14 năm nay lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam. Trong
phái đoàn tháp tùng ông Gabriel ngoài giới doanh nghiệp còn có
một số dân biểu liên bang Đức. Theo dự trù Bộ trưởng
Gabriel sẽ có cuộc gặp gỡ sinh viên của trường Đại học
Việt-Đức.
Nhân chuyến đi này của ông Gabriel, ngày 09/11/14 vừa qua Diễn
Đàn Việt Nam 21 đã gửi thư đến phó thủ tướng kiêm bộ
trưởng kinh tế Gabriel yêu cầu ông khi tiếp xúc với chính
giới Việt Nam hãy nêu vấn đề tôn trọng nhân quyền, trả
tự do cho tù nhân lương tâm như Tạ Phong Tần, Lê Quốc Quân...
Sau đây là thư của DĐVN21 gửi Bộ trưởng Sigmar Gabriel:
<strong><center>Thư gửi Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế
và Năng lượng liên bang Sigmar Gabriel</center></strong>
Diễn Đàn Việt Nam 21
Tiến Sĩ Dương Hồng Ân
Email:forumvietnam21@gmail.com
www.vietnam21.info
09.11.2014
Kính gửi
<strong>Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng liên bang Sigmar
Gabriel</strong>
Scharnhorststr. 34-37
10115 Berlin
V/v Chuyến công du Việt Nam của ông
Kính thưa ông Bộ trưởng
Chúng tôi lưu tâm đặc biệt tin ông công du Việt Nam nhân dịp
Hội Nghị Á châu–Thái Bình Dương lần thứ 14.
Chúng tôi đánh giá cao ông sẽ đưa các khía cạnh môi sinh và
nhân quyền vào các cưộc đàm phán với chính quyền Việt Nam.
Cuộc đối thoại Việt Nam-Đức nên nêu rõ với phía Việt Nam
một nền kinh tế thị trường không thể phát triển lâu dài
khi không có tự do, dân chủ và nhân quyền
Đằng sau mặt tiền tốt đẹp, kinh tế Việt nam, một nền kinh
tế nhào trộn chủ nghĩa Mác và tư bản man rợ, hiện đang
gặp phải những vấn nạn to lớn như phụ thuộc Trung quốc,
lạm dụng chức quyền bao che, dung túng cho thân nhân, gia đình
trị, tham nhũng có hệ thồng lan lên đến cấp lãnh đạo nhà
nước, đầu cơ bất động sản, nợ xấu ngân hàng, các doanh
nghiệp nhà nước nợ nần chồng chất, hoạt động kém hiệu
quả, không cho nước ngoài đầu tư. Cả nông dân Việt Nam cũng
trở thành nạn nhân của chính sách nhà nước. Ruộng đất bị
tịch thu để trưng dụng cho các khu công nghệ mà không được
bồi hoàn hoặc chỉ nhận được tiền bồi thường không
tương xứng. Hậu quả làm mức độ chênh lệch nghèo khổ ở
nông thôn và giầu có ở thành thị ngày càng gia tăng.
Việt Nam ở thế kỷ 21 với chế độ cộng sản độc đảng
không phải là một quốc gia dân chủ. Đảng cai trị đất
nước rất nghiệt ngã. Việt Nam hiện tại là một trong những
quốc gia thù nghịch lớn nhất với mạng điện tử Internet.
Những nhà báo mạng Blogger, những người hoạt động cho nhân
quyền, dân chủ, các luật sư nhân quyền và nhiều thành phần
xã hội khác bị bắt bớ một cách độc đoán và bị kết án
tù nhiều năm
Trên phương diện môi sinh, Hà Nội theo đuổi một chính sách
thù nghịch con người và thiên nhiên. Trong khi nước Đức
đình chỉ sự hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân,
Việt Nam lại nhập cảng các lò phản ứng từ Fukushima và
Tschernobyl để xây dựng các nhà máy điện nguyên tử ở những
địa phương dễ gặp thiên tai.
Trước tình trạng chính trị và kinh tế này của Việt Nam,
người ta tự hỏi có gì biện minh cho việc đầu tư vào một
chế độ tham nhũng như Việt Nam. Thêm vào đó còn nhiều trở
ngại khác như luật pháp, các quy định hành chính, và thủ
tục chấp thuận rất phức tạp.
Chúng tôi rất hoan nghênh nếu ông không những chỉ thảo luận
về chính trị và kinh tế với chính phủ mà còn dành thời gian
gặp gỡ đại diện của các nhóm xã hội dân sự. Chúng tôi
cũng hy vọng ông sẽ công khai đặt vần đề các tù nhân chính
trị và yêu cầu trả tự do cho những người hoạt đông nhân
quyền như bà Tạ Phong Tần, Luật sư Lê Quốc Quân, Linh mục
Nguyễn Văn Lý và nhiều người khác ...
Chúng tôi kính chúc ông và phái đoàn một chuyến công du thoải
mái và thành công.
Trân trọng
<strong>Tiến sĩ Dương Hồng Ân</strong>
<em>(Điều hợp viên Diễn Đàn Việt Nam 21)</em>
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20141120/thu-gui-pho-thu-tuong-kiem-bo-truong-kinh-te-va-nang-luong-lien-bang-sigmar-gabriel),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét