Những tuyên bố 'vô tiền khoáng hậu' của ngài Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng

Mỗi chính khách trong thời gian tại nhiệm ít nhiều đều để
lại những dấu ấn nhất định thông qua những phát ngôn và
hành động. Riêng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, không
chỉ được biết đến như một vị chính trị gia quyền lực
có nhiều tập đoàn kinh tế sân sau mà còn nổi tiếng với
những phát ngôn bất hủ.

Nhân câu nói của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: "ăn
hết rồi thì lấy đâu đầu tư", tại phiên họp thường vụ
Quốc hội ngày 9/10/2014, bàn về tình hình thu chi ngân sách năm
2014 và câu lập luận "Quốc hội tức là dân, dân quyết sai
thì dân chịu, chứ kỷ luật ai", tại hội nghị đại biểu
Quốc hội chuyên trách sáng 11/4/2014. Có thể coi đây là những
phát ngôn bất hủ nhất mọi thời đại khiến cho nhiều
người nhớ tới những phát ngôn để đời của ông Nguyễn
Sinh Hùng trước đây. Xin trích một số câu bất hủ khác của
ông để chúng ta cùng suy ngẫm những ngày cuối tuần.

<div class="boxright320"><img
src="https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgIzBpcjU3NpX0SEhBg0hvO0dXn4cWhQq7J5q9er17uE5AmlhkMPEoWyvFagexXa3UCYyYFhPSTIQH9qrg2E1UNLvYlz7DtYShTHL1m03vhp_j7WCg0-iyLbea1UsIsiSCf53rQbPCfNwg/s320/nguyen+sinh+hung.jpg"
/><div class="textholder">Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh
Hùng</div></div>
1. Khi làm Phó Thủ tướng, trả lời phỏng vấn báo Tuổi trẻ
ngày 6/3/2008, ông Nguyễn Sinh Hùng nói: "Tôi đảm bảo TTCK sẽ
lên giá và có chất lượng hơn. Nếu là nhà đầu tư chứng
khoán thì lúc này tôi sẽ mua cổ phiếu". Báo Quân đội nhân
dân nhấn mạnh thêm ý của ngài: "Thị trường đã giảm đến
đáy, nên trong điều hành Chính phủ quyết tâm không để giảm
thêm. Thời điểm này, nếu nhà đầu tư nào bán tháo cổ
phiếu thì sẽ thất bại, ngược lại người nào có quyết
định mua vào thông minh sẽ thắng". Tuy nhiên, ngay sau thời
điểm Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nói câu trên thì chỉ
số giá chứng khoán đang đứng ở mức khoảng 600 điểm đã
đi xuống một lèo tới đáy thực sự của TTCK là 238 điểm.

2. Trong lần đăng đàn trả lời chất vấn của Quốc hội ngày
12/6/2010, nói về việc xử lý cán bộ, ông Nguyễn Sinh Hùng
không ngần ngại nhấn mạnh: "Nghiêm ở đây không có nghĩa sai
là 'chặt chém' ngay, như vậy thì hết người, không có người
để làm... các đồng chí cứ dẹp đi thì bầu không kịp?"
rồi ông đặt một hỏi câu bất hủ: "Kỷ luật hết thì lấy
ai mà làm việc các đồng chí?". Phát ngôn này của ông
Nguyễn Sinh Hùng đã vấp phải sự phản đối dữ dội từ
phía dư luận. Bởi họ cho rằng phát biểu của ông như đang
dung dưỡng cho những hành vi sai trái.

3. Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng trả lời chất vấn trước
Quốc hội: "Đồng chí Lợi hỏi tôi có yên tâm với đường
sắt cao tốc không, tôi yên tâm, chúng ta không thể không làm
đường sắt cao tốc". Ngài Phó Thủ tướng còn nhấn mạnh:
"Tôi yên tâm. Yên tâm rằng phải làm. Yên tâm cùng Chính phủ
xin Quốc hội chủ trương để làm. Yên tâm là Quốc hội và
Chính phủ tính được bài để làm". Sau đó như chúng ta đã
biết thì Quốc Hội bác bỏ dự án này, và cũng bác luôn lời
nói của ông.

4. Họp bàn tái cơ cấu Vinashin ngày 8-6-2010, ngài PTT Nguyễn Sinh
Hùng khẳng định như đinh đóng cột: "Từ nay đến năm 2012
còn lỗ nhưng dự báo tới 2013-2014 sẽ bắt đầu có lãi và sau
năm 2015 VNS sẽ phát triển ổn định". Chỉ 1 tháng sau, tháng
7/2010, thông tin về vụ bê bối ở Vinashin bung ra và thực tế
đã cho thấy khả năng dự báo của ngài. Trả lời báo chí
trước những lo ngại về hiệu quả kinh doanh tại Vinashin trong
kỳ họp Quốc hội, PTT Nguyễn Sinh Hùng vô tư nói: "Tôi thì
vẫn chưa lo".

5. Trả lời than thở của ông Phạm Thanh Bình, TGĐ Vinashin trong
cuộc họp ngày 23/4/2008: "Vốn chủ yếu vay từ ngân hàng, nhưng
lãi suất cao. Chúng tôi đã trình đề án xin phát hành trái
phiếu sáu tháng nay nhưng chưa được phê duyệt". PTT Nguyễn
Sinh Hùng nói: "Ai dám hạn chế không cho các anh phát hành trái
phiếu. Chính phủ sẽ không để xảy ra ngừng trệ vốn kinh
doanh cho các tập đoàn".

Và ông Nguyễn Sinh Hùng thể hiện quyết tâm bằng việc cho
phép Vinashin được huy động 20.000 tỷ đồng, trong đó quan
trọng nhất là đã chỉ định các ngân hàng phải cho Vinashin
vay 10.000 tỷ trong thời điểm các doanh nghiệp nhỏ và vừa
cực kỳ khó khăn vì thiếu vốn. Xin hỏi 10.000 tỷ này bây
giờ đã bốc hơi đi đâu?

6. Khi Quốc hội bàn về làm đường sắt cao tốc, ngài Phó
Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng giải thích về những lo ngại của
các đại biểu Quốc hội là Việt Nam không đủ nguồn lực:
"GDP năm nay của Việt Nam tuy chỉ có 106 tỷ USD, nhưng đến 2020
sẽ tăng lên 300 tỷ USD và năm 2030 là 700 tỷ, đến 2040 ước
đoán cỡ 1,2 - 1,4 nghìn tỷ USD. Đến 2050, khi hoàn thành toàn
tuyến, con số đó dự kiến sẽ tăng gấp đôi". .... "Thu
nhập bình quân đầu người hiện nay là 1.200 USD, nhưng với
tốc độ tăng trưởng kinh tế tương lai thì đến 2020 sẽ là
3.000 USD, và lần lượt tăng lên mức 6.000, rồi 12.000 và sẽ
đạt 20.000 vào năm 2050".

Với phát biểu trên của PTT Nguyễn Sinh Hùng, tiến sĩ Nguyễn
Văn Tuấn cho rằng, ông Nguyễn Sinh Hùng làm kinh tế bằng cách
lấy số cũ nhân 2. Và dù cho đến 2050, thì Việt Nam cũng chỉ
đạt GDP vào khoảng 5400 USD mà thôi, còn lâu mới đuổi
kịp....Thái Lan.

Cùng chủ đề về đường sắt cao tốc, khi một số đại
biểu băn khoăn hỏi lí do phải làm đường sắt cao tốc, thì
ông Nguyễn Sinh Hùng cho rằng "vì không nước nào có diện
tích dài như Việt Nam?". Vậy Australia thì sao, nơi mà bay từ
bang phía Nam sang bang phía Tây tốn cả 4 giờ bay, tức còn dài
gấp mấy lần Việt Nam ta. Nhưng Australia không làm đường
sắt cao tốc. Do đó, lý giải của ông Phó Thủ tướng xem ra
...

7. Trước băn khoăn của một số đại biểu khi đây là con
đường sắt cao tốc "dài nhất thế giới", Phó thủ tướng
Nguyễn Sinh Hùng giải thích, "dài nhưng làm từng đoạn, chả
có mấy nước có chiều dài như nước ta đâu, các đồng chí
ạ, đi lại từng đoạn thì ngắn, cộng lại thì dài". (Báo
VnEconomy)

8. Phát biểu trong đánh giá về đại lễ 1000 Thăng Long Hà Nội
ngày 5/1/2011, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng vui vẻ nói: "Dù
ùn tắc, nhưng rất trật tự, rất lành mạnh, rất vui tươi".
Lần khác, theo Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, vào tối 10/10,
mặc dù chịu cảnh tắc đường vào sân vận động Mỹ Đình
song hàng vạn người dân đứng ngoài sân vẫn vui vẻ nói "Tôi
ngồi trong xe nhìn ra cũng thấy yên tâm, thấy cuộc sống rất
thanh bình".

Nhiều người khi nghe câu này của ông liền tự hỏi: Phó Thủ
tướng Nguyễn Sinh Hùng nói đùa hay thật? ông có cả một
đội quân để mở đường cho ông vào "thanh bình" mà.
Những tuyên bố trí tuệ của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh
Hùng
Khép lại thời làm Phó Thủ tướng với rất nhiều các phát
ngôn để đời, bước vào vị trí mới, trọng trách lớn hơn
đó là Chủ tịch Quốc hội, ông Nguyễn Sinh Hùng tiếp tục
để lại dấu ấn với các tuyên bố "để đời" của ngài
Chủ tịch Quốc hội khóa 13:

9. Ngày 7/8/2011, khi được báo chí hỏi, từ Phó thủ tướng
sang làm Chủ tịch Quốc hội, sự đổi vai này đem lại cho ông
những thuận lợi và khó khăn nào, ông có sợ khi điều hành
Quốc hội bị nhầm vai không? Tân Chủ tịch Quốc hội Nguyễn
Sinh Hùng nói một câu mà ít ai có thể hiểu nổi: "Xin nói
thật là làm thủ trưởng thì nó khác, cho ai nói thì nói, không
cho nói thì thôi, người ta nói mình nghe thì nghe mà không nghe
thì quên".


10. Ngày 11/04/2014, trong phiên họp Quốc hội về xử lý trách
nhiệm liên quan đến đầu tư công ngày 11/4/2014, Chủ tịch QH
Nguyễn Sinh Hùng đã gây một cơn "địa chấn" trong dư luận
khi phát biểu: "Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân
chịu chứ kỷ luật ai!". Cũng tại Hội nghị này ông Nguyễn
Sinh Hùng còn nói: "Chủ tịch Quốc hội không phải là người
đứng đầu Quốc hội".

Tuyên bố này của ông Nguyễn Sinh Hùng đã làm bùng lên sự
không hài lòng trong dân chúng. Quốc hội tức là dân, dân
quyết… Dân nào quyết? Thật khó có lời lẽ nào bình luận
về phát biểu này! Chủ tịch Quốc hội không phải là người
đứng đầu Quốc hội? Vậy xin các nhà làm từ điển, các nhà
làm Luật xem xét lại?

Chưa hết, với tư cách là người có trách nhiệm cao nhất trong
Quốc hội, nhưng phát biểu của ông không chỉ cho thấy sự
thiếu trách nhiệm mà còn thể hiện sự bao che cho cả cơ quan
Quốc hội khi nói "Quốc hội sai thì chỉ nhận khuyết điểm
chứ không thể kỷ luật".

11. Và mới đây nhất, ngài Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh
Hùng phán: "ăn hết rồi thì lấy đâu đầu tư", tại phiên
họp thường vụ Quốc hội ngày 9/10/2014, bàn về tình hình thu
chi ngân sách năm 2014. Như chúng ta đã biết, sau lưng ngài có
hàng loạt các tập đoàn kinh tế sân sau đang ngày đêm "ăn
hết" của cải của đất nước, thì lấy đâu tiền để đầu
tư cho nhân dân?

Trên đây chỉ là vài tổng kết chưa đầy đủ về những câu
nói bất hủ của ông Nguyễn Sinh Hùng, vẫn còn rất nhiều
phát ngôn để đời khác của ông Nguyễn Sinh Hùng cần phải
được tập hợp lại, in thành sách để nghiên cứu, học
tập... Rất có thể sẽ là đề tài thú vị của nhiều luận
văn Tiến sĩ, Thạc sĩ trong tương lai gần.

Nguồn: Internet

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20141115/nhung-tuyen-bo-vo-tien-khoang-hau-cua-ngai-chu-tich-quoc-hoi-nguyen-sinh-hung),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét