Ls Hà Huy Sơn - Tư tưởng, ngôn luận không phải là đối tượng của giám định tư pháp

<strong>1. Pháp luật khẳng định công dân có quyền tự do tư
tưởng, tự do ngôn luận:</strong>

<em>- Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị 1966,
Việt Nam tham gia năm 1982, quy định:</em>

"Khoản 1, Điều 18:

<ol>
<li>Ai cũng có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự
do tôn giáo. Quyền này bao gồm quyền tự do theo một tôn giáo
hay tín ngưỡng và quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín
ngưỡng qua sự thờ phụng, hành đạo, nghi lễ hay giảng dạy,
hoặc riêng tư hoặc với người khác, tại nơi công cộng hay
tại nhà riêng."</li>
</ol>

"Khoản 1, 2 Điều 19:

<ol>
<li>Mọi người đều có quyền giữ vững quan niệm mà không
bị ai can thiệp.</li>

<li>Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm;
quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ
biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay
ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương
tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia."</li>
</ol>

<em>- Tuyên ngôn nhân quyền Liên hợp quốc 1948, quy định:</em>

"Điều 19: Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát
biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can
thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp
nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương
tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia."

<em>- Hiến pháp năm 2013, điều 25, quy định:</em>

"Điều 25: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo
chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc
thực hiện các quyền này do pháp luật quy định."

Vì vậy, tư tưởng, ngôn luận là quyền tự do của con người,
quyền của công dân nó không phải là đối tượng của bất
cứ hoạt động giám định nào.

<strong>2. Đối tượng của giám định tư pháp:</strong>

<em>- Luật giám định tư pháp 2012:</em>

+ Khoản 1 điều 2, quy định:

"Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử
dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ
thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn
đề có liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử
và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án
hành chính theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng,
người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu
cầu giám định theo quy định của Luật này."

+ Khoản 1 điều 3 "Nguyên tắc thực hiện giám định tư
pháp", quy định:

"Tuân thủ pháp luật, tuân theo quy chuẩn chuyên môn."

+ Khoản 2 điều 41 "Nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan
ngang bộ quản lý chuyên môn về lĩnh vực giám định tư
pháp", quy định:

"Ban hành quy chuẩn giám định tư pháp hoặc hướng dẫn áp
dụng quy chuẩn chuyên môn cho hoạt động giám định tư pháp
theo yêu cầu và đặc thù của lĩnh vực giám định thuộc
thẩm quyền quản lý."

<em>- Thông tư số 24/2013/TT-BTTTT ngày 27/12/2013 của Bộ Thông tin
và Truyền thông:</em>

+ Khoản 1 điều 10 "Áp dụng quy chuẩn chuyên môn cho hoạt
động giám định tư pháp;", quy định:

"Hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực thông tin và
truyền thông được thực hiện căn cứ vào quy chuẩn chuyên
môn trong lĩnh vực thông tin và truyền thông hiện hành (bao gồm
Tiêu chuẩn quốc gia và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong lĩnh
vực thông tin và truyền thông) và các văn bản pháp luật có
liên quan đến nội dung cần giám định."

Như vậy, giám định tư pháp nói chung là việc sử dụng các
kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật,
nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn để xác lập chứng
cứ vật chất liên quan nhằm mục đích phục vụ giải quyết
vụ án. Nói riêng về giám định tư pháp trong lĩnh vực thông
tin và truyền thông là áp dụng Tiêu chuẩn quốc gia, Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia trong lĩnh vực thông tin và truyền thông
để xác định, kết luận các chứng cứ được yêu cầu trưng
cầu giám định để phục vụ việc giải quyết vụ án. Đối
tượng của giám định tư pháp nói chung và trong trong lĩnh vực
thông tin và truyền thông nói riêng phải là những chứng cứ
vật chất.

Việc phát biểu quan điểm; bao gồm tìm kiếm, tiếp nhận, và
phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự
hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi
phương tiện truyền thông khác (internet…) là quyền tự do của
con người. Nội dung của các tư tưởng, tin tức là những giá
trị phi vật chất, không thể đo lường được bằng một tiêu
chuẩn kỹ thuật, phương tiện vật chất hay một chuyên môn
nào. Nói cách khác tư tưởng, tin tức không phải là đối
tượng của giám định tư pháp và không thể sử dụng làm
chứng cứ cho việc giải quyết một vụ án.

Hà Nội, ngày 17/11/2014.


***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20141118/ls-ha-huy-son-tu-tuong-ngon-luan-khong-phai-la-doi-tuong-cua-giam-dinh-tu-phap),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét