<center><img
src="https://scontent-a-ams.xx.fbcdn.net/hphotos-xap1/v/t1.0-9/10409106_756864264397675_7321921719036333678_n.jpg?oh=cb745ecd97a04976179983e172c8d500&oe=54D2C8CB"
width="500" /></center>
Đó là câu nói qua điện thoại của thượng tá Đào Đình Hậu
- trưởng đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Dinh Bà, tỉnh
Đồng Tháp. Anh là một người rất nhã nhặn, ôn hòa và hiểu
biết sự đời hiện tại. Rất may cho chúng tôi (tôi và Nguyễn
Nữ Phương Dung) khi được ngồi nói chuyện đời với anh trong
vài giờ đồng hồ, tránh đi được khoảng thời gian nhàm chán
với những việc làm thông thường khi đối diện với cơ quan
công quyền.
Anh Hậu đã phải chờ rất lâu trước khi quyết định mời
chúng tôi rời khỏi đồn. Chủ động bắt tay anh thật chặt,
cảm ơn và từ chối khéo ý định cho số điện thoại của anh
như anh đề nghị. Anh e rằng khi tôi rời khỏi đó mà không có
giấy tờ gì trong tay, sẽ bị làm khó. Nếu bị, cứ gọi cho
anh.
Bên an ninh Đồng Tháp yêu cầu Dinh Bà phải giữ chúng tôi lại
để làm việc. Trước khi đó là yêu cầu Dinh Bà kiểm tra hành
lý. Nhưng cuối cùng thì anh Hậu đã khước từ cả 2 yêu cầu
này và nói với cấp dưới: Tôi chịu trách nhiệm về chuyện
này!
Chuyện là tôi và Dung nảy ra ý định đi kiểm tra hộ chiếu
xem thế nào khi về Đồng Tháp. Hộ chiếu của chúng tôi đã
bị cấm xuất cảnh hơn 1 năm nay. Điều nực cười ở chỗ là
bên cục xuất nhập cảnh A72 - Bộ Công an đã khinh thường
công dân khi không ra bất cứ 1 văn bản nào gửi cho công dân
về việc cấm công dân xuất cảnh. Để biết mình có thuộc
diện tự do đi lại hay không, bạn chỉ có cách là lâu lâu tự
kiếm một cửa khẩu để kiểm tra mà thôi.
Đầu năm 2014, tôi và Dung đi Mộc Bài để kiểm tra tình trạng
hộ chiếu thì bất ngờ biết được rằng 2 hộ chiếu 88, 258
này đã bị liệt vào danh sách cấm xuất cảnh với lý do an
ninh quốc gia từ 8/2013. Trở về, gửi thư tâm tình cho Cục
Bảo vệ Chính trị thì Cục nầy đá bóng sang cho Cục quản lý
Xuất nhập cảnh trả lời rất chung chung và không đưa ra thời
hạn lệnh cấm đó. Đây chính là sự thể hiện cho việc lạm
quyền của Bộ Công An, coi thường công dân và coi thường cả
đồng đội của mình. Đồng đội của họ ở đây là những
người làm nhiệm vụ ở cửa khẩu.
Khi thiếu tá Đỗ Văn Mạnh trấn áp tôi rằng: Anh thừa biết
là anh đã bị cấm xuất cảnh và đây là lần thứ 2 anh cố
tình xuất cảnh, tôi có thể bắt anh vì tội cố tình xuất
cảnh bla bla bla thì tôi cười lớn hahaha. Tôi nói với anh ta
rằng chuyện chúng ta gặp nhau ở đây là điều không ai mong
muốn và chúng ta không có mâu thuẫn gì. Kẻ tạo ra cuộc gặp
trớ trêu này chính là bên Công an. Nếu chỉ đơn giản là họ
gửi cho tôi 1 cái văn bản rằng Ông Dũng bị cấm xuất cảnh 3
năm 5 năm thì tôi không xuất hiện ở đây... Mãi đến gần
cuối giờ chiều, có lẽ thấy sự ăn ý trong nói chuyện giữa
tôi và anh Hậu, thiếu tá Mạnh mới xụi xuống.
Ngay kể cả khi tôi không ký biên bản và từ chối ghi vào lý
do không ký biên bản, thiếu tá Mạnh cũng cứ cố tìm cách ép
tôi ký. Chắc thiếu tá nghĩ mình tên Mạnh chăng? Anh Hậu
biết, gạt đi mới thôi. Lý do tôi không ký biên bản và không
nêu lý do không ký biên bản là đơn giản vì tôi không chấp
nhận chuyện tịch thu hộ chiếu của tôi một cách ngang nhiên
như vậy. Không thể lấy lý do là vì yêu cầu của Cục xuất
nhập cảnh - Bộ Công an để tịch thu Hộ chiếu của tôi
được. Chính vì việc tôi không để lại bút tích trên các
biên bản đó, nên tôi cũng không có trách nhiệm xuất hiện ở
buổi làm việc sáng hôm sau, như ghi trong biên bản.
Anh Hậu cũng nói rằng sẽ góp ý với các bên liên quan về
việc này (việc bên Công An không thông báo cho công dân về
việc bị cấm xuất cảnh cũng như lý do tịch thu hộ chiếu mơ
hồ, không viện dẫn Luật) và đề nghị tôi tiếp tục có
những tranh đấu để công tác thực thi, tôn trọng pháp luật
được diễn ra tốt đẹp hơn. Lại nhớ đến chữ tịch thu -
tạm giữ, anh Mạnh cố nói với tôi rằng chúng tôi chỉ tạm
giữ hộ chiếu của anh thôi, chứ không phải tịch thu. Tôi
lại phải giảng giải cho anh ấy rằng tạm giữ thì phải có
lý do theo luật và phải có thời hạn. Nghĩ cũng buồn khi mà
những người thực thi và bảo vệ pháp luật lại thiếu hiểu
biết về pháp luật đến như thế.
Tất nhiên, việc tiếp sau đây của tôi là sẽ chính thức
khiếu nại Cục Bảo vệ chính trị Nội bộ vì đã ngang nhiên
cướp đi quyền tự do đi lại của tôi. Rất mong những bạn
bè của tôi hỗ trợ. Bởi tôi đã bị cướp đi rồi thì chắc
chắn chúng sẽ cướp tiếp những người chưa bị cướp, nếu
tôi im lặng và các bạn không giúp đỡ tôi. Chính Cục này
cũng là nơi yêu cầu Cục Quản lý Xuất nhập cảnh cấm tôi
xuất cảnh và yêu cầu Cục Trinh sát ngoại tuyến tước đi
quyền đi lại trong nước của tôi mỗi khi có sự kiện nào
đó.
Cuối cùng, vẫn là một lời cảm ơn dành cho các anh bộ đội
cửa khẩu Dinh Bà, Đồng Tháp. Các anh làm cho tôi thấy rằng
trong giới công quyền vẫn đâu đó còn những người không bị
hoen ố. Các anh đã khích lệ cho tôi tiếp tục đấu tranh để
có được một xã hội tôn trọng pháp luật hơn.
<center><img
src="https://scontent-b-ams.xx.fbcdn.net/hphotos-xpf1/v/t1.0-9/q83/s720x720/10341854_756937734390328_3821262012584040068_n.jpg?oh=dba15f8cdd9af38d9eb303c0bb701b6c&oe=551D3CDA"
width="500" /></center>
<center><em>Biên bản tạm giữ hộ chiếu của đương sự Phương
Dung</em></center>
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20141115/hoang-dung-cdvn-den-toi-toi-con-buc-xuc-cha-la-cong-dan),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét