Nguyễn Thanh Giang - Trò tháu cáy của lãnh đạo Trung Quốc

Lãnh đạo Trung Quốc tháu cáy thì nhiều nước trên thế giới
đã hiểu, những nước chưa hiểu cũng đang dần dần hiểu
bởi họ không bị lóa mắt trước hàng hóa và tiền của Trung
Quốc. Nhưng sự hèn hạ của phía đối tác với Trung Quốc,
đến giờ phút này hẳn nhiên cũng không thể nào che mo nang
với thế giới được nữa. Vừa hèn hạ mà lại vừa "tháu
cáy" với dân chúng nữa thì tính thế nào? Vụ xử án nhóm yêu
nước Bùi Minh Hằng chẳng phải là "hèn với giặc ác với
dân" đến trơ tráo cùng tột đấy sao? Bởi thế, chỉ trong
phạm vi phát ngôn, nếu từ nay có bất kỳ một kẻ nào mà
lại dám mở mồm thớ lợ nhắc đến "4 tốt và 16 chữ" sau
chuyến đi của ông "Đại tướng không quân", thì xin cùng nhất
tề lên tiếng hô vang "<b>biến đi</b>", như ông Hạ Đình Nguyên
đã làm với Vũ Mão. Nói như Phan Bội Châu:

<center>Oán thù ta hãy còn lâu,</center>

<center>Trồng tre nên gậy gặp đâu đánh chừa.</center>

<div class="rightalign"><b>Bauxite Việt Nam</b>
</div>

Do Trung Quốc mời mà ông Lê Hồng Anh đã đến Bắc Kinh từ
ngày 26 đến 27/8 trong tư cách đặc phái viên của Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng.

Khác với cách đây mấy tháng, Nguyễn Phú Trọng xin mà Tập
Cận Bình cũng không cho sang.

Điều đó chứng tỏ rằng Trung Quốc có thể đã nhất thời
xuống thang vì bẽ mặt trước dư luận quốc tế phản ứng
đối với hành động đạo tặc của HD 981.

Tuy nhiên, ngay lúc này họ vẫn thò cái bộ mặt gian xảo của
họ ra trên giấy trắng mực đen.

Tuyên bố chung về "<i>Nhận thức chung nguyên tắc ba
điểm về tiếp tục phát triển quan hệ Trung-Việt"
</i>sau chuyến đi của ông Lê Hồng Anh do Tân Hoa Xã Trung Quốc
phát đi như sau:

<ul> <li> <i>Lãnh đạo hai Đảng, hai nước sẽ tiếp tục
tăng cường chỉ đạo trực tiếp phát triển quan hệ song
phương, thúc đẩy quan hệ Trung-Việt <u>trước sau như
một</u> phát triển lành mạnh, ổn định.</i>

</li> <li> <i>Hai bên <u>cần phải tiếp tục sâu sắc</u> giao
lưu giữa hai Đảng, <u>nhìn về lâu dài</u> khôi phục và
tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực quốc phòng, kinh
tế-thương mại, <u>an ninh hành pháp</u>, nhân văn, v.v.</i>

</li> <li> <i>Hai bên đồng ý tuân thủ nhận thức chung quan
trọng đạt được giữa Lãnh đạo hai Đảng và hai nước,
nghiêm túc thực hiện "Thoả thuận về những nguyên tắc
cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa
hai nước Trung-Việt", vận dụng tốt cơ chế đàm phán
Chính phủ về biên giới Trung-Việt, tìm kiếm giải pháp
cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận
được<b>, <u>tích cực nghiên cứu và thương lượng về
vấn đề cùng khai thác,</u></b> không áp dụng hành động
làm phức tạp và mở rộng tranh chấp, giữ gìn đại
cục của quan hệ Trung-Việt cũng như hoà bình và ổn
định của <u>Nam Hải.</u></i>

</li> </ul> Trong khi đó, Thông Tấn Xã Việt Nam nói ba nội dung
này là:

<ul> <li> <i>Lãnh đạo hai Đảng, hai nước Việt Nam-Trung Quốc
tăng cường hơn nữa việc chỉ đạo trực tiếp đối với quan
hệ hai Đảng, hai nước, thúc đẩy quan hệ Việt-Trung không
ngừng phát triển lành mạnh, ổn định.</i>

</li> <li> <i>Hai bên tăng cường giao lưu giữa hai Đảng, hai
nước; khôi phục và tăng cường hợp tác giữa hai bên trên
mọi lĩnh vực như chính trị ngoại giao, quốc phòng, an ninh,
kinh tế, thương mại, thực thi pháp luật, nhân văn...</i>

</li> <li> <i>Hai bên tuân thủ các nhận thức chung quan trọng
của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực
hiện "Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo
giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc," sử
dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh
thổ Việt Nam-Trung Quốc; tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu
dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, đồng thời
tích cực nghiên cứu và bàn bạc các giải pháp mang tính quá
độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của
mỗi bên, kể cả vấn đề hợp tác cùng phát triển; kiểm
soát tốt những bất đồng trên biển, không có hành động làm
phức tạp, mở rộng tranh chấp; duy trì đại cục quan hệ
Việt-Trung và hòa bình, ổn định trên Biển Đông.</i>

</li> </ul> Hai bản văn trên không giống nhau và có thể đã bị
Trung Quốc xuyên tạc theo ý họ:

Ở điểm thứ nhất, phía Việt Nam chỉ nêu <i>thúc đẩy quan
hệ Việt-Trung không ngừng phát triển lành mạnh, ổn định
</i>thì phía họ thêm vào mấy chữ <i>trước sau như một.</i>

Dứt khoát không thể <i>trước sau như một</i> nữa. Trước
đây do bị lường gạt quan hệ ta với họ là quan hệ
thầy-trò, quan hệ lính lệ-chủ soái, đưa dân ta đi vác cờ
cho họ, đổ máu vì họ. Bây giờ ta với họ như chèo
bẻo-diều hâu. Cùng chung sống trong bầu trời nhưng nếu láng
cháng thì sẵn sàng lao tới đánh đuổi.

Ở điểm thứ hai, phía Trung Quốc đã đưa thêm các chữ
<i>cần phải tiếp tục sâu sắc… nhìn về lâu dài.</i>

Giao lưu thì cứ giao lưu, tùy tình hình mà điều chỉnh mức
độ. Mệnh lệnh nào buộc ai <i>cần phải</i>, mà cũng không
nhất thiết cứ phải <i>sâu sắc</i>.

Giao lưu như thế nào thì tùy nhu cầu của mỗi bên, thực tế
đổi trắng thay đen đã cho thấy, biết thế nào mà <i>nhìn về
lâu dài</i>.

Trong điểm thứ hai này đáng cảnh giác nhất là phía Trung
Quốc đưa thêm các chữ <i>tăng cường hợp tác trong lĩnh
vực… <u>an ninh hành pháp</u></i> trong khi Việt Nam chỉ đặt
vấn đề<i> tăng cường hợp tác giữa hai bên trên mọi lĩnh
vực như… <u>thực thi pháp luật</u>. </i>

Phải chăng Trung Quốc muốn nhắc lại Tuyên bố chung Việt Nam
– Trung Quốc do Nguyễn Phú Trọng ký kết với Hồ Cẩm Đào
để tạo cơ hội đưa công an, quân đôi Trung Quốc vào Việt
Nam?

(Điểm Năm trong khoản 4 của Tuyên bố trên ghi rõ một điều
cực kỳ ngu xuẩn và tội lỗi: "<i>Năm là, đi sâu hơn nữa
hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực thi hành pháp luật và an
ninh… cùng phòng ngừa và tấn công các hoạt động vi phạm
pháp luật, tội phạm xuyên biên giới; tăng cường phối hợp
và ủng hộ lẫn nhau trong việc giữ gìn ổn định trong nước
của mình"</i>).

Gian trá, lếu láo hơn cả là, ở điểm thứ ba Trung Quốc đã
gài câu: <b><i>tích</i> <i>cực nghiên cứu và thương lượng
về vấn đề cùng khai thác… Nam Hải.</i></b>

Biển Đông đã là của Việt Nam từ ngàn đời nay chứ có
phải của chung Việt Nam – Trung Quốc đâu mà đặt vấn đề
cùng khai thác được.

Dứt khoát tàu thuyền Trung Quốc không được vào đánh bắt
thủy hải sản ở Biển Đông (Khi họ vào đánh cá ở lãnh
hải Philippines đã bị nước này bắt bỏ tù và nộp phạt).

Dứt khóat Trung Quốc không được đưa giàn khoan vào thăm dò
khai thác dầu khí ở Biển Đông, ngoại trừ trường hợp Việt
Nam mời họ vào ký kết hợp đồng ăn chia theo tỷ lệ Việt
Nam ấn định.

Rõ ràng, không thể một phút lơi là không cảnh giác với Bắc
Triều. Trong bài viết "Có nên đặt vấn đề Thoát Trung"
tôi đã tha thiết kêu gọi: "<i>Hãy khắc ghi vào tâm trí chúng
ta khẩu hiệu "Hãy cảnh giác với Bắc Triều" bằng chỉ
thị, nghị quyết, bằng thường xuyên nêu trong mục kiểm
điểm ở các chi bộ Đảng, các buổi hội họp của các tổ
chức dân sự, bằng thơ văn, nhạc, họa… "</i>

Thế mà! Mấy ngày nay lại có tin hàng vạn lao động người
nước ngoài đang rầm rập đổ vào Vũng Áng - Hà Tĩnh, trong
đó có nguồn tin cho biết "trên 90% trong tổng số gần 11.000 lao
động tuyển dụng mới mang quốc tịch Trung Quốc".

Chưa nói đến hiểm họa Thành Troa, chỉ trông vào con số
24.000 kỹ sư, cử nhân Việt Nam hiện đang không có công ăn
việc làm cũng thấy bất cứ do đâu, bất cứ vì cấp chính
quyền nào để xảy ra tình trạng trên cũng không thể chấp
nhận được.

Hãy cảnh giác với Bắc triều!

Hãy cảnh giác với Trung Nam Hải!

Hà Nội 28 tháng 8 năm 2014




***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20140829/nguyen-thanh-giang-tro-thau-cay-cua-lanh-dao-trung-quoc),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét