Jonathan London - Đa nguyên Việt Nam

<blockquote><strong>Dân Luận:</strong> Chả có xã hội nào là nhất
nguyên cả, chỉ có những xã hội mà chế độ độc tài cố
gắng cưỡng ép người dân suy nghĩ giống mình mà thôi. Nhưng
những chế độ đó cũng chưa có ai thành công cả.</blockquote>

Qua nhiều năm, những người đấu tranh nhằm cải cách thế
chế ở Việt Nam đã không ngừng đòi hỏi phải có một nước
Việt Nam đa nguyên, trong khi những người bảo thủ tìm mọi
cách chống lại, coi nó là âm mưu diễn biến hòa bình nhằm
thay đổi "chế độ của chúng ta." Tôi xin báo tin buồn cho
cả hai bên: tất cả các bạn đều sai. Vì từ rất lâu rồi
Việt Nam và cụ thể là đảng cầm quyền đã một đảng đa
nguyên. Không phải chỉ có tôi khẳng định như thế mà nó là
một thực tế đã được chứng minh qua rất nhiều công trình
nghiên cứu khác nhau, kể cả các công trình nghiên cứu
'đỏ,' nghiên cứu 'vàng,' và nghiên cứu của những các
chuyên gia nước ngoài, từ Mỹ cho đến Hoa Lục.

Vậy, lời khẳng định cho rằng Đảng công sản Việt Nam là
một đảng đa nguyên không phải là chuyện gây tranh cãi mà là
một nhận xét rất khách quan. Phê bình và tự phê bình mãi đã
không thay đổi được thực thế đó. Thích hay ghét "dân chủ
tập trung" cũng vậy mà thôi. Qua trao đổi với một số nhân
vật trong chính quyền Việt Nam, tôi biết là họ không thích
lắm, mỗi khi tôi đề cập đến tính đa nguyên hay (bi quan hơn)
sự chia rẽ trong giới chính trị cao cấp. Theo tôi, có gì là
không thích ở đây? Vâng, tôi hiểu "biện pháp của Việt
Nam" (tức là Việt Nam way) là sự "nhất trí ở cấp cao,"
cho phép đưa ý đảng xuống lòng dân. Nhưng, trên thực tế, có
ai ở Việt Nam mà không thấy – giống như ở tất cả các
nước trên thế giới (thậm chí cả ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân
Dân Triêu tiên) – bao giờ cũng tồn tại những lợi ích khác
nhau.

Vì thế, khác với phát biểu của Phạm Chí Dũng trong thời gian
gần đây, tôi không thấy ở Việt Nam những nhóm lợi ích và
nhóm bao thủ vì trên thực tế, xã hội nào cũng đều có
những nhóm lợi ích cả. (Trừ một số ít trường hợp như
chế độ của Hitler và Pol Pot, v.v. kể cả các chế độ của
Stalin và Mao cũng đã có những nhóm lợi ích của họ, họ đã
giết nhau vì những lý do khác nhau). Hay lấy một ví dụ khác.
Trong một buổi nói chuyện, GS Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng: "Ở
Việt Nam gần đây, có hai khuynh hướng,… khuynh hướng muốn
thoát Trung, và khuynh hướng muốn hòa hiếu với Trung Quốc."
Đa nguyên rồi chứ còn gì nữa.

Trong thời điểm lịch sử, khi Việt Nam đang tiến hành một
cuộc thảo luận trên quy mô quốc gia về hướng đi của đất
nước… Vào thời điểm đang có sự phát triển lành mạnh
của xã hội dân sự cả trong và ngoài bộ máy,… Vào thời
điểm, khi các vị trong Bộ Chính Trị, trong Ban Chấp Hành Trung
Ương Đảng và Quốc hội đang tìm con đường đi, tôi xin đề
nghị thay vì phủ nhận việc Việt Nam có một nền chính trị
đa nguyên thì hãy chấp nhận điều đó, coi nó một thế mạnh
và đang phát triển, để ngày càng mạnh mẽ hơn, lấy nó làm
điểm tựa để hướng đất nước tới một tương lai dân
chủ, tự do. Được không? Nếu làm được như thế thì tất
cả mọi người cùng thấy rằng Việt Nam thực sự đang thay
đổi một cách trật tự, an toàn và văn minh.

JL

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20140829/jonathan-london-da-nguyen-viet-nam),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét