Hoàng Đàm - Về cái gọi là "chủ nghĩa Phát-xít ở Ukraine"

Nhiều người Việt, vốn bị ảnh hưởng bởi truyền thông Nga,
gọi chính phủ Ukraine hiện nay là phát-xít, cho dù đôi khi bản
thân họ cũng không hiểu lắm điều đó có nghĩa là gì, vì sao
như vậy.

<center><img
src="http://nhipcauthegioi.hu/uploads/2007/images/1405084437.nv.jpg"
width="450"></center>
<center><em>Odessa hiền hòa, thanh bình, không phải là hình ảnh
một xứ sở phát-xít - Ảnh: Joerg Glaescher</em> </center>

Truyền thông Nga và cả một bộ phận lãnh đạo Nga, từ tháng
sáu trở về trước (bây giờ thì ít hơn nhiều) hay gọi chính
quyền Ukraine và những người ủng hộ họ là phát-xít và
anti-cemism. Điều này có ảnh hưởng lớn đến quan điểm của
người Nga và một số người miền Đông Ukraine, vốn nói
tiếng Nga.

Thử xem lại một số nét lịch sử và thực tiễn chính trị
có liên quan.

<b>1.</b> Chủ nghĩa phát-xít (xuất phát từ nước Ý của
Mussolini) là một khái niệm khá phức tạp. Có thể gọi vắn
tắt đó là những khuynh hướng chính trị cực hữu, dân tộc
chủ nghĩa cực đoan, độc tài, quân phiệt và sùng bái cá
nhân, lãnh tụ.

Bên cạnh đó, anti-cemism là khuynh hướng phân biệt chủng tộc
đối với người Do Thái.

<b>2.</b> Ở Ukraine có hai lực lượng dân tộc chủ nghĩa
thường vẫn được Moscow lôi ra làm ví dụ là đại diện
phát-xít. Đó là đảng Svoboda và lực lượng Right Sector. Trong
cuộc bầu cử tổng thống Ukraine vừa qua, lãnh tụ hai đảng
này có được tổng số phiếu bầu là 1,86%, ít hơn nhiều so
với một người Do Thái là ông Rabinovich được 2,76%.

Có thể nêu ra vài ví dụ để so sánh. Tại cuộc bầu cử
tổng thống Pháp năm 2012, lãnh tụ đảng dân tộc cực hữu -
bà Marine Le Pen được 17,9% số phiếu. Tại bầu cử Quốc hội
Nga 2011, đảng dân tộc chủ nghĩa của Nga mang tên Dân chủ Tự
do Nga được 11,7% số phiếu.

Trên thực tế, sự ủng hộ phe dân tộc chủ nghĩ cực đoan và
anti-cemism ở Ukraine ít hơn nhiều so với các nước Châu Âu. Và
hầu hết các đảng cực hữu ở Châu Âu đều có quan hệ rất
tốt với chính quyền Nga (có thể xem phát biểu của bà Le Pen,
hay của các lãnh tụ đảng Jobbik bên Hungary).

<center><img
src="http://nhipcauthegioi.hu/uploads/2007/images/1405091557.nv.jpg"
width="450"></center>
<center><em>Hình ảnh yêu nước của một cô gái cẩn thận gấp
từng chiếc giấy ăn màu cờ tổ quốc ở quán bar nơi cô làm
việc</em></center>

<b>3.</b> Phân tích các chính sách và chương trình của Tổng
thống và Chính phủ Ukraine (trong đó có có vài thành viên ở
đảng Svoboda), chúng ta không thấy có điểm nào tương đồng
với chủ nghĩa phát-xít. Ko hề thấy xua đuổi, đàn áp người
nước ngoài hay người khác dân tộc, cũng không thấy các chính
sách độc tài hay quân phiệt, dân tộc chủ nghĩa.

Ngược lại, chính sách dân tộc, bảo vệ người Nga ở nước
ngoài và sự sùng bái cá nhân Putin ở Nga rất cao, gây một số
lo ngại nhất định cho các nước láng giềng và quốc tế.

<b> 4.</b> Truyền thông Nga thường xoáy vào các tiểu đoàn tình
nguyện chiến đấu ở miền Đông như Azov, Donbass... có hệ tư
tưởng, nguồn tài chính phức tạp, khuất tất, gọi họ là
"phát-xít" và mở rộng, quy nạp lên đến chính phủ Ukraine.

Tuy nhiên, chính người Ukraine cũng hiểu rằng, trong hoàn cảnh
chiến tranh, lúc lực lượng chính quy quá yếu, sự có mặt
của các lực lượng tình nguyện theo nguyên tắc "<i>kẻ thù
của kẻ thù là bạn của ta</i>" là phải chấp nhận. Lúc
chiến tranh vệ quốc, chống ngoại xâm thì phải huy động toàn
lực cả nước. Chúng ta cũng nhớ rằng, trong hàng ngũ Việt
Minh chống Pháp không chỉ có những người cộng sản.

<b>5.</b> Theo thống kê, hàng năm ở Nga có chừng hai chục
người chết do bị các lực lượng dân tộc chủ nghĩa cực
đoan hành hung. Ở Ukraine, người cuối cùng bị chết vì mâu
thuẫn sắc tộc là vào năm 2010.

Đa số người Việt chúng ta điều biết đến tệ nạn bọn
đầu trọc hành hung người nước ngoài tại Nga. Báo chí Việt
ngữ cũng đã đăng nhiều tin thương tâm về những em sinh viên
Việt Nam vô tội bị bọn này đánh chết một cách thương tâm
ở <a target="_blank" href="/modules.php?name=News&op=viewst&sid=1716"
>Moskva</a>, <a target="_blank"
href="/modules.php?name=News&op=viewst&sid=1714" >Sait-Peterburg</a>.

Chúng ta có bao giờ nghe đến chuyện này ở Ukraine không?

<b>6.</b> Nhiều người Việt ở Nga kinh doanh thành công, nhưng
chỉ có rất ít người được xã hội họ công nhận, như GS.
Nguyên Lân Tuất (về âm nhạc). Còn lại, đa số phải chấp
nhận cuộc sống thu mình, khép kín trong cộng đồng Việt Nam.

Ngược lại, người Việt Nam ở Kharkiv (Ukraine) thậm chí còn
xây được một ngôi chùa Trúc Lâm rất lớn, khói hương nghi
ngút. Các phật tử người Việt ở Nga "thèm" lắm, nhưng có
bao giờ dám mơ ước là xã hội, chính quyền Nga chấp nhận cho
họ một chuyện như vậy?

<center><img
src="http://nhipcauthegioi.hu/uploads/2007/images/1405091630.nv.jpg"
width="350"></center>
<center><em>Thanh nữ Ukraine "tạo dáng" trên nền cờ tổ quốc
tại thủ đô Kiev - có là hình ảnh "phát-xít"?</em> </center>

Và cuối cùng, chúng ta vẫn thường hay thấy cảnh một anh
chàng Việt da vàng khoác vai một cô gái Ukraine tóc vàng, chân
dài đi dạo ở trung tâm Odessa thanh bình - cảnh đấy có giống
<a target="_blank" href="https://www.youtube.com/watch?v=hopeDGvHNlE" >một
đất nước phát-xít</a> không?

Vậy chúng ta có nên gọi chính quyền Ukraine là phát-xít không?
Có nên bắt chước người Nga gọi tất cả những ai không
đồng ý đi cùng với họ là phát-xít không?

<b>Hoàng Đàm, từ Kiev (Ukraine)</b>

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20140711/hoang-dam-ve-cai-goi-la-chu-nghia-phat-xit-o-ukraine),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét