Ts Nguyễn Sĩ Dũng: "Nếu không thay đổi thì Việt Nam không có tương lai"

"Tại kỳ họp lần này, Quốc hội tiếp tục thảo luận, xem
xét thông qua việc sửa đổi Hiến pháp, đây là cơ hội lịch
sử để chúng ta thiết kế nền quản trị quốc gia đáp ứng
được yêu cầu của thời đại, tạo ra xung lực mới cho sự
phát triển".

<center><img
src="http://images.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=669116" >
</center>

<center> <em>TS Nguyễn Sĩ Dũng (phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc
hội) nói trong cuộc trò chuyện với Tuổi Trẻ</em>.</center>

<em> * "Nếu không đổi mới, chắc chắn VN sẽ khó khăn, tôi
nghĩ Quốc hội cũng cảm nhận được điều này". Bộ
trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư Bùi Quang Vinh đã phát biểu
như vậy tại Quốc hội. Cá nhân ông cảm nhận ra sao?</em>
<div class="boxright200"><div class="quotebody"><div class="quoteopen"><img
class="quoleft" src="/misc/quoleft.png"/></div>Chúng ta đang sống trong
một thế giới đã thay đổi. Sống theo cách cũ, vì
vậy sẽ không có tương lai.<img class="quoright"
src="/misc/quoright.png"/> <br class="quoteclear"></div><div
class="quoteauthor">» Ts Nguyễn Sĩ Dũng</div></div>

- Cá nhân tôi cảm nhận là Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã
nói rất thẳng thắn và rất đúng đắn. Chúng ta đang
sống trong một thế giới đã thay đổi. Sống theo cách
cũ, vì vậy sẽ không có tương lai. Điều đáng lưu ý
là không chỉ thế giới đã rất khác, mà những người
dân cũng đã rất khác. Tôi có cảm giác là hàng chục
triệu người dân đã hội nhập với thế giới hiện
đại nhanh chóng và hiệu quả hơn so với nhiều thiết
chế đang vận hành nền quản trị quốc gia của chúng ta.

Sự khó khăn mà Bộ trưởng Vinh phát biểu tại Quốc
hội có thể đến không chỉ từ việc phải cạnh tranh
toàn diện với các quốc gia khác, mà còn từ những
mong đợi và những đòi hỏi lớn hơn của những người
dân đã hiểu biết và trưởng thành vượt bậc.

<em> * Vậy thì đổi mới tiếp theo nên bắt đầu từ đâu, theo
ông?</em>

- Mọi chuyện đều nên bắt đầu từ chính cái đầu
của chúng ta. Không có sự cầm tù nào thê thảm và tàn
hại bằng sự cầm tù tư duy của con người. Đổi mới
tư duy chính vì vậy phải là bước đầu tiên, cũng là
bước tiếp theo cho mọi sự đổi mới mà chúng ta tiến
hành. Đây rõ ràng không phải là điều gì quá mới mẻ.
Điều này đã được Đảng ta nói tới hàng chục năm
nay. Vấn đề là thiếu những kiến thức mới, những
khái niệm mới..., thật khó lòng đổi mới được tư
duy. Quả thật, làm sao có thể đổi mới tư duy bằng
cách xào nấu lại các giáo điều xưa cũ?!

Khi đã có tư duy mới, cái cần phải đổi mới trước
tiên có lẽ là nền quản trị quốc gia. Thế giới đã
chứng minh rằng không phải tài nguyên, vị trí địa lý hay
thời tiết mà thể chế do con người xây dựng là nguyên nhân
căn bản của sự thành công hay thất bại về kinh tế, cũng
như về phát triển nói chung. Nhân đây, câu chuyện thành
công của đội bóng U-19 gợi cho chúng ta điều gì? Phải chăng
là nếu tổ chức được mô hình theo chuẩn quốc tế thì
"thấp bé nhẹ cân" như các cầu thủ VN vẫn có hi vọng,
và ngược lại?

Tại kỳ họp lần này, Quốc hội tiếp tục thảo luận, xem
xét thông qua việc sửa đổi Hiến pháp, đây là cơ hội lịch
sử để chúng ta thiết kế nền quản trị quốc gia đáp ứng
được yêu cầu của thời đại, tạo ra xung lực mới cho sự
phát triển.

<em> * Ông hình dung nền quản trị quốc gia "đáp ứng được
yêu cầu thời đại" như thế nào?</em>

- Tôi hình dung nền quản trị quốc gia hiện đại phải
đáp ứng mấy yêu cầu sau: 1- Bảo đảm pháp quyền. 2-
Bảo đảm trách nhiệm giải trình. 3- Bảo đảm sự minh
bạch. 4- Bảo đảm sự tham gia và sự dự phần của mọi
người dân. Tất nhiên, những điều nói trên hoàn toàn
không phải là sáng kiến của cá nhân tôi. Đó là sự
tổng kết của Liên Hiệp Quốc từ kinh nghiệm của nhiều
quốc gia trên thế giới.

Như vậy, đòi hỏi đầu tiên đối với việc đổi
mới nền quản trị quốc gia là phải xác lập cho bằng
được pháp quyền (cách mà chúng ta hay gọi hơn là xây
dựng nhà nước pháp quyền). Đây là một vấn đề mang
tính kỹ trị. Ý chí chính trị phải kết hợp với
kiến thức và sự hiểu biết mới giúp chúng ta xây
dựng được pháp quyền.

<em> * Ông có đề xuất mô hình cụ thể nào không?</em>

- Khoảng một vài tuần trước khi cố thủ tướng Võ Văn
Kiệt qua đời, bác Kiệt có gọi tôi lên trò chuyện, và tôi
đã trình bày một số suy nghĩ của mình. Lúc bấy giờ tôi có
nói rằng cần phải hết sức tránh việc hình thành hai nhà
nước trong một đất nước. Chúng ta có thể nghiên cứu nhất
thể hóa sâu rộng hơn, tương tự như Singapore chẳng hạn,
để Đảng lãnh đạo thật sự "hóa thân" vào Nhà nước.
Làm được điều này, chúng ta không chỉ tránh được
rủi ro của những xung đột không đáng có giữa Đảng và
Nhà nước, mà còn xác lập được chế độ trách
nhiệm giải trình hữu hiệu, bảo đảm được quy trình
ban hành quyết định minh bạch, rõ ràng và đỡ tốn kém
thời gian, công sức hơn. Tôi cho rằng hiện nay đây là
nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất để đổi mới
nền quản trị quốc gia của chúng ta.

Thật ra, nhất thể hóa cũng là chủ trương đã được
Đảng ta đề ra, chứ không phải là điều gì mới mẻ
cả. Tuy nhiên, đây là một vấn đề rất lớn. Nhiều khía
cạnh của vấn đề lại không thể chỉ giải quyết bằng
mỗi một việc là sửa đổi Hiến pháp. Tất nhiên, có
những vấn đề cơ bản khác nếu không được thiết kế trong
Hiến pháp thì rất khó mở đường cho việc đổi mới
tiếp theo nền quản trị quốc gia.

<em> * Văn kiện Đại hội XI có nói đến việc "tạo môi
trường dân chủ thảo luận, tranh luận khoa học, khuyến khích
tìm tòi, sáng tạo, phát huy trí tuệ của cá nhân và tập thể
trong nghiên cứu lý luận". Vấn đề nêu trên chạm đến
những lý luận rất lớn và sẽ có nhiều ý kiến khác nhau,
ông nghĩ tính khả thi đề xuất của mình đến đâu?</em>

- Người Anh có câu ngạn ngữ: "Bạn không bao giờ biết
bạn có thể làm được điều gì, trước khi bạn thử
làm điều đó". Tôi nghĩ rằng người Anh không phải là
không có lý.

VÕ VĂN THÀNH <em>thực hiện</em>

<blockquote><div class="boxright200"><img
src="http://images.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=669115"
/><div class="textholder">Bộ trưởng BÙI QUANG VINH - Ảnh:
V.DŨNG</div></div>
"Năm 2016-2020 nếu VN không đổi mới chắc chắn VN sẽ khó
khăn, tôi nghĩ Quốc hội cũng cảm nhận được điều này...
Tôi tin tưởng đất nước VN sẽ phát triển với những con
người thông minh và có học hành, chắc chắn VN sẽ không thua
kém các nước như Hàn Quốc và Nhật.

Tất nhiên ở nhiều góc độ nhìn khác nhau thì chúng ta thấy
vấn đề khác nhau. Nhưng có thể nói trên bình diện thống kê,
phân tích chi tiết thì chúng tôi thấy ta đang có bước phục
hồi mặc dù phục hồi còn ít và chưa thật sự bền vững.
Đó là những tín hiệu tốt, chúng tôi nghĩ rằng lúc này niềm
tin là điều quan trọng và chúng ta cần phải xây dựng niềm
tin để chúng ta vươn tới".

<em><strong> (Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư Bùi Quang Vinh
phát biểu trong phiên thảo luận của Quốc hội về kinh tế -
xã hội sáng 1-11)</strong></em></blockquote>

<center>* * *</center>

<blockquote><strong> Quốc hội thảo luận về Hiến pháp và Luật
đất đai</strong>

Trong tuần làm việc thứ ba của kỳ họp thứ 6 Quốc hội
khóa XIII, Quốc hội dành hai ngày để thảo luận tại hội
trường về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (ngày 5-11),
về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật
đất đai sửa đổi (6-11). Hai nội dung này được truyền hình
và phát thanh trực tiếp.

Chương trình nghị sự của Quốc hội trong tuần còn gồm các
nội dung quan trọng khác như thảo luận về dự thảo Luật
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi); công tác
phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; công tác
phòng chống tham nhũng năm 2013; việc thực hiện chính sách,
pháp luật về bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012; việc sửa
đổi, bổ sung nghị quyết số 38/2004/QH11 ngày 3-12-2004 của
Quốc hội về chủ trương đầu tư xây dựng đường Hồ Chí
Minh.

Trong tuần, Quốc hội cũng sẽ nghe một số tờ trình về dự
án Luật xây dựng (sửa đổi); dự án Luật bảo vệ môi
trường (sửa đổi); dự án Luật hôn nhân và gia đình (sửa
đổi); dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật bảo hiểm y tế.

MAI HƯƠNG</blockquote>

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://danluan.org/node/23196), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét