Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư Pháp Lê Thị Nga: Chống tham nhũng: Cơ quan điều tra PHẢI ĐỘC LẬP

Tuần qua, nghị trường nóng bỏng với những ý kiến đột
thẳng vào những mặt còn hạn chế trong công tác phòng, chống
tham nhũng (PCTN). Nhiều giải pháp được đưa ra như tập trung
chiến dịch "bắt hổ", đánh thẳng vào "tử huyệt" của
tham nhũng, trao "bảo kiếm" cho cơ quan chuyên trách…

<i>Pháp Luật TP.HCM</i> trao đổi với bà Lê Thị Nga, Phó Chủ
nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH, để góp thêm một góc nhìn về
đổi mới cơ chế chống tham nhũng.

. <b>Phóng viên:</b><i> Thảo luận tổ vừa rồi, bà đánh giá
báo cáo của Chính phủ (CP) về PCTN còn thiếu những địa chỉ
cụ thể của thành tích cũng như khuyết điểm. Là người theo
dõi lĩnh vực này, bà thấy báo cáo có điểm gì mới không?</i>



<div class="boxleft200"><img
src="http://phapluattp.vcmedia.vn/zmFXaMf02iyYngijCf8krGuUCNG8J4/Image/2013/Thang-11/3-11/4-CD-da575.jpg"
_fl="" width="120"></div>
<b>+ </b>Bà<b> Lê Thị Nga: </b>Nét mới trong báo cáo lần này là
CP đánh giá "có biểu hiện nói không đi đôi với làm hoặc
làm chiếu lệ". Lần đầu tiên CP đánh giá như thế, rất
nghiêm túc, chính xác và điều đó cũng đồng nghĩa với việc
ghi nhận một thực tế.

Nhưng báo cáo vẫn định tính quá. Chẳng hạn, nói tại cơ
chế xin-cho thì phải chỉ rõ ra cụ thể ở văn bản, quy định
nào chứ. Có địa chỉ cụ thể thì QH mới xắn tay cùng CP
khắc phục được. Ngay cả đánh giá mới "nói không đi đôi
với làm" mà chỉ rõ được những biểu hiện cụ thể để
minh chứng thì sẽ tốt hơn.

Tham nhũng là vấn nạn, là giặc nội xâm, là đe dọa đến
sự tồn vong của chế độ. Đã kết luận được như thế thì
các báo cáo của CP trước QH cũng nên nhìn thẳng sự thật,
bằng cách cương quyết chỉ ra địa chỉ rõ ràng thì mới có
giải pháp cụ thể, trúng và đúng.

<strong>Quá nhiều kỳ vọng không thực tế</strong>

<i>. Theo bà, các nguyên nhân khiến công tác PCTN cứ ì ạch
mãi là gì?</i>

+ Chúng ta dường như quá kỳ vọng vào tự chống, tự phát
hiện tự thân của mỗi cơ quan, tổ chức và còn nặng về hô
hào. Các phong trào kiểu như "nói không với phong bì", "nói
không với tiêu cực" là ví dụ rất điển hình. Rồi tư duy
theo cách đặt kỳ vọng vào thanh tra phát hiện tham nhũng. Thanh
tra là tai mắt của thủ trưởng thì chỉ nên đặt vào nó
trách nhiệm như một công cụ phục vụ quản lý nhà nước
thôi. Thanh tra để thủ trưởng chấn chỉnh kỷ luật nội bộ
chứ đừng hy vọng ông thủ trưởng đẩy mạnh thanh tra tìm ra
khuyết điểm trong quản lý của mình để rồi công bố công
khai ra ngoài. Và liệu thủ trưởng có quyết liệt chống tham
nhũng nội bộ không, khi mà treo trên đó là trách nhiệm người
đứng đầu?

Kêu gọi tự giác là cần thiết nhưng chưa đủ. Để chống
tham nhũng được cần có cách phải tiếp cận đúng với các
nguyên tắc vận hành quyền lực. Tức phải kiểm soát quyền
lực. Quyền lực nằm trong tay bất kỳ tổ chức, cá nhân nào,
nếu không được kiểm soát, không sớm thì muộn sẽ bị tha
hóa, đó là nguyên tắc đã được kiểm chứng trên toàn thế
giới. Việt Nam ta chắc chắn không thể đứng ngoài quy luật
này.

<i>. Vậy hệ thống các cơ quan tư pháp hiện nay, từ điều
tra, truy tố, xét xử, đã đủ để kiểm soát quyền lực
chưa?</i>

+ Chưa. Tư pháp hình sự của ta, về pháp luật tố tụng thì
tương đối ổn nhưng về tổ chức bộ máy thì ở những khía
cạnh nhất định là chưa đủ độc lập.

<center> <img
src="http://phapluattp.vcmedia.vn/zmFXaMf02iyYngijCf8krGuUCNG8J4/Image/2013/Thang-11/3-11/1-chot-da575.jpg"
_fl="" width="360"></center>

Như cơ quan điều tra chẳng hạn, có vai trò đặc biệt quan
trọng trong phát hiện tội phạm tham nhũng nhưng hiện nay về
mặt tổ chức, cơ quan điều tra không hoàn toàn là cơ quan tư
pháp mà là cơ quan tư pháp nằm trong cơ quan hành chính. Phó
giám đốc công an tỉnh là thủ trưởng cơ quan điều tra nhưng
lại là cấp dưới hành chính của giám đốc. Rồi ông giám
đốc lại là thành viên UBND, ủy viên ban thường vụ tỉnh
ủy, có nhiều quan hệ công tác, ngang dọc với cấp ủy, chính
quyền địa phương.

Trong khi đó, chủ thể tham nhũng là người có chức vụ,
quyền hạn. Ví dụ ở địa phương, chủ thể này có thể là
quan chức địa phương hoặc vụ việc tham nhũng phát hiện sẽ
liên quan đến trách nhiệm quản lý của lãnh đạo địa
phương. Tư pháp với hành chính lại gắn với nhau, lệ thuộc
với nhau như thế thì làm sao phát hiện được tham nhũng. Cứ
nhìn vào các vụ tham nhũng lẽ ra thuộc thẩm quyền của công
an tỉnh mà cơ quan điều tra Bộ Công an phải rút lên thụ lý
là thấy rõ điều đó.

<strong>Cứ phải báo cáo thì còn gì bất ngờ</strong>

<i>. Bà chỉ nói tới quan hệ tư pháp - hành chính mà không
đề cập quan hệ tới cấp ủy. Có gì nhạy cảm, né tránh
chăng?</i>

+ Độc lập mà tôi nói là độc lập tương đối thôi. Vì ở
đâu cũng phải có sự lãnh đạo của Đảng. Đó là nguyên
tắc.

Nhưng ngay cả cơ chế lãnh đạo của Đảng với hoạt động
tư pháp hình sự, nhất là với các vụ án cụ thể, có lẽ
cũng cần phải nghiên cứu, đổi mới để vừa đảm bảo sự
lãnh đạo đúng nhưng không can thiệp sâu hoạt động cơ quan
tố tụng vốn dĩ phải độc lập mới đảm bảo khách quan và
công minh trong xử lý vụ án.

Ủy ban Tư pháp của QH đi giám sát công tác PCTN thấy đây đó
có phản ánh hiện tượng can thiệp của cấp ủy địa phương.
Khó có bằng chứng cụ thể nhưng anh em điều tra cho biết vụ
việc nào dính tới quan chức, đảng viên có vị trí là rất
hay phải báo cáo. Làm điều tra, nhất là đối với án tham
nhũng thì rất cần bí mật, bất ngờ, kịp thời mà cứ phải
báo cáo, xin ý kiến nhiều thế thì đánh án đâu được.

Trao đổi với chúng tôi, các đồng chí lãnh đạo Bộ Công an
cũng băn khoăn lắm. Họ đề nghị với án tham nhũng, cơ quan
điều tra cần được trao quyền áp dụng một số biện pháp
nghiệp vụ đặc biệt trước khi khởi tố vụ án. Tôi nghĩ
vấn đề này rất cần được xem xét. Các cơ quan tố tụng
nên sớm có kiến nghị chính thức, toàn diện, kể cả đề
xuất các cơ chế để giám sát kèm theo để chống lạm quyền
khi sử dụng biện pháp nghiệp vụ này.

<strong>Tổ chức hệ thống thanh tra thuộc QH</strong>

<i>. Bà nói tư pháp hình sự cần độc lập, vậy có thể mô
tả cụ thể hơn đề xuất của mình không?</i>

+ Tôi nghĩ trước hết phải thừa nhận một thực tế là trung
tâm tư pháp hình sự hiện nay lại không phải là tòa án như ta
vẫn hay nói về lý luận mà chính là điều tra, bởi giai đoạn
này có ý nghĩa vô cùng quan trọng. <b>Cải cách tư pháp hình
sự trước hết phải tổ chức để hệ thống cơ quan điều
tra theo hệ thống dọc, tách khỏi cơ quan công an (với nhiệm
vụ bảo vệ an ninh, trật tự) và độc lập thực sự với
quản lý hành chính nhà nước ở địa phương.</b> Có như thế
thì mới tăng cường được khám phá án tham nhũng.

Đấy là thiết chế chống tham nhũng bằng hệ thống tư pháp,
còn phát hiện qua thanh tra thì có lẽ <b>nên tổ chức một hệ
thống cơ quan thanh tra QH.</b> Cơ quan này có chức năng thanh tra
thường xuyên, hằng ngày tới hoạt động của các cơ quan hành
chính nhà nước, dạng như kiểm sát chung trước đây. Có
thiết chế độc lập ấy thì hoạt động giám sát tối cao
của QH cũng sẽ thực chất hơn, hiệu quả hơn.

<i>. Trong quá trình sửa đổi Luật PCTN trước đây và cả
trong các thảo luận Hiến pháp vừa qua, có không ít ý kiến
đề nghị tổ chức Ủy ban Chống tham nhũng thuộc QH. Vậy nếu
tư pháp hình sự độc lập như bà nói thì có cần ủy ban này
không?</i>

+ Đề nghị một mô hình nào đó, nếu chỉ nói chung chung sẽ
rất khó thuyết phục, khó khả thi vì phải đặt trong hệ
thống hiện có, nó phải là cơ quan tác nghiệp cụ thể chứ
không phải là cơ quan chỉ đạo vì cơ quan chỉ đạo thì có
rồi.

Cá nhân tôi cho rằng trên nền tảng hệ thống tư pháp hiện
tại, cải cách được tư pháp hình sự, nhất là các cơ quan
điều tra độc lập tuy vẫn thuộc CP nhưng tổ chức hệ thống
dọc tách khỏi địa phương; VKS được tăng cường hơn về
bộ phận chuyên trách kiểm sát điều tra án tham nhũng trong
toàn ngành; tòa án tổ chức như hiện hành và theo định
hướng cải cách tư pháp chung. Làm như vậy thì các hệ thống
hiện hành không xáo trộn lớn về tổ chức bộ máy.

Như vậy, có cơ quan thanh tra QH độc lập hơn để phát hiện
qua thanh tra, có cơ quan điều tra độc lập hơn để trực tiếp
tác nghiệp án, kiểm sát được tăng cường. Bên cạnh đó có
giám sát chuyên trách của Ủy ban Tư pháp. <b>Toàn bộ hoạt
động chống tham nhũng đó đặt dưới lãnh đạo của Đảng
thông qua Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN thì đã tốt lắm
rồi.</b>

<i>. Xin cảm ơn bà.</i>

<center>* * *</center>
<blockquote><strong>Ai xin và ai cho?</strong>

Chúng ta cứ nói là cơ chế xin-cho tạo điều kiện cho tham
nhũng. Nhưng ai xin và ai cho? Phải biết có người cho thì
người ta mới xin. Hối lộ cũng vậy, người đưa hối lộ
biết là người có chức quyền nhận thì người ta mới dám
đưa. Còn nếu người ta biết là không thể nào đưa nổi,
chắc chắn sẽ bị trả lại tiền, bị phát hiện xử lý thì
cũng không ai dám đưa. Người nhận cũng vậy, nếu họ biết
rằng nhận chỉ một lần cũng bị mất việc, mất tương lai
thì họ sẽ không dám.

Bà <b>LÊ THỊ NGA</b></blockquote>

<center>* * *</center>

<blockquote> <strong>Thật sự muốn làm thì sẽ
được</strong>

Ý chí chính trị chúng ta có. Nhưng tại sao ý chí chính trị
mạnh mẽ như thế nhưng thực tiễn tội phạm, đặc biệt là
tội phạm tham nhũng không giảm? Nếu thật sự muốn làm thì
sẽ làm được. Tôi có suy nghĩ: Ta cứ nói nhưng thật tâm,
thật lòng mình không muốn làm.

Bà <b>NGUYỄN THỊ QUYẾT TÂM</b>,<i> Trưởng đoàn ĐBQH TP.HCM</i>
(<i>Tuổi Trẻ,</i> 30-10-2013) </blockquote>

<center>* * *</center>
<blockquote> <strong>Phải được trao bảo kiếm</strong>

Chúng tôi đã từng đề xuất phải có một cơ quan PCTN độc
lập, có thể thuộc QH hoặc theo ngành dọc thuộc Chính phủ, do
Bộ Công an tổ chức chịu trách nhiệm trước QH thì mới có
người làm. Cơ quan ấy được trao quyền năng có thể kiểm
tra, xử lý ngay những cán bộ tham nhũng. Họ phải được trao
"thanh bảo kiếm" thực sự chứ không phải bị tách biệt,
hoặc chỉ được chỉ đạo, hoặc chỉ được thực hiện xử
lý nhưng quyền lại bị giới hạn như nhiều cơ quan hiện nay.

Ông <b>LÊ NAM</b>, <i>Phó Trưởng đoàn ĐBQH Thanh Hóa</i> (<i>Thanh
Niên,</i> 28-10-2013) </blockquote>

<center>* * *</center>

<blockquote><strong>Tập trung vào chiến dịch "bắt hổ"</strong>

Phải tập trung vào chiến dịch "bắt hổ", cơ quan thanh tra,
điều tra, kiểm toán... phải đi vào chỗ nhiều tiền, nhiều
quyền lực vì chỉ vài vụ này đã bằng hàng ngàn vụ tham
nhũng vặt. Cán bộ, thủ quỹ, nhân viên xã/phường chỉ có 3-5
triệu đồng thôi phải đứng vành móng ngựa, trong khi cả một
tình trạng tham nhũng lớn gây nhức nhối như thế thì xử lý
không được bao nhiêu. Cần tập trung vào người lắm tiền,
sử dụng và quản lý ngân sách, có hưởng lạc, tư lợi không.

Ông <b>ĐỖ VĂN ĐƯƠNG</b>, <i>Ủy viên chuyên trách Ủy ban Tư
pháp của QH</i> (<i>Thanh Niên,</i> 30-10-2013)</blockquote>



NGHĨA NHÂN


***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://danluan.org/node/23195), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét