Nguyễn Quang Lập - Hiến pháp 1946 và công hàm quái chiêu

Báo Đại đoàn kết có bài <a
href="http://www.daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1501&Chitiet=34740&Style=1">Công
hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam
</a>(20/07/2011) được thiên hạ rất khen. Đấy, cứ công khai
minh bạch như thế có phải hay không, cứ thậm thà thậm thụt,
úp úp mở mở chỉ tổ làm dân sinh nghi. Ngẫm mà xem, xưa nay
hễ ta để dân nghi điều gì là TQ lợi dụng ngay điều đó,
đục nước béo cò mà. Ta thì khi nào cũng nghĩ đục nước là
do bọn phản động khuấy lên, còn cò là các thế lực thù
địch, nói trắng ra là Mỹ. Điều đó có thể có nhưng không
đáng sợ bằng đục nước do chính ta làm vẩn đục lòng tin
của dân; và con cò đáng sợ nhất, nguy hiểm nhất là TQ. Phải
đắng cay mà nhận ra như thế, thưa mấy bác phòng chống diễn
biến hòa bình. Nhưng thôi, chuyện này nói sau.

Nhân chuyện cái công hàm 1958, nhà bác Hiệu Minh có đưa bài <a
href="http://hieuminh.org/2011/07/22/cong-ham-1958-da-vi-hien/">Công hàm
1958 đã vi hiến?</a> của ông Lý Quý Vũ. Cái tựa có vẻ
"phản động" nhưng đọc thì thấy đó là sự vi hiến tỏa
sáng, hi hi. Báo Đại đoàn kết cũng như nhiều người đã lên
tiếng( trong đó có mình, he he) là tại thời điểm hiệp định
Genève hãy còn nguyên giá trị thì cái sự đồng tình trong
công hàm 1958 chỉ là sự đồng tình của nước thứ ba chứ
không phải của nước chủ nhà, chủ nhà lúc đó đương nhiên
là VNCH. Lý lẽ ấy rất xác đáng. Bây giờ người ta mới
hiểu đây là một chiêu của Cụ Hồ trong tình thế không thể
không đồng tình. Mình tin như thế, vì mình biết chẳng ai dại
đi sang nhượng đất đai Tổ Quốc cho người khác, vì đó là
tội bán nước. Cụ Hồ lại càng không. Cụ giành lại độc
lập rồi tắc lưỡi sang nhượng cho TQ a? Còn lâu.

Kẹt vì nặng nợ với TQ quá, lại biết tỏng lòng tham vô đáy
của TQ, cụ mới nghĩ ra cái chiêu tuyên bố không mất tiền
thế kia. Cụ Hồ vốn có nhiều chiêu rất quái trong ngoại giao
ai cũng biết, nhưng chiêu này của Cụ chưa quái lắm. TQ có
thể vặn lại, nói VNDCCH và CHXHCNVN chả phải cùng một Đảng
lãnh đạo sao, tuyên bố của VNDCCH cũng chính là tuyên bố của
CHXHCNVN, đừng có mà ngụy biện.

Có lẽ Cụ Hồ cũng đã lường trước cả chuyện này nên Cụ
với tư cách Chủ tịch nước, tức là ông chủ quốc gia,
người đứng tên trong sổ đỏ quốc gia đã không đứng tên
trong công hàm. Trong công hàm đó Thủ tướng Phạm Văn Đồng
cũng không " thừa lệnh chủ tịch nước". Lý Quý Vũ đã
phát hiện rất hay, thời đó chúng ta đang sống và làm việc
theo Hiến pháp 1946. "Hiến pháp năm 1946 quy định: Điều 43:
"Cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc là Chính phủ
Việt Nam dân chủ cộng hoà". Điều 44: "Chính phủ gồm có
Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Phó chủ tịch và
Nội các. Nội các có Thủ tướng, các Bộ trưởng, Thứ
trưởng. Có thể có Phó thủ tướng." Điều 53 còn nhấn
mạnh quyền hạn của Chủ tịch nước: "Mỗi sắc lệnh của
Chính phủ phải có chứ ký của Chủ tịch nước Việt Nam".
Công hàm 1958 là một dạng hiệp ước biên giới, vì vậy, theo
HP1946, người ký hợp hiến Công hàm này phải là Chủ tịch
nước VNDCCH. Hoặc nếu không, thì TTg phải viết thêm câu
"Thừa lệnh Chủ tịch nước…" và có chữ ký của Chủ
tịch nước."

Hi hi để cho thủ tướng kí công hàm, Cụ Hồ coi như không
biết, trong khi luật pháp 1946 ghi rành rành quyền ông chủ tịch
nước to nhất. Ông chủ tịch nước đứng tên sổ đỏ quốc
gia. Chủ tịch không kí, không cho TT thừa lệnh thì mọi sự
sang nhượng đều vô giá trị. Trong tình thế không thể không
đồng tình Cụ Hồ đã có một động tác giả có thể nói là
tuyệt chiêu.

Cái chiêu ấy gọi là tuyệt chiêu chỉ vì Hiến pháp 1946 cho
chủ tịch nước thực quyền cao nhất, trong đó có quyền thành
lập nội các, chỉ đạo nội các. Tiếc rằng cái quyền ấy
dần dần mất hút kể từ ngày Cụ mất. Tiếc lắm thay.

__________________

<h2>Công hàm 1958 đã vi hiến?</h2>

Độc giả Lý Quý Vũ vừa phát hiện rất thú vị khi tìm ra
Hiến pháp 1946 và chuyện liên quan đến Công hàm 1958 của Thủ
tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Chu Ân Lai.

Cho đến thời điểm hiện nay, các blog, báo chí của cả hai
bên đều phân tích rất kỹ bối cảnh của Công hàm 1958 và
hệ lụy khó lường tới chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa đang tranh chấp.

Có nhiều luồng ý kiến cho rằng, HS và TS khi đó thuộc Việt
Nam Cộng Hòa (Miền Nam) thì việc TTg Phạm Văn Đồng ngầm
đồng ý "cho" Trung Quốc là không đúng, vì người ta không
thể cho cái không phải của mình.

Hơn nữa, trong câu chữ của Công hàm, không hiểu do vô tình hay
cố ý mà phía VNDCCH chỉ công nhận lãnh hải của TQ là 12 hải
lý mà không hề nhắc đến hai quần đảo TS và HS. Và còn
nhiều ý kiến khác nữa.

Tuy nhiên, ý kiến của Lý Quý Vũ là một phát hiện mới lạ,
chưa có ai đề cập. Để đảm bảo tính đa chiều, Hiệu Minh
blog xin đăng lại Tuyên bố của Trung Quốc và Công hàm 1958.

<div class="special_quote"><strong>Tuyên bố ngày 4-9-1958 của Chính
phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về lãnh hải</strong>

Lãnh hải của nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa rộng 12 hải
lý. Quy định này áp dụng cho toàn bộ lãnh thổ nước cộng
hòa nhân dân Trung Hoa, bao gồm Trung Quốc đại lục cùng với
duyên hải của các hải đảo, với Đài Loan cùng các hòn đảo
xung quanh cách đại lục bằng hải phận quốc tế, những hòn
đảo của khu vực Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo
Tây Sa (Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (Trường
Sa) và những gì thuộc về những hải đảo của Trung Quốc

Lãnh hải của Trung Quốc đại lục và duyên hải của các
đảo được tính theo đường thẳng nối liền những điểm
mốc ven bờ làm đường biên cơ sở, thuỷ vực từ đường
biên cơ sở này hướng ra ngoài 12 hải lý là lãnh hải của
Trung Quốc. Phần nước thuộc đường biên cơ sở này hướng
vào bên trong, bao gồm vịnh Bột Hải, phần trong hải vực
Quỳnh Châu, đều là phần nội hải của Trung Quốc. Các đảo
thuộc đường biên cơ sở này hướng vào trong, bao gồm đảo
Đông Dẫn, đảo Cao Đăng, đảo Mã Tổ, đảo Bạch Khuyển,
đảo Điểu Khưu, đảo Kim Môn lớn nhỏ, đảo Nhị Đảm,
đảo Đông Định đều thuộc về các đảo thuộc nội hải
của Trung Quốc.

Tất cả phi cơ và thuyền bè quân dụng của ngoại quốc, chưa
được chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa cho phép,
không được tiến nhập vào lãnh hải vào không gian trên lãnh
hải. Bất cứ tàu bè ngoại quốc nào vận hành tại lãnh hải
của Trung quốc, phải tôn trọng pháp lệnh hữu quan của chính
phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Dựa trên nguyên tắc quy định 2, 3 áp dụng cho cả Đài
Loan cùng các hòn đảo xung quanh, những hòn đảo của khu vực
Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa),
quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và những gì
thuộc về những hải đảo của Trung Quốc. Đài Loan và Bành
Hồ địa khu hiện nay đang bị Mỹ dùng vũ lực xâm chiếm.
Đây là hành vi phi pháp xâm phạm chủ quyền và sự toàn vẹn
của lãnh thổ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Đài Loan và
Bành Hồ đang chờ đợi để thu hồi, chính phủ nước cộng
hòa nhân dân Trung Hoa sử dụng tất cả những phương pháp
thích đáng tại một thời điểm thích đáng để thu phục
những khu vực này, đây là chuyện nội bộ của Trung Quốc,
không cho phép ngoại quốc can thiệp.</div>

<div class="special_quote"><strong>Công hàm do Thủ tướng Phạm Văn
Đồng ký (tạm gọi là Công hàm 1958)</strong>

"Thưa đồng chí Tổng lý,Chúng tôi xin trân trọng báo tin để
đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9
năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết
định về hải phận của Trung Quốc.

Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết
định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách
nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung
Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa
trên mặt biển. Chúng tôi xin gửi đồng chí Tổng lý lời chào
trân trọng".</div>

Theo bạn Lý Quí Vũ, năm 1958, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
(VNDCCH) đang tuân theo Hiến pháp 1946 (HP1946). Đứng đầu Chính
phủ VN là Chủ tịch nước, không phải là Thủ tướng (TTg),
TTg chỉ là thành viên trong nội các.

Hiến pháp năm 1946 quy định:

Điều 43: "Cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc là Chính
phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà".

Điều 44: "Chính phủ gồm có Chủ tịch nước Việt Nam dân
chủ cộng hoà, Phó chủ tịch và Nội các.

Nội các có Thủ tướng, các Bộ trưởng, Thứ trưởng. Có
thể có Phó thủ tướng."

Như vậy, việc TTg PVĐ ký công hàm 1958 mà không có dẫn đề:
"Thừa lệnh Chủ tịch nước VNDCCH" là trái với quy định
của HP1946, tức Công hàm 1958 có thể đã vi hiến. Lý do:

Điều 49, HP1946 nói rõ:

"Quyền hạn của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà:

a) Thay mặt quốc gia…

h) Ký hiệp ước với các nước…

Điều 53 còn nhấn mạnh quyền hạn của Chủ tịch nước:
"Mỗi sắc lệnh của Chính phủ phải có chữ ký của Chủ
tịch nước Việt Nam".

Công hàm 1958 là một dạng hiệp ước biên giới, vì vậy, theo
HP1946, người ký hợp hiến Công hàm này phải là Chủ tịch
nước VNDCCH. Hoặc nếu không, thì TTg phải viết thêm câu
"Thừa lệnh Chủ tịch nước…" và có chữ ký của Chủ
tịch nước.

Đúng sai thế nào xin nhường lời cho các nhà làm luật chính
thức lên tiếng là liệu Công hàm 1958 có vi hiến nếu áp dụng
Hiến pháp 1946.

Nội dung HP1946 tại đây:

http://laws.dongnai.gov.vn/1945_to_1950/1946/194611/194611090001

Bên Chính phủ đã lo hết rồi. Chúng ta cứ yên tâm.

Bàn trong blog như thế này là để cập nhật tri thức cho chính
mỗi chúng ta, nhằm dạy con cháu những bài học sơ đẳng về
chủ quyền quốc gia và thể hiện tình yêu đất nước.

Cảm ơn Lý Quý Vũ rất nhiều.

Hiệu Minh Blog.

<em>Thấy bài viết bắt đầu nóng, Hiệu Minh Blog xin gửi các
đồng chí Công an mạng viếng thăm blog này 6 lời dạy của Hồ
Chủ Tịch như sau:</em>

<em>Đối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính.
Đối với đồng sự, phải thân ái, giúp đỡ.
Đối với Chính phủ, phải tuyệt đối trung thành.
Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép.
Đối với công việc, phải tận tụy.
Đối với địch, phải cương quyết, khôn khéo.</em>

<em>Blog HM đăng một loạt bài về công hàm 1958 khá nhậy cảm
nhằm một mục đích duy nhất "Đối với địch, phải cương
quyết, khôn khéo".</em>

<em>Xin cảm ơn các đồng chí.</em>

Nguồn: <a
href="http://hieuminh.org/2011/07/22/cong-ham-1958-da-vi-hien/">Blog Hiệu
Minh</a>

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/9775), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét