Nghĩa Nhân - Quản lý và cơ hội

Gần đây có theo dõi báo chí "lề phải" nước nhà ta thấy
nỗi lên nhiều vấn đề gây bứt xúc dư luận. Đó là quản
lý yếu kém của nhà nước trong hầu hết các lĩnh vực. Duy
đặc biệt chỉ có lĩnh vực quản lý mà gần như nhà nước
và cả báo chí lề phải chẳng hề tốn hao tí giấy mực nào
để mổ xẻ, chỉnh đốn hay có tiếng nói phàn nàn nào đáng
kể. Có lẽ đó là lĩnh vực quản lý trị an và bảo vệ chế
độ chống lại diễn biến hòa bình và tiếng nói phản biện
của các tầng lớp xã hội?

Quản lý yếu kém từ các lĩnh vực kinh tế xã hội, từ vệ
sinh an toàn thực phẩm, cho đến giáo dục, y tế, từ đầu tư
nước ngoài, bảo vệ môi trường,...

Nhiều yếu kém đến nỗi đã để lại các di chứng xã hội
vô cùng phức tạp,tình trạng môi trường sống xuống cấp,
tình trạng suy thoái đạo đức học đường, tình hình trật
tự trị an, môi trường sống an toàn cho người dân,... Người
ta tự hỏi vì sao có những điều không tưởng này trong xã
hội mà ta luôn tự hào rằng chúng ta đang xây dựng nó ưu
việt hơn người?

Phải chăng đấy chỉ là những khó khăn tạm thời và với
quyết tâm cao độ, một ngày nào đó xã hội chúng ta sẽ không
còn những bất cập này? Xin thưa câu trả lời là không thể!

Chúng ta sẽ chẳng thể nào giải quyết các vấn đề sinh tử
của xã hội nếu như chúng ta còn duy ý chí và ngờ nghệch khó
hiểu?

Những hệ lụy của quản lý yếu kém đã nảy sinh các vấn
nạn mà người dân sẽ là người hứng chịu sau cùng các thảm
họa này. Trong đó đặc biệt là tầng lớp người nghèo,
những người không có lựa chọn nào khác. Trái ngược hẳn
với tầng lớp giàu có, họ có nhiều cơ hội tị nạn hơn. Ví
như tị nạn giáo dục và tị nạn môi trường,...

Quản lý yếu kém sẽ là môi trường màu mỡ cho chủ nghĩa cơ
hội vô lương tâm ngóc đầu dậy hoành hành và đầu độc xã
hội.

Quản lý yếu kém, cùng với sự nhũng lạm và vô trách nhiệm
của các quan chức, những người được trả lương bởi tiền
thuế của dân và phải có trách nhiệm với người đã nuôi
mình thì lại chính là kẻ mở cổng cho trộm vào nhà và là
người gián tiếp tạo ra vô vàn các cơ hội cho những kẻ bất
lương.

Người bất lương không ngần ngại sản xuất và nhập khẩu
các sản phẩm vô giá trị và độc hại để bán ra thị
trường cho người tiêu dùng. Miễn sao họ có lợi nhuận nhiều
nhất. Kẻ bất lương không hề âu lo nhà nước sẽ trừng trị
chúng, do cách làm ăn gian dối của mình. Bởi cạnh họ đã có
các quan chức tha hóa sẳn sàng ngữa tay nhận những đồng
tiền bẩn có được từ sức khỏe người dân mà nhắm mắt
làm ngơ. Ai chết mặc ai tiền thầy bỏ túi?

Còn nếu dư luận lên tiếng hoặc báo chí phanh phui thì họ
những nhà quản lý, cũng có nhiều cách để mà thoái thác
trách nhiệm và đổ thừa do lỗi của cơ chế, tại, bị,
vì,... Hay cùng lắm đổ vấy trách nhiệm lên chính người tiêu
dùng?

Quản lý yếu kém còn nảy sinh nhiều hệ lụy khó lường của
chủ nghĩa cơ hội. Các nhà đầu tư cá mập nước ngoài sẳn
sàng là những nhà đầu tư vô trách nhiệm với cộng đồng
nơi họ đầu tư. Điểm sơ qua ta cũng thấy các vụ điển hình
như vụ bột ngọt Vedan, vụ hat Nix của nhà máy sửa chữa tàu
biển Hyundai - Vinashin,..

Vedan sao khi tiêu diệt sinh thái con sông Thị Vải và biến dòng
sông này trở thành một trong những dòng sông ô nhiễm nhất VN,
Thì hầu như Vedan bình chân như vại trước những bứt xúc
của người dân bao đời nay mưu sinh nhờ vào con sông này. Nhà
nước là người quản lý các dự án đầu tư của nước ngoài
nhưng hầu như họ không có trách nhiệm gì trong việc Vedan
phải bồi thường cho người dân hay phải chi trả tiền để
khắc phục sinh thái môi trường của dòng sông. Ngoài một tổ
chức vớ vẫn, hội nông dân chẳng có chút quyền lực gì lại
là người đứng ra kiện thay cho nông dân. Phải chăng vì yếu
kém hay vì các lý do tế nhị nào khác mà nhà nước sợ mình
há miệng mắc quai. Mà cụ thể ở đây là bộ và sở tài
nguyên môi trường nơi nhà máy Vedan tọa lạc?

Liệu sẽ có chuyện nước uống đóng chai nhiễm khuẩn, da
thối lên bàn ăn, nhập thịt bẩn, trái cây nhiễm thuốc trừ
sâu độc hại trong danh mục cấm của thế giới, khi người
gác cửa có trách nhiệm hay không?

Quản lý thế nào mà nhà nước dễ dàng cấp phép cho hàng
loạt các thủy điện ở miền Trung ồ ạt ra đời. Và cũng
chính chúng là thảm họa nhân tai cho người dân trong khu vực.
Thế nhưng khi trả lời chất vấn của báo chí, người có
trách nhiệm cao nhất ông phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cho
rằng tất cả các thủy điện này đều nằm trong qui hoạch
của nhà nước. Điều khó hiểu là trên báo Tuổi Trẻ sáng
ngày 18 tháng 11 năm 2009, cũng chính ông này kêu gọi rà soát
việc các thủy điện đã, đang và sẽ xây dựng trong tương lai
ở khu vực này.

Trước lối quản lý bất nhất như vậy liệu người dân có
thể hiểu như thế nào về về tính hợp pháp của các thủy
điện này. Phải chăng vì tầm nhìn hạn chế của các nhà
quản lý, vì mục đích phải đãm bảo an ninh năng lượng bằng
mọi giá, mà nhà nước nhắm mắt làm ngơ?

Nay khi các thủy điện này đi vào cuộc sống, chúng mới nảy
sinh các vấn đề ngược với kỳ vọng ban đầu.

Đây là lối quản lý chạy theo đuôi và chủ yếu là để
giải quyết những hậu quả phát sinh của nó.

Tiếc thay! Chừng nào lối quản lý này con tồn tại thì chừng
đó thời gian chúng ta con lãng phí quá nhiều tài lực, nhân
lực của xã hội. Giống như đầu tư 8 đồng chỉ để thu 1
đồng lợi nhuận vậy!

Vụ hạt Nix, nhà đầu tư Hyundai vừa giải quyết được nguồn
thải xỉ đồng từ xứ họ, vừa có thứ làm sạch vỏ tàu
với giá rẻ mạt. Còn môi trường thì người dân lãnh đủ,
thật là nhất cữ lưỡng tiện.

Chúng ta có quyền nghi ngờ và đặt dấu hỏi cho các hiện
tượng và những sai lầm của lối quản lý như vậy trong xã
hội Việt Nam.

Quản lý hay không quản lý để người nghèo chỉ biết nhìn
bệnh viện như chố xa xỉ, vượt quá tầm với trong điều
trị. Bệnh viện trở thành ác mộng với người nghèo khi nó
cũng là nơi cơ hội vàng cho tham nhũng và phân biệt đối xử
trong điều trị. Trường học là nơi dạy chữ thánh hiền đã
biến thành nơi chợ búa cho các tay buôn chử thánh hiền thiếu
đạo đức làm đất dụng võ?

Nhà nước phải là người chịu trách nhiệm cao nhất cho những
bất ổn xã hội phát sinh, do cung cách quản lý tồi của bộ
máy. Nhà nước phải bằng mọi giá triệt tiêu những tay cơ
hội bất lương lợi dụng mình để làm giàu bất chính từ
việc khai thác các lổ hỏng luật pháp. Để làm được điều
này nhà nước phải tạo điều kiện cho mọi người dân tham
gia và cùng quản lý xã hội. Tức là tạo ra các hành lang pháp
lý cho người dân có thể tham gia và thổi còi cho những hành vi
thiếu đạo đức khi họ phát hiện mà không sợ trả thù?

Đừng bao giờ để chốn quan trường là nơi làm giàu bất
chính cho những kẻ chạy chức chạy quyền có cơ hội trí trá?

Điều quan trọng là đảng và nhà nước đừng bao giờ lấy
kinh nghiệm trong việc bổ nhiệm và bố trí cán bộ vào các
lĩnh vực an ninh cũng như bảo vệ chế độ vào trong các lĩnh
vực quản lý dân sự. Bởi ở bộ phận đặc biệt này nhà
nước có thể bố trí cán bộ là CCCC. Bởi họ sẽ vì các cha
chú mình mà làm việc mẫn cán và tuyệt đối trung thành và
điều chắc chắn là họ chẳng thể nào dám tham nhũng nhận
tiền đút lót của một ai đó, khi bị phát hiện mang chất nổ
ngôn ngữ có ý đồ khủng bố... nhà nước của dân do dân và
vì dân!

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/3381), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét