đời sống chính trị xã hội của nhân loại. Có lẽ bản
hiến pháp đầu tiên trên thế giới đã được hình thành tại
Pháp năm 1791. Hiến pháp là bản văn luật cao hơn tất cả các
bộ luật. Nhưng diễn giải và áp dụng nó như thế nào là
một vấn đề không đơn giản…
Những ngày gần đây Quốc hội Việt Nam đã có những hoạt
động với chủ trương "nghiên cứu sửa đổi Hiến pháp năm
1992". Dư luận đánh giá, dường như đây là một nỗ lực
hội nhập và phát triển của Việt Nam. Nhưng hiệu quả của
nó đi đến đâu? Người dân và đất nước sẽ được hưởng
lợi những gì? Đó hoàn toàn còn là những câu hỏi!
Tôi đã từng nghiên cứu các bản Hiến pháp Việt Nam năm 1946;
Hiến pháp 1959; Hiến pháp 1980; và Hiến pháp 1992. Nói chung,
nếu so sánh với hiến pháp của các nước dân chủ hàng đầu
thế giới, các bản hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ (trong
đó có cả 2 bản Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa năm 1956 và
1967), đều là những bản hiến pháp tiến bộ. Trong đó (nhất
là Hiến pháp năm 1946) đã thể hiện bản chất Dân chủ, sự
công bằng xã hội, tương quan giữa người với người, người
với các nhóm lợi ích, đặc biệt là xác định rất rõ quyền
và nghĩa vụ của nhân dân và nhà nước pháp quyền.
Thế nhưng hiến pháp cũng chỉ là một tài liệu viết. Mà ngôn
ngữ vốn rất phong phú, nên cách hiểu về nó (ở đây là
đối với hiến pháp), cũng khác nhau. Vì vậy phải có hẳn
một hệ thống pháp lý xung quanh một bản hiến pháp, với mục
đích làm sáng tỏ chân lý, tránh sự áp dụng tùy tiện vào
đời sống.
Bản chất của giới cầm quyền là luôn luôn có xu thế lạm
dụng quyền lực. Một cách thông thường nhất là họ dựa vào
hệ thống luật và pháp luật để thực hiện điều đó. Chế
độ Độc tài , nhất là Độc tài Cộng Sản lại có thừa
tiểu xảo để thực hiện việc ấy. Chính vì vậy mà họ luôn
thao túng quyền hành bằng cách nắm giữ tất cả các cơ quan
quyền lực cao nhất của quốc gia, đó là Hành pháp, Tư pháp,
và Lập pháp.
Ở các nước có dân chủ, ngoài việc các cơ quan Hành Pháp, Tư
pháp và Lập pháp hoạt động theo nguyên tắc độc lập, họ
còn có cả một hệ thống bảo vệ công lý, thực thi pháp
luật, và kiểm soát hiến định.
Ví dụ như tại Thái Lan – Một nước tương đồng về nhiều
mặt với Việt Nam – Họ có hẳn một Tòa án Hiến pháp để
giải quyết những vấn đề vĩ mô. Đối với hệ thống Lập
pháp, họ có văn phòng của Quốc hội đến tận các địa
phương, điều này giúp cho sự lên tiếng của dân nhanh chóng
được phản hồi về bộ não của Quốc hội. Đặc biệt là
đối với những vấn đề mới nảy sinh, quốc hội có thể ra
ngay những điều luật nhằm bảo vệ hoặc chế tài nóng các
hiện tượng. Chính vì vậy mà quốc hội có thể ban hành
những điều luật đáp ứng kịp thời, thậm chí có những
điều luật chỉ áp dụng có thời hạn rất ngắn…
Đối với Việt Nam, vấn đề thực hiện các điều khoản của
hiến pháp hoàn toàn là tùy tiện. Không những vì Đảng Cộng
Sản độc quyền nắm giữ quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp trong tay, mà còn vì không có hệ thống các cơ quan bảo
vệ và kiểm soát thực thi hiến pháp, như Tòa án Hiến pháp,
văn phòng quốc hội địa phương, các ủy ban kiểm tra thực thi
pháp luật. Việc soạn thảo ra một bản hiến pháp chỉ như là
chuyện tạo ra một mạng lưới giao thông chằng chịt, việc
hướng dẫn thực thi hiến pháp lại giống như những tấm
bảng chỉ đường, quy định tốc độ, phân luồng giao thông
vv…
Muốn thực thi hiến pháp đúng, cần phải hiểu hiến pháp
đúng. Hiểu hiến pháp đúng phải có cơ chế trao quyền cho các
tổ chức độc lập đại diện cho nhân dân. Càng nhiều các
tổ chức dân sự có quyền theo dõi và giám sát chéo lẫn nhau,
càng đảm bảo tính minh bạch.
Nổi cộm hiện nay trong bản Hiến pháp 1992 của Việt Nam có
Điều 4 nói về sự "lãnh đạo đất nước". Không những
giới cầm quyền ngộ nhận cho rằng Đảng Cộng Sản Việt Nam
(ĐCSVN) là tổ chức duy nhất có quyền cầm quyền, mà hầu
hết từ các nhà trí thức, các nhà khoa học đến người lao
động đều hiểu cách nôm na như vậy. Đây là sự hiểu sai
hết sức nguy hiểm! Trên thực tế Điều 4 ấy không diễn tả
"ĐCSVN là tổ chức duy nhất có quyền lãnh đạo đất
nước". (<a href="http://www.danchimviet.info/archives/15299">Xin mời
đọc tài liệu chứng minh</a>).
Bản thân Đảng Dân Chủ và Đảng Xã Hội trước đây tồn
tại song song với ĐCSVN thì đều là những tổ chức chính trị
"trang điểm", do ông Hồ Chí Minh chủ trương cho hoạt động
để che mắt dư luận quốc tế. Ngày 2/9/1967 Đảng Nhân Dân
Cách Mạng của ông Nguyễn Văn Tính tại Hải Phòng đã bị
chế độ đàn áp, xóa sổ bằng phiên tòa do ĐCSVN chỉ đạo.
Vậy những quy định trong Hiến pháp 1959 thực ra không có giá
trị xác định về đa nguyên đa đảng. Vấn đề là những
người thực thi đã dựa vào sức mạnh cơ bắp, chứ không
dựa vào hiến pháp để mà cầm quyền.
Một vấn đề cho là "cần được làm rõ về quyền phúc
quyết của nhân dân" đã được đại biểu quốc hội Trần
Du Lịch nêu ra để đưa vào chương trình "sửa hiến pháp"
Việt Nam lần này. Phúc quyết, tức là quyền quyết định tối
cao của nhân dân. Đây là một thể thức được thể hiện 6
lần trong cả 4 bản hiến pháp từ năm 1946 đến 1992, nhưng nó
chưa hề một lần được thực thi. Vậy đã không có một hệ
thống dân sự kiểm soát hiến định, thì đừng bao giờ mơ
tưởng đến chuyện thực hiện. (<a
href="http://www.danchimviet.info/archives/14299">Xin đọc tài liệu tham
khảo</a>).
Một vấn đề nữa là "quyền tự do hội họp, tự do biểu
tình" cũng đã ghi rõ trong các bản hiến pháp trải dài hơn 60
năm nay. Nhưng nó cũng chưa một lần được áp dụng. Năm 2008
cô Phạm Thanh Nghiên và nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa đã làm phép
thử bằng cách xin phép biểu tình tại Hà Nội nhưng không
được chấp nhận. Vậy người dân và nhất là hệ thống
chính trị cầm quyền hiểu về quyền biểu tình đã ghi trong
hiến pháp như thế nào?
Đối với người dân, việc hiểu hiến pháp sẽ giúp cho họ
biết rõ nghĩa vụ và quyền hạn của họ đã ghi trong hiến
pháp. Đối với nhà cầm quyền, nó giúp cho họ thực hiện
tốt việc điều hành đất nước, và trao quyền tự do cho
người dân, hướng dẫn nhân dân tuân thủ pháp luật.
Nhưng ban hành ra hiến pháp, hiểu hiến pháp vẫn là chưa là
đủ. Vấn đề là ở chỗ cần có một guồng máy dân sự
thông minh, khoa học, nhất là phải độc lập để giám sát và
chế tài những hành vi lạm quyền hoặc lợi dụng quyền của
cả hai phía: Nhà cầm quyền và nhân dân.
Liệu rằng một cơ chế Độc tài có thể tạo ra guồng máy
nói trên hay không? Không bao giờ có điều đó! Vậy tất cả
những hoạt động của Quốc hội Việt Nam, nói rằng sửa
hiến pháp để hướng tới sự công bằng, đều chỉ là sự
"đổi màu của con Kỳ Nhông", nhằm đối phó với tình hình
mà thôi!
Lê Nguyên Hồng
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/9562), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét