Không thể mãi dựa vào tài nguyên

Đa phần các nước phát triển chỉ biết dựa vào khai thác tài
nguyên đều là những nước nghèo. Các tài nguyên không tái
tạo là hữu hạn. Vấn đề cốt lõi là làm cách nào để
nhận biết được và khai thác nguồn tài nguyên còn bỏ ngỏ.
Con đường duy nhất là phát triển các năng lực con người và
tri thức KH&CN để có thể khai thác về chúng lâu dài.

<h2>Tăng trưởng vẫn dựa và khai thác tài nguyên</h2>

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc, Việt
Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế
nhanh so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy
nhiên chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả và sức
cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, chậm được cải
thiện, các cân đối vĩ mô chưa thật sự vững chắc. Tăng
trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào yếu tố phát triển theo
chiều rộng, chậm chuyển sang phát triển theo chiều sâu. Tăng
trưởng chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, công nghệ
thấp, tiêu hao vật chất cao và sử dụng nhiều vốn; năng
suất lao động xã hội và khả năng cạnh tranh của nền kinh
tế, doanh nghiệp và sản phẩm còn thấp, chậm cải thiện.
Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô và hàng
công nghiệp chủ yếu là gia công, hàm lượng công nghệ thấp
và giá trị gia tăng thấp. Năng suất lao động còn rất thấp
so với các nước trong khu vực, năng suất lao động của Trung
Quốc gấp 2,6 lần và Thái Lan gấp 4,3 lần năng suất lao động
của Việt Nam. Tiêu hao năng lượng lớn, để tạo ra một 1 USD
GDP, Việt Nam đã phải tốn lượng điện năng bằng 4,65 lần
Hồng Kông, gần 2,10 lần Hàn Quốc, 3,12 lần Singapore, khoảng
1,37 lần Thái Lan và 1,69 lần Malaysia.

<h2>Tiềm ẩn những nguy cơ</h2>

Hiện nay, không khí, nguồn nước, dầu mỏ, than đá đã được
khai thác có hiệu quả hơn trăm năm qua, nhưng cũng đã đến
lúc tính đến hiệu quả sử dụng phải bao gồm cả khả năng
bảo tồn tài nguyên môi trường. Hơn 100 dòng sông quan trọng
đã nuôi dưỡng một dân tộc trồng lúa nước hàng ngàn năm
qua đang có nguy cơ hạn hán, lụt lội và ô nhiễm ngoài ý
muốn con người.

Theo kết quả đánh giá "Cân bằng bảo vệ và sử dụng nguồn
nước quốc gia", thì tổng lượng nước cần dùng của cả
nước chiếm 8,8% tổng lượng dòng chảy năm đã tăng lên 12,5%
vào năm 2000 đạt 16,5% năm 2010. Nhu cầu nước dùng sản xuất
công nghiệp tăng gần gấp đôi so với cách đây 5 năm, đạt
mức 11 tỷ m3/năm. Quá trình khai thác đang làm tăng nguy cơ ô
nhiễm và cạn kiệt nguồn là rất lớn.

Việt Nam có tiềm năng thủy điện lớn, cơ cấu nguồn với
tỉ lệ thủy điện cao là một lợi thế. Tuy nhiên, Việt Nam
cũng là nước có hiệu xuất sử dụng điện kém nhất trên
thế giới. Cùng tiêu thụ 1 kWh, Việt Nam chỉ làm ra chưa đầy
0,9 USD GDP, trong khi Philippines làm ra nhiều hơn gấp đôi (1,9
USD), Hàn Quốc còn nhiều hơn, tới 2,2 USD. Các nước tiên tiến
có tỉ lệ còn cao hơn, với 1 kwh làm ra 3-5 USD, muốn tăng 1 %
tăng trưởng GDP hàng năm, Việt Nam phải tăng điện năng lên
2,1%, trong khi các nước đang phát triển chỉ tăng chưa đầy
1,5%, thậm chí còn ít hơn. Ở các nước kinh tế tiên tiến, con
số này còn thấp hơn dưới 1,5%.

Đó là những điều làm cho đất nước, tuy phát triển với
tỷ lệ tăng trưởng 7,7% GDP/năm từ năm 2002 đến nay, nhưng
sự phát triển lại kém tính bền vững và không có khả năng
đảm bảo các tiêu chuẩn khoa học cho mọi hoạt động sản
xuất và sinh hoạt.

<h2>Đột phá, vượt qua bẫy thu nhập trung bình</h2>

Xóa đói giảm nghèo, cùng với một môi sinh văn hóa - thiên
nhiên bền vững là điều cần nghĩ tới trong quá trình khai
thác và sử dụng năng lượng ở nước ta. Khi ta bật một bóng
đèn, khi uống một cốc nước, khi nhấn ga xe máy, chặt một
cái cây, câu một con cá có lẽ không thể không nghĩ đến cái
ngày đất trời không còn chiều lòng mình nữa. 99 ngọn núi
đá ở đồng bằng châu thổ nay đã thành vôi gần hết. Đào
than đá đã chạm đến dãy Yên Tử. Sông Dâu và sông Tiêu
Tương đã mất, sông Nhuệ đang biến thành những con ngòi. Sông
Cầu nên thơ và sông Đáy trong vắt gần như không còn con cá
và ai dám nhảy xuống sông tắm nữa...?!!! Là đơn cử nho nhỏ
cho việc suy thoái nguồn năng lượng tự nhiên, trong khi vẫn
còn kịp làm tốt hơn những gì còn lại.

Tri thức, cụ thể hơn là tri thức công nghệ chính là công cụ
giúp nhận biết các nguồn tài nguyên mới vô tận và khai thác
chúng một cách bền vững. Thế giới đang bước vào kỉ nguyên
tri thức, phát triển kinh tế tri thức. Việt Nam còn thiếu một
chính sách cụ thể để phát triển nguồn nhân lực có chất
lượng, đào tạo đội ngũ chuyên gia giỏi về kĩ thuật và
quản lý, thu hút nhân tài. Công nghiệp công nghệ cao, giá trị
gia tăng lớn vẫn chưa phát triển ở Việt Nam, năng suất công
nghiệp còn thấp, hiệu quả đầu tư thể hiện qua chỉ số
ICOR vẫn còn cao >10 khu vực Nhà nước, 3-5 khu vực tư nhân.

Cách thức phát triển như vậy khó có thể tạo ra đột phá,
vượt qua bẫy thu nhập trung bình. Các chuyên gia nhận thấy
rằng đa phần các nước phát triển chỉ biết dựa vào khai
thác tài nguyên đều là những nước nghèo, các nước biết
dựa vào tri thức, lấy tri thức làm nòng cốt mới là nước
giàu có. Chính vì vậy, lựa chọn chiến lược theo hướng bền
vững cùng lúc hứa hẹn một tương lai tốt đẹp và có thu
nhập cao hơn.

<em>Trung tâm CNTT (Theo www.monre.gov.vn)</em>

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/9618), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét