Chủ tịch Ủy Ban Giám Sát Tài Chính Vũ Viết Ngoạn nhìn nhận bằng tiến sĩ dỏm

<div class="special_quote"><strong>Tin liên quan:</strong>

<ul>
<li><a
href="http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/kinh-nghiem/2011/08/ong-vu-viet-ngoan-bang-cap-voi-toi-khong-quan-trong/">Ông
Vũ Viết Ngoạn: 'Bằng cấp với tôi không quan trọng'</a></li>
</ul></div>
<em><strong>Ðại học có 1 phòng, 1 nhân viên, bị FBI điều tra,
bắt hiệu trưởng</strong></em>

HÀ NỘI (TH) - Ông Vũ Viết Ngoạn, tân chủ tịch Ủy Ban Giám
Sát Tài Chính Quốc Gia nhìn nhận ông có bằng "tiến sĩ"
từ đại học dỏm Lasalle.

<div class="boxleft220"><img
src="http://danluan.org/files/u1/sub01/135219-VN_VuVietNgoan_VNE_080511-400.jpg"
width="400" height="516" alt="135219-VN_VuVietNgoan_VNE_080511-400.jpg"
/><div class="textholder">Ông Vũ Viết Ngoạn, chủ tịch Ủy Ban
Giám Sát Tài Chính Quốc Gia CSVN. (Hình VNExpress)</div></div>
"Tôi đăng ký và được cơ quan cử đi học vào cuối năm 1995
tại Trường La Salle (Hoa Kỳ) theo phương thức học từ xa."
Ông Ngoạn nói như vậy "nhân gặp gỡ báo chí khi nhận nhiệm
vụ mới" và được tờ Tuổi Trẻ tường thuật ngày Thứ
Sáu, 5 tháng 8, 2011.

Tờ báo dẫn tiếp lời ông Ngoạn: "Năm 1996 trường đã xảy
ra vụ bê bối do ông hiệu trưởng vi phạm quy định pháp
luật, trong đó có việc quảng cáo sai về chất lượng đào
tạo. Ðầu năm 1997, trường được chuyển nhượng cho nhà
đầu tư khác và được cơ cấu lại. Trường có hội đồng
quản trị mới và ban giám hiệu mới. Giai đoạn sau này
trường hoạt động khá quy củ, nề nếp. Thời gian tôi đăng
ký thi là vào năm 1997, 1998 và bảo vệ luận án vào cuối năm
1998."

Mục đích của lời ông "giãi bày về chuyện này" nhằm
chống đỡ và hàm ý cái đại học mà ông được cấp bằng
tiến sĩ là một đại học thật, có giá trị. Bởi vậy, tuy
là "học từ xa" ông kể khổ "Phương thức học từ xa khi
đó có rất nhiều khó khăn và đòi hỏi tính tự chủ cao.
Ðầu tiên là phải tìm và mua được sách. Vào những năm đó
chưa có điều kiện để mua sách qua Internet như bây giờ nên
tôi phải nhờ bạn bè và bản thân khi nào đi công tác nước
ngoài là tranh thủ mua sách. Thậm chí có lần tôi phải viết
thư nhờ bạn là người Bangladesh học cùng tôi trước đây ở
Ý để mua cho một số sách cũ ở Bangladesh."

Dường như nhầm lẫn giữa trường Lasalle nơi ông học, với
trường đại học La Salle ở Philadelphia, ông Ngoạn còn kể cả
đến chuyện ông phải "học và thi môn thần học vì đây là
trường do nhà thờ sáng lập. Tôi chưa biết gì về thần học
nên phải nhờ anh bạn tôi là Nguyễn Thành Nam ở FPT, sau này
có thời gian anh làm tổng giám đốc FPT, giới thiệu cho tôi
người bạn tên là Bình. Anh này trước học toán ở Trường
Tổng Hợp Lomonosov nhưng rất thạo về thần học. Anh đến
giúp tôi một tuần hai buổi. Tôi đã theo học gần hai tháng,
nhờ đó đã qua được bộ môn hết sức thách thức này."

Trước hết, trường đại học Công giáo La Salle (hai chữ viết
rời) ở thành phố Philadelphia là một trường đại học nổi
tiếng. Cái trường dỏm ở thành phố Mandeville, tiểu bang
Louisiana, là trường "Lasalle" viết dính liền thành một
chữ. Ông Ngoạn không tốt nghiệp tiến sĩ ở đại học "La
Salle" tại Philadelphia, một trường đại học được công
nhận (accredited) vì trường này không có chương trình tiến sĩ
kinh tế, tài chính. Bản tin trên Tuổi Trẻ viết hai chữ La
Salle rời cho người ta hiểu lầm là ông học ở đại học
Công giáo tại Philadelphia.

Trường dỏm LaSalle hàm thụ ở Mandeville mà ông nhìn nhận học
trường này thì cấp bằng đủ loại, đủ thứ. Giá cái bằng
tiến sĩ ông của trường này bao nhiêu không biết nhưng trên
theo tài liệu trên Internet thì người ta phải trả từ $3,000
đến $5,000 USD.

Ông Ngoạn khai ông học ở trường LaSalle từ năm 1995, tức là
khi trường này còn trong tay của Thomas James Kirk II (còn có tên
khác là Thomas McPherson).

Như tài liệu từ cuộc điều tra của một chuyên viên điều
tra tên John Bear hợp tác với Cơ Quan Ðiều Tra Liên Bang (FBI),
người ta hiểu (và được ông nói ra) thời gian ban đầu ông
Ngoạn ghi tên học, trường LaSalle này chỉ có 1 nhân viên nhưng
lại có tới 15,000 sinh viên ghi danh học hàm thụ. Làm thế nào
để giao tiếp về việc học với một số lượng sinh viên
nhiều như vậy nếu tổ chức học hành đàng hoàng chỉ với
một người? Hỏi là tự trả lời được ngay.

Ông Kirk đã nhân danh một nhà thờ Tin Lành (World Christian Church)
mà ông là chủ tịch để lập một trường đại học hàm thụ
nhằm trốn thuế lợi tức (vì các tổ chức tôn giáo được
miễn thuế, theo luật liên bang).

Sau khi ông Kirk bị bắt (vợ ông hợp tác với FBI, khai chống
lại ông), và bị bỏ tù, chính phủ liên bang tịch thu của
trường một tài sản vừa tiền mặt và tòa lâu đài (mansion)
chỗ ở của ông, tổng cộng trị giá từ 15 triệu đến 20
triệu USD.


<center><img
src="http://danluan.org/files/u1/sub01/135219-VN-Lasalle-400.jpg" width="400"
height="631" alt="135219-VN-Lasalle-400.jpg" /></center>
<center><em>Quảng cáo của tổ chức chống bằng dỏm có tên là
"Diploma Mill Police" đăng các lời cảnh báo người dân của
ba tiểu bang Michigan, Oregon và Texas về "LaSalle University" ở
tiểu bang Louisiana là một tổ chức cấp bằng dỏm. (Hình:
Internet)</em></center>

Hội đồng nhà thờ World Christian Church kiện ông Kirk lấy lại
cơ sở hàm thụ LaSalle để tiếp tục khai thác.

Vào giữa thập niên 1990, cái trường "LaSalle" trở thành
đáng nghi ngờ khi chính phủ khám phá thấy hàng ngàn công chức
đủ mọi ngành đã được thăng cấp hay thu nhận đã nộp các
bằng cấp do cái trường này cấp phát. Từ đây, Bộ Tư Pháp
Liên bang mở điều tra thấy ở Louisiana có cả chục trường
dỏm như vậy. Chỉ riêng trường "LaSalle" đã cấp tới hơn
40,000 văn bằng các loại mà hầu hết đều cấp cho công chức
chính phủ. Nhiều người nắm giữ các chức vụ khá cao, kể
cả cơ quan nguyên tử năng.

Theo tài liệu từ 1 tháng 7, 1997, cái trường "Lasalle" tách
rời khỏi World Christian Church và trở thành công ty kinh doanh
giáo dục hàm thụ "Lasalle Education Corp." do John Scarpitti làm
chủ tịch. Nhưng đến năm 2000 thì đổi chủ và trở thành
Orion College nhưng chẳng bao lâu cũng đóng cửa.

Ông Ngoạn nói rằng ông "bảo vệ luận án tiến sĩ vào cuối
năm 1998" tức là khi cái trường này trờ thành một cơ sở
thương mại, kinh doanh hàm thụ, bán bằng cấp. Một thứ bằng
cấp không được công nhận (Unaccredited).

Tại tiểu bang Louisiana có một số trường dỏm nhái tên một
số đại học thật để kinh doanh bán bằng cấp dỏm, như
"Lasalle" nhái trường La Salle, "Columbia State University" nhái
tên trường đại học nổi tiếng Columbia University ở thành
phố New York, và một số trường khác.

Nếu ai vào trang mạng tìm kiếm Google và đánh tìm danh sách các
trường dỏm (Unaccredited Schools and Educational Facilities, hoặc
Unaccredited College, University) người ta sẽ thấy một danh sách
dài các trường dỏm khắp nơi trong đó có tên trường LaSalle
ở Mandeville và trường South Pacific University, hay Western Pacific
University mà nhiều quan chức ở Việt Nam khoe tốt nghiệp tiến
sĩ.

Các trường dỏm được gọi là "diploma mill" thu một số
tiền khá lớn của học viên, cấp phát một văn bằng mà không
đòi hỏi học tập, theo các tiêu chuẩn do chính phủ đòi hỏi.
Nhờ vậy mà một ông Nguyễn Ngọc Ân, giám đốc Sở Văn Hóa
Thể Thao tỉnh Phú Thọ có bằng "tiến sĩ" ở "Western
Pacific University" mà ông hoàn toàn "không biết tiếng Anh,"
theo bài viết trên tờ SGTT.

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/9547), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét