Tại Hà Nội, bà Clinton chỉ trích Việt Nam về vấn đề nhân quyền

<div class="boxleft320"><img
src="http://graphics8.nytimes.com/images/2010/07/23/world/23diplospan-cnd/23diplospan-cnd-articleLarge.jpg"
/><div class="textholder">Ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton phát
biểu ở Hà Nội hôm thứ Năm (ảnh: Mark Landler)</div></div>

Hà Nội, Việt Nam - Ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton bày tỏ
mối lo ngại về cái mà bà gọi đó là sự không khoan dung của
chính phủ Việt Nam dành cho những nhà bất đồng chính kiến,
khi bà bắt đầu cuộc viếng thăm kéo dài 2 ngày đánh dấu 15
năm bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Nhắc đến vấn đề Việt Nam gần đây bắt giam các nhà hoạt
động dân chủ, tấn công các nhóm tôn giáo và ngăn trở các
trang mạng xã hội Internet, bà Clinton đã nói rằng mình đã
đề cập đến vấn đề nhân quyền trong buổi gặp với Phó
thủ tướng Phạm Gia Khiêm.

"Việt Nam, với dân số năng động hiếm có của mình, đang
trên đường trở thành một quốc gia lớn, với tiềm năng vô
hạn", bà Clinton nỏi tong lời mở đầu buổi họp báo của
mình, khi ông Khiêm đứng bên, mặt không cảm xúc. "Đó là một
trong những lý do khiến chúng tôi bày tỏ sự quan ngại của
mình".

Tại buổi ăn trưa với các doanh nhân Việt Nam và Hoa Kỳ, bà
Clinton đã quay lại chủ đề này, nói rằng có "những khác
biệt to lớn" giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong những quyền tự do
chính trị. Bà nói rằng Hoa Kỳ sẽ thúc đẩy Việt Nam làm
nhiều hơn nữa để bảo vệ tự do cá nhân.

Ông Khiêm trả lời rằng nhân quyền có nguồn gốc từ những
bối cảnh lịch sử và văn hóa riêng biệt. Ông trích lời mà
ông cho là một quan sát của Tổng thống Obama rằng các quốc
gia phải được phép chọn con đường riêng của mình và nhân
quyền không nên được áp đặt từ bên ngoài.

Lời bình luận của bà Clinton rất đáng chú ý, trong hoàn cảnh
mà bà đã đặt mối quan tâm về nhân quyền xuống dưới các
vấn đề khác khi viếng thăm quốc gia hàng xóm của Việt Nam,
Trung Quốc. Nhưng thời điểm bà đặt vấn đề, tại khởi
đầu của cuộc viếng thăm, cho thấy rằng bà chỉ muốn nêu
quan điểm của mình, rồi chuyển sang các vấn đề khác.

Bà dành phần lớn bài nói của mình để hứa hẹn rằng Hoa
Kỳ sẽ tăng cường mối quan hệ thương mại và đầu tư, và
sẽ làm nhiều hơn nữa để giúp những người Việt Nam chịu
ảnh hưởng của chất độc màu da cam, một hóa chất mà quân
đội Hoa Kỳ sử dụng như một thuốc diệt lá trong cuộc
chiến Việt Nam.

"Chúng ta đã và đang làm việc với Việt Nam suốt 9 năm để
cố gắng giải quyết hậu của của chất độc màu da cam", bà
nói. "Tôi đã nói với ngày Phó thủ tướng rằng tôi sẽ tiếp
tục làm việc để tăng cường sự hợp tác giữa chúng ta".

Hoa Kỳ bình thường hóa mối quan hệ với Việt Nam năm 1995 khi
Bill Clinton còn là Tổng thống, và bà Clinton nói về những ký
ức "sâu sắc" mà đất nước này đã khơi dậy trong bà và
chồng. Lần ghé thăm cuối cùng của bà với tư cách Đệ nhất
phu nhân vào cuối năm 2000, trong lúc ông Clinton đang sắp hết
nhiệm kỳ Tổng thống, một vài tuần sau đó bà được bầu
làm thượng nghị sĩ của New York.

Trong chuyến đi đó, bà Clinton đã mang theo con gái, Chelsea, ghé
thăm một khu làng bụi bặm ngoài Hà Nội, nơi cả hai người
đội nón để chắn cái nắng thiêu đốt. Một nghệ sĩ địa
phương đã chộp được khoảnh khắc đó trong một bức trang
mosaic lớn tạo bởi hồng ngọc, lam ngọc (saphia) và thạch anh
từ Việt Nam. Một công ty vàng bạc và đá quý đã trao bức
tranh đó cho bà Clinton như một món quà tặng.

Ông Khiêm, Phó thủ tướng, cũng tặng bà Clinton một tấm khăn
trải bàn trắng dành cho Chelsea, người sắp lấy chồng vào 31
tháng 7 tới.

"Tôi rất vinh hạnh", bà nói. "Tôi sẽ lấy làm vui mừng được
chuyển món quà tới cháu".

Nhắc đến việc bà đang phải cân bằng giữa nhiệm vụ của
một người mẹ, lên kế hoạch cho đám cưới cho con, với
chuyến đi dài hàng tuần kinh hoàng tới Pakistan, Afghanistan, Nam
Hàn và Việt Nam, bà Clinton đùa rằng người ta có thể sẽ
đặt câu hỏi đầu óc của bà.

Bên cạnh việc cổ vũ nâng cao quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, bà
Clinton tới Hà Nội để dự cuộc họp an ninh khu vực được
tài trợ bởi Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á, hay ASEAN.

Bắc Hàn có lẽ sẽ nằm ở vị trí ưu tiên trong lịch làm
việc. Một cuộc điều tra quốc tế được dẫn dắt bởi Nam
Hàn gần đây kết luận rằng Bắc Hàn chịu trách nhiệm trong
việc bắn thủy lôi chìm tàu chiến Bắc Hàn, giết chết 46
thủy thủ. ASEAN đưa ra một tuyên bố lên án hành vi tấn công
nhưng từ chối chỉ ra rằng Bắc Hàn là thủ phạm

Bà Clinton cũng được trông đợi là sẽ đưa ra vấn đề
Myanmar, còn được biết đến dưới tên Burma, quốc gia mà bà
cho rằng đang đe dọa sự ổn định của khu vực, không chỉ
là vì những dòng người tị nạn chạy sang các quốc gia láng
giềng.

Bên cạnh đó, bà nói Hoa Kỳ đang lo ngại về các chuyến tàu
chở vũ khí và vật liệu quân sự tới Myanmar từ Bắc Hàn,
cũng như những báo cáo chưa được khẳng định rằng Burma
đang tìm sự trợ giúp của Bắc Hàn để phát triển chương
trình hạt nhân riêng của mình.

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/5768), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét