Martian Mobile - Sự hội nhập của người Việt - Phần 1

<strong>Sự hội nhập của người Việt.</strong>

<em>Gần đến ngày 30 tháng 4 năm nay, kỷ niêm 35 năm người
Việt rời bỏ đất nước Việt Nam; họ đã hình thành một
lực lượng quan trọng về nhân số ảnh hưởng mạnh đến xã
hội, kinh tế và chính trị cho chính họ, cho các quốc gia họ
đến và cả về Việt Nam, một quốc gia họ đã không nghĩ
đến ngày sẽ quay trở lại.</em>

<img
src="http://i458.photobucket.com/albums/qq303/martianmobile/20050429_vanes_long_lg.gif"
alt="" />
<img
src="http://i458.photobucket.com/albums/qq303/martianmobile/fallofsaigon_on_gate.gif"
alt="" />
<em>Bức hình cho thấy là người Mỹ đã thất bại tại Việt
Nam nhưng cũng tiết lộ là người Việt miền Nam đã bỏ phiếu
bằng chân từ bỏ thiên đường Cộng Sản.</em>

Những người Việt ra đi trong những năm ngay sau cuộc chiến
chấm dứt là những người thành công nhất hơn những người
Việt ra đi sau họ. Nhiều người về xã hội học và tâm lý
học quan sát và có những kết luận là sự thành công của họ
đạt được chỉ vì ý chí dứt khoát lựa chọn quốc gia họ
đến sẽ là quốc gia mới của họ. Việt Nam của họ chỉ là
quá khứ và họ không bao giờ nghĩ là sẽ quay trở lại. Sự so
sánh tương tự như chủ thuyết thiên nhiên, như một con vật
khi dồn vào đường cùng nếu nó chỉ còn một lối thoát để
vươn lên thì vì bản năng sinh tồn nó sẽ bằng mọi cách để
sống sót, đó là động lực duy nhất để người Việt tị
nạn Cộng Sản đã thành công hơn là những người Việt thuộc
diện di dân đến các quốc gia Tây Phường sau này.

Người Việt tại Mỹ là một lực lượng đông đảo và có
nhiều dữ kiện để theo dõi, do đó quan sát về sự hội nhập
của người Việt tại Hoa Kỳ là một điều không thể bỏ qua
được. Mặc dầu nó không bao trùm được hết các cộng đồng
người Việt to lớn khác như tại Úc, Canada, Pháp, Anh, Đức,
Âu Châu, và những quốc gia khác như Israel, Nhật, New Zealand...
nhưng tôi nghĩ nó cũng có một phần tương tự như nhau.

Ngoài Việt Nam, dân số người Việt ở Mỹ có mật độ cao
nhất. Theo điều tra dân số năm 2000, có 1.122.528 người tự
nhận là người Việt Nam chính thống hoặc là 1.223.736 nếu
được tính là họ là con cháu của người Viêt với các sắc
tộc khác. Trong số những người này thì 447.032 (39,8%) sống ở
California và 134.961 (12,0%) ở Texas. Mật độ lớn nhất của
người Việt ở bên ngoài Việt Nam được nhìn thấy ở Orange
County, California, với tổng cộng 135.548. Các doanh nghiệp người
Mỹ gốc Việt rất đông tại Little Saigon, họ cư ngụ tại
Westminster và Garden Grove, chiếm 30,7 và 21,4 phần trăm dân số,
tương tự.như tại California, tại các bang Louisiana, Pennsylvania,
Illinois, Minnesota, Washington, và Virginia đã gia tăng dân số
người Mỹ gốc Việt. Các tiểu bang New England và New York City
metropolitian cũng đang hình thành một cộng đồng khá lớn
người Việt. Gần đây, mô hình di trú người Việt Nam đã
chuyển sang các tiểu bang khác như Oklahoma và Oregon.

<strong>Lịch sử của người Mỹ gốc Việt </strong>

Lịch sử của người Mỹ gốc Việt so với lịch sử của các
giống dân tại Hoa Kỳ thì họ tương đối là mới. Trước năm
1975, hầu hết người Việt Nam định cư ở Hoa Kỳ là vợ con
của quân nhân Mỹ tại Việt Nam hoặc là những người du sinh
của miền Nam Việt Nam, và số lượng của họ là không đáng
kể. Theo Cơ Quan Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ, chỉ có 650 Việt
đến Mỹ từ năm 1950-1974. Sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam
(hay được gọi là "Giải phóng Sài Gòn" của Chính Phủ Cộng
Sản Việt Nam), ngày 30 tháng tư năm 1975, kết thúc Chiến tranh
Việt Nam, thúc đẩy làn sóng quy mô lớn đầu tiên của người
nhập cư từ Việt Nam. Nhiều người có quan hệ mật thiết
với người Mỹ lo sợ Cộng Sản VN trả thù và 125.000 người
trong số này rời Việt Nam trong thời gian tháng 4, và những
tháng sau đó trong năm 1975. Nhóm này nói chung được đánh giá
rất có học về chuyên môn, về giáo dục và chính nó đã tạo
ra một tình trạng mất "chất xám nghiêm trọng" cho Việt Nam.
Họ đã được đưa đến Hoa Kỳ tạm trú tại các căn cứ ở
Philippines, đảo Guam và đảo Wake, và sau đó được chuyển giao
tại các trung tâm tị nạn khác nhau tại Hoa Kỳ.


<img
src="http://i458.photobucket.com/albums/qq303/martianmobile/57446-18819.jpg"
alt="" />
<img
src="http://i458.photobucket.com/albums/qq303/martianmobile/446px-Vietnamkrieg_Bootsflchtling_1.jpg"
alt="" />
<img
src="http://i458.photobucket.com/albums/qq303/martianmobile/vietnam_refugees_1984_375.jpg"
alt="" />
<img
src="http://i458.photobucket.com/albums/qq303/martianmobile/Vietnamese-Boat-People-Larry-Who.jpg"
alt="" />
<img
src="http://i458.photobucket.com/albums/qq303/martianmobile/_38611135_saigon_girls_238.jpg"
alt="" />
<em>Những hình ảnh người Việt trong các trại tị nạn rải
rác khắp mọi quốc gia tại Đông Nam Á cho đến cả Úc và New
Zealand.</em>

<img
src="http://i458.photobucket.com/albums/qq303/martianmobile/Chantroimoi01.jpg"
alt="" />
<em>Trại tị nan tại Hoa Kỳ</em>
<img src="
http://i458.photobucket.com/albums/qq303/martianmobile/53208835.jpg" alt=""
/>
<em>Đám cưới trong trại Tị Nạn ở Hoa Kỳ.</em>

Người tị nạn miền Nam Việt Nam ban đầu phải đối mặt
với sự chống đối của người Mỹ sau cuộc khủng hoảng và
biến động của Chiến tranh Việt Nam. Một cuộc thăm dò thực
hiện vào năm 1975 cho thấy chỉ có 36 phần trăm của người
Mỹ tán thành việc di tản người tị nạn Cộng Sản Việt Nam.
Tổng thống Gerald Ford và các quan chức khác ủng hộ mạnh mẽ
việc người Việt nhập cư sang Mỹ và đã thông qua Đạo Luật
Di Cư ngưòi Tị Nạn Đông Dương năm 1975 (the Indochina Migration
and Refugee Act), cho phép người tị nạn Việt Nam nhập cảnh Hoa
Kỳ dưới một tình trạng đặc biệt. Đạo luật này cũng tìm
cách ngăn chặn những người tị nạn tạo ra những khu người
Việt thuần túy ghetto như các người Ý, Mexico,... đến Mỹ
trước đây và nhằm giảm thiểu va chạm với cộng đồng
địa phương, Những người Việt này bị phân tán trên cả
nước Mỹ. Tuy nhiên, trong vòng một vài năm sau nhiều người
Việt đã tái định cư và tụ tập tại California và Texas.

Năm 1978 bắt đầu một làn sóng thứ hai của người Việt tị
nạn kéo dài cho đến giữa thập niên 1980. Khi Sàigòn bị rơi
vào tay Cộng Sản, các sĩ quan và công chức VNCH đã bị đẩy
đến các trại cải tạo của người Cộng Sản nhiều tù nhân
đã bị chết tại các trại cải tạo. Nhiều người bỏ trốn
trước vá sau khi bị cải tạo, khoảng hơn hai triệu người
chạy khỏi Việt Nam trong những chiêc thuyền đánh cá nhỏ,
không an toàn, và đông đúc. Những "thuyền nhân" nói chung nếu
họ thoát khỏi cướp biển, thì họ thường kết thúc chuyến
vưọt biển trong các trại tị nạn ở Thái Lan, Malaysia,
Singapore, Indonesia, Hong Kong, hay Philippines, nơi họ có thể
được phép vào các quốc gia đã đồng ý chấp nhận họ.
Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật tị nạn năm 1980 (the Refugee
Act of 1980), giảm bớt các hạn chế về nhập cảnh. Và với áp
lực quốc tế, chính phủ Cộng Sản Việt Nam và các nước Âu,
Mỹ, Canada, Úc thành lập Chương trình đi có trật tự (ODP)
thuộc Cao Ủy về người tị nạn của Liên Hiệp Quốc (the
United Nations High Commissioner for Refugees) để đáp ứng với thế
giới phản đối kịch liệt chính sách của Cộng Sản Việt Nam
với người miền Nam Việt Nam, và cho phép người dân rời
khỏi Việt Nam một cách hợp pháp để đoàn tụ gia đình và
vì lý do nhân đạo. Luật bổ sung của Mỹ được thông qua cho
phép con của quân nhân Mỹ và cựu tù chính trị và gia đình
họ được vào Hoa Kỳ. Tới giữa năm 1981 và 2000, Hoa Kỳ chấp
nhận 531.310 người tị nạn chính trị Việt Nam.

<img
src="http://i458.photobucket.com/albums/qq303/martianmobile/vn05_03a1.jpg"
alt="" />
Trại quản huấn tại tỉnh Bến Tre.


***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/4712), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét