Thu Nga - Nên chăng, hận thù trên màu cờ?

"Để chống Trung Quốc, chúng ta cần một thông điệp rõ
ràng. Bây giờ không phải là lúc tranh chấp ai sai ai đúng, màu
nào là màu phải chọn. Hãy để cho mỗi người đều có quyền
lựa chọn khi thời điểm lịch sử đến. Chỉ có đoàn kết
mới giúp chúng ta đưa dân tộc Việt ngẩng cao đầu" - ý
kiến của Thu Nga từ Warszawa.

<center><img
src="http://nhipcauthegioi.hu/uploads/2007/images/1404834091.nv.jpg"
width="350"></center>
<center><em>Tác giả trong cuộc biểu tình thứ hai phản đối
Trung Quốc tại thủ đô Warszawa</em></center>

Warszawa là nơi đã tổ chức hai cuộc <a target="_blank"
href="/modules.php?name=News&amp;op=viewst&amp;sid=4200" >biểu tình</a>
của người Việt nhằm kêu gọi sự ủng hộ của chính quyền
Ba Lan, cộng đồng Châu Âu và dư luận quốc tế, phản đối
sự bành trướng bá quyền, xâm phạm chủ quyền lãnh hải
Việt Nam, chà đạp lên luật pháp quốc tế của nhà cầm
quyền Trung Quốc.

Với tiêu chí không đảng phái chính trị, tất cả đều tham
gia với tư cách là một người mang dòng máu Việt, nhóm tổ
chức tình nguyện đã kết nối được những trái tim yêu
nước, cùng nhau đứng trong đội ngũ đấu tranh lên án âm mưu
muốn nuốt trọn Biển Đông của Trung Quốc. Đặc biệt, cuộc
biểu tình lần hai, tuy số người tham dự ít hơn hẳn so với
lần đầu, nhưng đã bước đầu gây được chú ý của dư
luận Ba Lan.

Tuy nhiên, hai cuộc biểu tình nói trên cũng làm dấy lên rất
nhiều tranh cãi về việc dùng màu cờ nào trong biểu tình.

Như <a
href="http://www.danchimviet.info/archives/88664/khi-cong-dong-co-do-xuong-duong/2014/07"
target="_blank" >một nhận định</a> trên tờ "Đàn Chim Việt",
cộng đồng người Việt ở Ba Lan chủ yếu xuất thân từ
miền Bắc, ra đi không vì lý do chính trị, mà vì lý do kinh
tế. Đa số họ không dự định đi mãi mãi, mà luôn đau đáu
trở về quê hương sau khi đã gom góp được số vốn liếng
cần thiết, khi điều kiện kinh tế đã được đáp ứng. Gia
đình họ tộc của họ hầu hết vẫn sinh sống ở Việt Nam.
Đa số họ không có lý do gì để căm ghét chế độ cộng
sản.

<center><img
src="http://nhipcauthegioi.hu/uploads/2007/images/1404834599.nv.jpg"
width="450"></center>
<center><em>Đoàn biểu tình tập trung trên Thành Cổ
Warszawa</em></center>

Cá nhân tôi cũng thuộc lớp người được sinh ra, lớn lên
dưới chế độ cộng sản và màu cờ đỏ sao vàng. Tôi rời
Việt Nam khi vừa tốt nghiệp Đại học, tới giờ đã có gần
hai chục năm sinh sống ở Ba Lan, một đất nước đã <a
href="http://nghiencuulichsu.com/2014/05/27/ba-lan-tu-bi-kich-den-thang-loi/"
target="_blank" >vươn lên mạnh mẽ từ quá khứ đau thương, trở
thành một quốc gia thịnh vượng</a>.

Lần vừa rồi, tôi đi biểu tình với lá cờ xanh EU và quốc
kỳ Ba Lan hai màu trắng - đỏ trên tay. Lá cờ vàng ba sọc
đỏ với một bộ phận người Việt, nhất là cộng đồng
Việt ở Ba Lan và một số nước XHCN (cũ) tại vùng Đông Âu
rất xa lạ, gần như không được biết đến, đã không hề có
mặt trong hai lần biểu tình. Chỉ có rất nhiều bà con cầm
cờ đỏ, với họ lá cờ đó là biểu trưng cho Tổ quốc Việt
Nam.

Khi báo "Đàn Chim Việt" hai lần đưa tin về cuộc biểu tình

Warszawa là hai lần Ban biên tập và tác giả bài viết <a
href="http://www.danchimviet.info/archives/88664/khi-cong-dong-co-do-xuong-duong/2014/07"
target="_blank" >hứng chịu chỉ trích</a> của phe "cờ vàng".
Đó là những lời chỉ trích đầy hằn học, mang tính
thóa mạ, phỉ báng cao độ... Họ rủa xả những người cầm
cờ đỏ là ngu muội, u mê... Những người ủng hộ cầm cờ
đỏ (hoặc theo họ là "làm ngơ") bị coi là là phản bội,
"<i>thay màu</i>"... Lá cờ đỏ được họ gọi là "<i>cờ
máu</i>" với thái độ khinh miệt...

<center><img
src="http://nhipcauthegioi.hu/uploads/2007/images/1404834363.nv.jpg"
width="450"></center>
<center><em>Đoàn biểu tình (lần hai) trước Dinh Tổng thống Ba
Lan</em></center>

Nếu nhiều người miền Nam phải bỏ nước ra đi trong đau
thương, hận thù sâu sắc với Cộng sản, gắn bó với lá cờ
vàng ba sọc bao nhiêu, thiết nghĩ họ cũng nên hiểu một bộ
phận đáng kể của cộng đồng Bắc Việt cũng gắn bó với
lá cờ đỏ sao vàng bấy nhiêu. Đối với họ, lá cờ đỏ sao
vàng không hẳn là lá cờ của chế độ cộng sản mà đơn
thuần đó là lá cờ của Tổ quốc Việt Nam - trong nhận thức
của họ từ bao năm nay rồi.

Với những người cầm cờ đỏ, đó là máu của cha ông thế
hệ trước của họ đã đổ xuống để giành độc lập, tự
do... Vấn đề nhận thức không phải ngày một ngày hai. Nó
cần cả một quá trình dài, đấu tranh đau đớn cả về thể
xác và tinh thần. Để thuyết phục người ta nghe theo, phải
bằng những việc làm cụ thể, chứ không chỉ bằng lời nói,
càng không phải bằng những thóa mạ, miệt thị, xúc phạm
tình cảm của những người không cùng chính kiến.

Xét cho cùng, chế độ nào sau một quá trình không thanh lọc,
cũng sẽ có nhiều rác cặn, cần loại bỏ. Nỗ lực của cộng
đồng Việt ở Ba Lan không đáng phải nhận mũi dùi và sự
chỉ trích từ những người tự coi là "<i>chiến sĩ đấu
tranh vì tự do dân chủ cho Việt Nam</i>". Họ không có mối
hận thù giống bạn, không có nghĩa là họ ngu si hay u muội hơn
bạn. Mà có khi, họ hạnh phúc hơn bạn đấy!

<center> <img
src="http://nhipcauthegioi.hu/uploads/2007/images/1404834500.nv.jpg"
width="450"></center>
<center><em>Trước tòa đại sứ Trung Quốc tại Ba Lan</em></center>

Tôi hiện đã là một công dân Châu Âu "cờ xanh", may mắn
không phải mang trong tim sự hận thù đối với bất kỳ chế
độ nào. Để chống Trung Quốc, chúng ta cần một thông điệp
rõ ràng. Bây giờ không phải là lúc tranh chấp ai sai ai đúng,
màu nào là màu phải chọn. Hãy để cho mỗi người đều có
quyền lựa chọn khi thời điểm lịch sử đến. Hiện tại,
chỉ có đoàn kết mới giúp chúng ta đưa dân tộc Việt ngẩng
cao đầu.

Phe "cờ vàng" nếu đấu tranh vì mục đích chống Trung
Quốc, xin hãy dẹp bỏ lòng hận thù và mối căm ghét những
đồng bào mang cờ đỏ. Bởi trong huyết quản chúng ta đều
chảy chung dòng máu Việt.

<b>Bài và ảnh: Thu Nga, từ Warszawa (Ba Lan)</b>


***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20140722/thu-nga-nen-chang-han-thu-tren-mau-co),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét