S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Vĩnh Biệt Sơn Nam

<center><img src="http://danluan.org/files/u1/sub01/SonNam-400x301.jpg"
width="400" height="301" alt="SonNam-400x301.jpg" /></center>
<center><em>(11/12/1926 – 13/08/2008). Nguồn: <a
href="http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/Van-hoc/24010/Nha-van-Son-Nam-Ca-doi-viet-ve-cuoc-khan-hoang-Nam-Bo.html">Tuổi
Trẻ Online</a></em></center>

<em>Tưởng giếng sâu tui nối sợi dây dài.
Ai ngờ giếng cạn, tui tiếc hoài sợi dây.</em>
(Câu hò miền Nam, VN)

Trong cuốn <em>Một Mảnh Tình Riêng</em>, do nhà Văn Nghệ (VN)
xuất bản năm 2000, Sơn Nam tâm sự: "<em>Mẹ tôi đi làm dâu
nơi xa nhà hàng năm mươi cây số đường giao thông hồi đầu
thế kỷ khó khăn, vượt rừng qua hai con sông đầy sóng gió...
Lâu năm lắm mẹ tôi với về quê thăm xứ một lần, tình
trạng này tôi thử hư cấu, qua truyện ngắn 'Gả Thiếp Về
Rừng'... Qua sông Cái Bé thì dễ, nhưng gian nan nhất là qua
sông Cái Lớn.</em>"

Muốn biết chuyện làm dâu nơi xa, hồi đầu thế kỷ trước,
gian nan và khó khăn ra sao, xin đọc lại vài đoạn (chính) trong
truyện ngắn này của Sơn Nam:

"<em>Câu chuyện xảy ra tại rạch Bình Thủy, làng Long Tuyền,
tỉnh Cần Thơ, đâu cũng vào khoảng năm 1939... tháng chạp năm
đó, nhà ông Cả treo bông kết tuội để gả con, giữa tiếng
dị nghị của bao chàng trai tơ ở rạch Bình Thủy. </em>

<em>Cô Út về làm dâu đất Cạnh Đền.</em>

<em>Hai năm qua.</em>

<em>Ba năm qua...</em>

<em>Chuyến đầu, đôi vợ chồng về thăm ông Cả bà Cả, đèo
theo một đứa con gái nhỏ... sổ sữa dễ thương.</em>

<em>Chuyến sau họ về, lại thêm một đứa gái và một đứa
thứ ba nữa đang nằm trong bụng mẹ.</em>

<em>Hai ông bà quá đỗi vui mừng.</em>

<em>Nhưng liên tiếp mấy năm sau họ bặt tin, ngày Tết ngày
giỗ cũng chẳng về. Lo ngại quá! Có chuyện gì xảy ra bất
lành không?</em>

<em>Hai ông bà muốn xuống Cạnh Đền thăm con nhưng ngại mình
già sức yếu, đường xa xôi, phải vượt qua sông Cái Lớn.
Nằm đêm, lắm khi bà khóc lóc mà trách ông:</em>

<em>- Tôi nói muỗi rừng ăn thịt hai đứa nó rồi. Xứ gì mà
muỗi kêu như sáo thổi. Không đau bịnh rét thì cũng chói
nước lớn bụng mà chết... Hồi đó ông cãi tôi, nhớ
không?</em>

"<em>Ông Cả vô cùng buồn bực. Nhứt là khi nghe con nít chòm
xóm hát đưa em:</em>

<em>Má ơi đừng gả con xa,
Chim kêu vượn hú, biết nhà má đâu?</em>
...

<em>Suốt tháng ngày, ông chống gậy đi quanh quẩn bên gốc tre
già ở mé sông, mắt mòn mỏi nhìn bóng dáng các ghe thương hồ
qua lại.</em>

<em>Trời đất nào phụ kẻ có lòng như ông!</em>

<em>Mãi đến buổi trưa đó, có chiếc ghe chèo chậm chậm ngang
bến. Chồng trước mũi hỏi vợ sau lái:</em>

<em>- Phải chỗ cây mù u này không? Cậu Quỳnh nói nhà bên vợ
ở đâu đây.</em>

<em>Chị vợ đáp:</em>

<em>- Không chừng... Đúng quá, cách ngã ba, qua hai cây cầu khỉ,
nhà ngói có vườn quít.</em>

<em>Anh chồng ngó tới ngó lui, cãi lại:</em>

<em>- Mình mới qua một cây cầu. Chèo tới trước chỗ cây cấu
khỉ, đằng kia kìa, họa may...</em>

<em>Ông Cả cố gom tất cả sức già, la lớn:</em>

<em>- Ở đây nè, bà con ơi! Nhà vợ thằng Quỳnh ở đây
nè...</em>

<em>Ghe đậu lại. Hai vợ chồng nọ được mời lên ăn cơm
với thịt gà tại bộ ván gõ giữa nhà ông Hương cả. Trong
đời, họ chưa bao giờ được hân hạnh lớn như vậy! Ông
Cả, bà Cả, người lối xóm xúm lại hỏi nhiều câu quá. Họ
bối rối, trả lời vắn tắt:</em>

<em>- Dạ, vợ chồng cậu Quỳnh mạnh khỏe. Nhờ trời sanh
được sáu đứa con. Bốn đứa sau đều là con trai.</em>

<em>Bà Cả mừng quýnh:</em>

<em>- Úy! Bộ con Út đẻ năm một sao? Con nhỏ đó thiệt
giỏi!</em>

<em>Khách trả lời:</em>

<em>- Dạ, đẻ năm một. Đứa ăn thôi nôi, đứa lôi đầy
tháng. Mẹ tròn con vuông. Hồi tôi đi đây, cô Út gần nằm
chỗ một lần nữa. Thưa ông bà, miệt dưới ai cũng vậy. Như
vợ chồng cháu đây có tám đứa con.</em>

<em>- Sao vậy cà? Sao vậy cà? Ở dưới cỡ này ra sao mà thiên
hạ "đẻ nhiều quá vậy?</em>

<em>Khách ngượng nghịu, chập sau mới nói:</em>

<em>- Dạ ở miệt dưới muỗi dữ lắm. Chạng vạng là cả
nhà, vợ "chồng con cái rút vô mùng... nói chuyện. Ít ai đi
đâu. </em>

<em>Ai nấy phá lên cười to. Đến lúc bấy giờ, ông Cả bà
Cả mới hiểu thêm một sự bí mật quan trọng của tiếng
'muỗi kêu như sáo thổi' ở Cạnh Đền. Nó làm hại sức
khỏe con người. Nhưng nó gắn bó mối tình chồng vợ hơn ở
xứ không có muỗi.</em>

<em>Để đánh trống lảng, ông nói:</em>

<em>- Ừ! Phải vậy mới được. Xứ mình cần có dân đông
để tạo lập thêm ruộng vườn, khai phá đất hoang.</em>

<em>Bà Cả nóng ruột:</em>

<em>- Anh chị đây có nghe vợ chồng nó nhắn chừng nào đem
mấy đứa cháu ngoại của tôi về cho biết mặt?</em>

<em>Khách trả lời:</em>

<em>- Dạ không nghe. Con cái lũ khũ cả bầy, chắc vợ chồng
cậu Quỳnh khó đi xa. Năm rồi mùa màng thất bát, ai cũng lo tay
làm hàm nhai để nuôi con. Sông Cái Lớn mấy năm nay lại thêm
sóng gió bất thường.</em>

<em>Bà thở dài, nói như rên siết:</em>

<em>- Nhớ mấy đứa nhỏ quá. Ông ơi! Hồi đó ông cãi
tôi...</em>

<em>Ông Cả im lặng, nghĩ đến cái ngày gần đất xa trời của
mình. Nó không còn bao xa nữa. Ngày đó, ai phò giá triệu, ai
rinh quan tài? Nhìn bụi tre già dưới bến mà ông tủi thân:
Măng non mọc kề bên gốc. Phận ông có khác; con gái, con rể
và đám cháu ngoại ở chốn xa xôi kia làm sao được gần gũi
để ông thấy mặt lần đầu- và cũng là lần chót – khi ông
tàn hơi. Nước mắt muốn tươm ra, ông cố dằn lại. Ông hiểu
đời ông chưa tới mức đen tối, còn chút ánh sáng lập lòe
trong tương lai vô biên vô tận:</em>

<em>- Ờ... ở dưới nó có lập vườn chưa? Lát nữa, anh chị
chịu khó chở về giùm cho vợ chống con Út một gốc tre Mạnh
Tông để làm giống. Chừng thấy măng non cận gốc già, mấy
đứa cháu của tôi luôn luôn nhớ ông ngoại bà ngoại nó trên
Bình Thủy.</em>

<em>Phật Trời thiêng liêng xin phù hộ chứng giám! Từ bao nhiêu
thế kỷ rồi, trên đất nước mình luống chịu cảnh sinh ly
như ông Cả, như cô Út. Ðể cho nước mạnh dân còn</em>" (*).

Truyện "Gả Thiếp Về Rừng" lấy bối cảnh rạch Bình
Thủy, làng Long Tuyền, tỉnh Cần Thơ, vào khoảng năm 1939 –
40, khi tôi chưa ra đời. Ba mươi năm sau, lúc tôi đã đủ lớn
để đọc và yêu thích Sơn Nam thì ghe thuyền gắn máy (đuôi
tôm) đã chạy dọc ngang tá lả khắp sông rạch miền Nam.

Thế hệ của chúng tôi khó mà hiểu được nỗi "gian truân"
của một người con gái lấy chồng xa nhà (cỡ) ... năm mươi
cây số! Dù vậy, tôi vẫn cứ mến thương hết sức cái tình
của Sơn Nam dành cho lớp người tiên phong, đi khai khẩn miền
cực Nam của quê hương.

Cùng với Sơn Nam, nhà văn Bình Nguyên Lộc cũng ghi lại nhiều
tình cảm sâu đậm của mình đối với những lưu dân. Trong
truyện ngắn <a
href="http://www.binhnguyenloc.de/pages/TruyenNgan/KyThac/KT01_RungMam.pdf">Rừng
Mắm</a> của ông, có đoạn đọc mà muốn ứa nước mắt:

"<em>Bờ biển nầy mỗi năm được phù sa bồi thêm cho rộng
ra hàng mấy ngàn thước. Phù sa là đất bùn mềm lủn và không
bao giờ thành đất thịt được để ta hưởng nếu không có
rừng mắm mọc trên đó cho chắc đất. Một khi kia cây mắm
sẽ ngã rạp. Giống tràm lại nối ngôi mắm. Rồi sau mấy
đời tràm, đất sẽ thuần, cây ăn trái mới mọc được.</em>

<em>Thấy thằng cháu nội ngơ ngác chưa hiểu, ông cụ vịn vai
nó mà tiếp:</em>

<em>Ông với lại tía của con là cây mắm, chân giẫm trong bùn.
Ðời con là tràm, chân vẫn còn lấm bùn chút ít, nhưng đất
đã gần thuần rồi. Con cháu của con sẽ là xồi, mít, dừa,
cau. </em>

<em>Ðời cây mắm tuy vô ích, nhưng không uổng, như là lính
ngoài mặt trận vậy mà. Họ ngã gục cho kẻ khác là con cháu
của họ hưởng</em>".

Đã bao nhiêu đời tràm, bao nhiêu đời mắm ngã rạp, bao nhiêu
thế hệ phải chịu cảnh sinh ly như ông Cả, như cô Út...
nhưng quê hương mỗi lúc một lụn bại hơn, chứ không giàu
mạnh thêm – như kỳ vọng của Sơn Nam hay Bình Nguyên Lộc. Và
vì nghèo đói, cảnh chia ly xẩy ra mỗi ngày một nhiều thêm.

"<em>Hiện nay, ở Nam Hàn, trên bất kỳ nhật báo nào cũng dễ
dàng tìm thấy những lời quảng cáo: 'Người già, người
muốn tái hôn, người khuyết tật đều có thể kết hôn với
những trinh nữ xinh đẹp ở Việt Nam... Thậm chí những quảng
cáo này còn liệt kê ưu điểm của con gái VN như 'xuất giá
tòng phu', 'tôn trọng người già, thờ cúng tổ tiên đến
bốn đời', 'dáng người đẹp nhất thế giới, 'giữ gìn
trinh tiết và chung thủy với chồng</em>" (Bán tuần báo Việt
Luận, số 2063, phát hành từ Sydney ngày 28/04/2006).

Chuyện "lấy chồng xa" của phụ nữ VN đã trở thành kỹ
nghệ, ở mức "đại trà" – theo như tin của nguyệt san
Khởi Hành, số 134, phát hành từ California, tháng 4 năm 2006:

"<em>Cảnh sát Cam Bốt mới khám phá một tổ chức bán các bé
gái Việt Nam tại một khu phố ở Nam Vang. Các em cho biết đã
được chở từ quê nhà vùng nông thôn miền Nam qua biên giới
trong những thùng sắt dùng trở hàng xuất cảng</em>

Những chuyện tủi nhục xót xa như thế đã xẩy ra (thường
xuyên) từ mấy thập niên qua. Trong thời gian này, Sơn Nam vẫn
cặm cụi cầm bút và vẫn in ấn đều đều. Tác phẩm mới
nhất của nhà văn, có tên là <a
href="http://vnexpress.net/gl/van-hoa/2005/03/3b9dcb7a/">Bình An</a>, tập
cuối trong bộ hồi ký của ông, và được giới thiệu là
<em>cuốn sách đề cập đến những biến đổi lớn lao của
Sài Gòn kể từ ngày giải phóng miền Nam 30/04/75 đến nay....
Hồi ký Sơn Nam không chỉ là chuyện kể về cuộc đời của
một con người mà còn là chuyện kể về một giai đoạn lịch
sử của vùng đất Nam Bộ.</em>

Dù không phải là thầy bói, tôi vẫn biết chắc rằng: trong
cả bốn tập hồi ký của Sơn Nam, sẽ không có một dòng chữ
nào – nửa dòng cũng không - viết về những em bé Việt Nam
bị "gả" đi xa ("trong những thùng sắt dùng chở đồ
xuất cảng") từ vùng đất Nam Bộ."

Tập Hương Rừng Cà Mau, trong đó có truyện "Gả Thiếp Về
Rừng," được mở đầu bằng một bài thơ của (chính) Sơn
Nam, có đoạn như sau:

<em>Trong khói sông mênh mông,
Có bóng người vô danh
Từ bên này sông Tiền
Qua bên kia sông Hậu
Mang theo chiếc độc huyền
Ðiệu thơ Lục Vân Tiên
Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả</em>

Cái gì đã giết chết tinh thần "kiến nghĩa bất vi vô dõng
giả" và quan niệm sống "lộ kiến bất bình vung đao bạt
tụy" – của Lục Vân Tiên – trong con người của Sơn Nam?
Ở tuổi 80, ông còn ngại gì nữa mà không (dám) nói lên đôi
lời phải/quấy với bọn giặp cướp – đang tụ họp ở làng
Ba Đình, Hà Nội – trước khi nhắm mắt?

Câu trả lời có thể tìm được trên <a
href="http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan/Van-hoa-nghe-thuat/23027/Mot-buc-tuong-cho-ong-gia-Nam-bo.html">Tuổi
Trẻ Online</a>, số ra ngày 7 tháng 3 năm 2004:

"<em>Ngày 7-3, tổng công ty du lịch Sài Gòn khánh thành tượng
chân dung nhà văn Sơn Nam tại làng du lịch Bình Quới 1 (Thanh
Đa), để ghi nhận đóng góp của ông đối với nền văn hóa
phương Nam.</em>"

Té ra, Sơn Nam đã bị hóa đá. Hèn gì, ông không còn nghe
được <a
href="http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/98561/Tieng-keu-giua-rung-U-Minh-Ha.html">tiếng
dân kêu ai oán ở rừng U Minh Hạ</a>. Ông cũng không còn bận
lòng gì nữa về số phận gian truân của những người đồng
hương đi lấy chồng xa – dù là xa nhà đến năm ngàn (hoặc
hơn) chứ không phải chỉ là năm mươi cây số – và sang sông
(tập thể) bằng tầu chở hàng, trong thùng container, thay vì
bằng một chuyến đò ngang hay đò dọc.

Khi bàn về số phận của một số những người cầm bút ở
miền Nam – bị cấm viết sau tháng 4 năm 1975 – nhà văn Võ
Phiến gọi họ là những "tài năng bị chôn sống." Sơn Nam
dù không bị cấm viết, ông vẫn bị chôn (sống) bằng một
hình thức khác.

Vĩnh biệt Sơn Nam!

May 2006
Tưởng Năng Tiến

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/9589), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét