Xuân Dương - Con người ba chân và câu hỏi dành cho hậu thế

Triết lý của người cổ đại, rằng con người văn minh, con
người cường tráng về thể lực và trí tuệ là con người
đứng bằng hai chân.

"Nhân sư" theo cách gọi của gọi của giới khoa học là
linh vật đầu người, mình sư tử, nổi tiếng nhất là tượng
nhân sư<a
href="http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C6%B0%E1%BB%A3ng_Nh%C3%A2n_s%C6%B0_l%E1%BB%9Bn_%E1%BB%9F_Giza">
Giza</a> đặt phía trước <a
href="http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Kim_t%E1%BB%B1_th%C3%A1p_Khafre&amp;action=edit&amp;redlink=1">kim
tự tháp Khafre</a> (còn gọi là Kim tự tháp Kheops hay kim tự
tháp Kê ốp). Vùng Nam Á và Đông nam Á cũng có rất nhiều linh
vật kiểu này. Dù có một vài biến tướng song hầu hết đầu
người của nhân sư đều là phụ nữ. Nhân sư luôn được
gắn với các công trình kiến trúc tâm linh như đền thờ, lăng
mộ, hoặc được xem như linh vật canh gác, giữ của, giống con
Tỳ hưu theo truyền thuyết Á đông.

<div class="boxcenter400"><img
src="http://img.giaoduc.net.vn/w500/Uploaded/minhdo/2014_11_26/anh123.jpg"
/><div class="textholder">Hình ảnh nhân sư (Tây Ban Nha)</div></div>

Thần thoại Hy Lạp có câu chuyện về Nhân sư canh cổng thành
Thebes, ai muốn vào thành phải trả lời câu hỏi: "con gì
buổi sáng đi bằng bốn chân, buổi trưa đi hai chân và buổi
chiều đi ba chân". Những người không trả lời được câu
hỏi đều bị Nhân sư giết chết. Chỉ đến khi <a
href="http://vi.wikipedia.org/wiki/Oedipus">Oedipus</a> giải được câu
đố này thì Nhân sư mới phải tự kết liễu cuộc sống của
mình theo định mệnh.

Câu trả lời của <a
href="http://vi.wikipedia.org/wiki/Oedipus">Oedipus</a> như sau: "đó là
con người, lúc còn bé (buổi sáng) con người bò bằng tứ chi
(4 chân), lúc trưởng thành (buổi trưa) đi bằng 2 chân, lúc già
(buổi chiều) con người đi bằng ba chân vì phải thêm cây gậy
chống".

Truyền thuyết về câu đố của Nhân sư Thebes cho thấy triết
lý của người cổ đại, rằng con người văn minh, con người
cường tráng về thể lực và trí tuệ là con người đứng
bằng hai chân. Đứng bằng ba chân chỉ thể hiện sự yếu
đuối, bất lực, ấy là con người lúc xế chiều, con người
đã đi gần hết chặng đường mà định mệnh dành cho họ.

Học sinh học môn hình học ở trường phổ thông đều được
dạy: qua ba điểm có thể tạo nên một mặt phẳng; người
Việt còn có cụm từ "thế chân vạc" (định vị bởi ba
điểm) là thế ổn định, khó bị lung lay, chính vì thế mà
người già yếu cần thêm một điểm tựa.

Nói dông dài một tí để thấy, nếu một công ty hay hợp tác
xã bình xét thi đua cuối năm với nhân viên của mình theo ba
mức độ lao động: "tiền tiến cao, tiền tiến và tiền
tiến thấp" thì có nghĩa là đơn vị đó không có loại nhân
viên "không phải lao động tiền tiến". Có chăng đơn vị
đó chỉ có nhóm nhân viên tiền tiến "hơi ít" so với
đồng nghiệp mà thôi.

Tất nhiên cách khen thưởng dĩ hòa vi quý đó của công ty hay
hợp tác xã sẽ giúp cho không khí trong đơn vị vui vẻ, bớt
nghi kỵ lẫn nhau, ngày cuối năm cụng ly ai cũng hồ hởi. Chỉ
có điều người lười biếng, năng suất lao động thấp sẽ
không thấy mình kém đồng nghiệp, cứ tằng tằng vẫn có
lương, có thưởng, còn người tích cực không tránh khỏi suy
nghĩ "chẳng tội gì mà lao tâm, khổ tứ".

Ba mức bình xét, có một nét gì đó giống như con người lúc
về già, phải thêm cái gậy chống, phải đi bằng ba chân. Ba
chân có thể giữ cho con người đứng thẳng nhưng nó cũng cho
thấy đó là một cơ thể yếu ớt, khó mà có thể chịu
được gió to, sóng cả.

Tốt nhất là đi bằng hai chân, khi đó hai cánh tay rảnh rỗi
sẽ giúp con người cầm nắm công cụ sản xuất, cũng có thể
là các dụng cụ âm nhạc, hoặc trở thành vũ khí chống lại
kẻ thù.

Người phương Đông vốn khá tin triết lý âm dương ngũ hành.
Vũ trụ vốn chỉ có âm và dương, đó là hai trạng thái đối
nghịch và gắn kết với nhau, như ngày và đêm, nóng và lạnh,
tốt và xấu, yêu và ghét, tín nhiệm và không tín nhiệm…
Ngành Công nghệ thông tin cũng chỉ dựa vào hai con số là 0 và
1 để làm nên sự kỳ diệu mà ta quen gọi là kỹ thuật số:
ảnh kỹ thuật số, truyền hình kỹ thuật số, âm nhạc số…

T<a
href="http://vi.wikipedia.org/wiki/Tri%E1%BA%BFt_h%E1%BB%8Dc_M%C3%A1c_-_L%C3%AAnin">riết
học Mác - Lênin</a> đã chỉ rõ "Quy luật thống nhất và
đấu tranh giữa các mặt đối lập" (hay còn gọi là quy luật
mâu thuẫn), đây là một trong <a
href="http://vi.wikipedia.org/wiki/Ba_quy_lu%E1%BA%ADt_c%C6%A1_b%E1%BA%A3n_c%E1%BB%A7a_ph%C3%A9p_bi%E1%BB%87n_ch%E1%BB%A9ng_duy_v%E1%BA%ADt">ba
quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật</a> và là quy
luật quan trọng nhất. Theo đó trong mỗi sự vật luôn tồn
tại các mặt đối lập nhau, sự đối lập tạo nên mâu thuẫn
và việc giải quyết mâu thuẫn chính là động lực cho sự
phát triển.

Có thể thấy từ đông sang tây, từ cổ đại đến hiện
đại, con người trí tuệ, con người tự trọng là con người
đứng trên hai chân chứ không phải ba chân, đó là con người
nhận thức rõ ràng về "mâu" (vật để đâm) và "thuẫn"
(vật để đỡ - khiên). Chấp nhận mâu thuẫn và tìm cách
giải quyết mâu thuẫn giúp con người từ chỗ có trí tuệ và
lòng tự trọng trở thành con người văn minh.

Quy luật mâu thuẫn khẳng định một chân lý: không có các
mặt đối lập, nghĩa là không có phản biện, thì cũng có
nghĩa là đánh mất động lực phát triển. Một khi đã tin vào
Triết học Mác – Lênin thì đương nhiên không thể phủ định
"Quy luật mâu thuẫn", đó chính là vấn đề cần sự nhận
thức sáng suốt bởi lẽ quyền lực có thể là "mâu" cũng
có thể là "thuẫn".

<div class="boxcenter550"><img
src="http://img.giaoduc.net.vn/w500/Uploaded/minhdo/2014_11_26/141124152908_hanoi_640x360_leonbusy_nocredit.jpg"
/><div class="textholder">Hình ảnh Hà Nội 100 năm trước (ảnh
BBC)</div></div>

Có một câu chuyện được lưu truyền từ thế kỷ trước,
một tỷ phú dầu mỏ quyết định mình sẽ phải sống được
100 tuổi. Theo lời khuyên của đội ngũ chuyên gia siêu đẳng
về Y học, ông ta quyết định mua một hòn đảo ngoài khơi
để sống, tất cả thực phẩm đều được nuôi trồng trên
đảo, tất cả các chương trình phát thanh, truyền hình, báo
chí đưa đến đảo chỉ gồm toàn những tin vui, tin giải trí
mà ông ưa thích. Kết cục ông ta sống được 99 tuổi.


Một trăm năm trước, dù dưới sự đô hộ của ngoại bang,
đất nước chúng ta vẫn đẹp tuyệt vời, con người Việt Nam
vẫn sống đầy nhân ái. Điều đó đã khiến nhiếp ảnh gia
Pháp Leon Busy từ chỗ ngạc nhiên chuyển thành khâm phục, chính
vì thế bộ ảnh Việt Nam của ông với gần 840 bức đã
được chọn vào "Kho lưu trữ Toàn cầu" ở Pháp, số lượng
ảnh đồ sộ ấy chỉ đứng sau số lượng gần 900 bức chụp
về Paris - vượt qua những sưu tập ảnh về Trung Quốc với
hơn 480 và Nhật Bản với chừng 560 bức. [1]

Một trăm năm sau, người Việt đang sống trong một đất
nước độc lập, thống nhất nhưng liệu thế giới có nhìn
chúng ta với sự ngưỡng mộ, khâm phục như Leon Busy đã nhìn?

Nếu có một nhiếp ảnh gia nào đó ghi lại hình ảnh đất
nước, con người Việt Nam hôm nay, liệu hậu thế 100 năm sau
sẽ nghĩ gì, nói gì?

Nhìn bức hình minh họa mà truyền thông quốc tế đăng tải,
liệu có ai không băn khoăn tự hỏi: "những con người thông
minh, chịu khó, đầy tài năng, đầy nhân ái giờ đây đang
tiến tới tương lai bằng hai, ba, hay bốn chân?"

<div class="boxcenter550"><img
src="http://img.giaoduc.net.vn/w500/Uploaded/minhdo/2014_11_26/12345.jpg"
/><div class="textholder">Con người văn minh có phải đang quay lại
thời bốn chân?</div></div>

Có thể các thế hệ con cháu một trăm năm sau sẽ nêu rất
nhiều câu hỏi "tại sao" về một thời kỳ không dài mà
cũng chẳng ngắn trong lịch sử dân tộc, có thể họ sẽ không
hiểu thế nào là "tiền tiến cao, tiền tiến và tiền tiến
thấp" - điều mà không ít người đang dành nhiều công sức
bàn thảo, đang cố tìm mà có thể vẫn chưa hiểu. Nhưng chắc
chắn các thế hệ ấy vẫn sẽ nhận thức rõ ràng, rằng con
người phải đứng bằng ba chân, phải thêm cây gậy chống
chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là con người khỏe mạnh.

Vậy tại sao lại không phải là hai mà cứ phải là ba? Câu
hỏi này hơi "ngô nghê" vì chẳng biết là hỏi về cái gì.
Một trăm năm sau chắc chắn con cháu chúng ta sẽ càng không
hiểu hàm ý của câu hỏi, nhưng mà hôm nay, những người không
"ngô nghê" chắc ai cũng hiểu./.

<strong>Tài liệu tham khảo</strong>

(1) <a
href="http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2014/11/141124_hanoi_100_years_back">http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2014/11/141124_hanoi_100_years_back</a>


***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20141128/xuan-duong-con-nguoi-ba-chan-va-cau-hoi-danh-cho-hau-the),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét