Nguyễn Ngọc Như Quỳnh - Cám ơn các bạn – những người bạn mới của tôi

<center><img
src="https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEid5t2vSrD1Rrb3xY9hB4Vb2RaA6gswRM9c4aR0-noPkrtPVrGeotNcVk7VFdeR4s6Xx1d5ZLWdlXXaW2xGmJh-iXMQNINLog2ifsPRYd6-47bGLPc7SIjQoZ4IPnBHYv6Q-4XnDRhCsK2a/s1600/menam-camon1.jpg"
width="560" /></center>

Nhiều người ngạc nhiên khi thấy tôi sáng ở Hà Nội, tối ở
Sài Gòn và hôm sau đã ở Nha Trang trong lần gần đây ở các
buổi tiếp xúc gặp gỡ đại sứ các nước sau khi bị ngăn
chặn quá gắt gao. Nhiều anh chị và bạn bè quan tâm lo lắng
cho tôi luôn hỏi "Em ổn không?" sau đợt tôi phải liên tục
"đi làm việc vì các bài viết trên Facebook". Không khí này
đã khác hẳn năm 2009, khoảng thời gian mà tôi cứ đi lên và
đi về một mình cũng vì những bài viết trên blog Multiply cá
nhân.

Tôi cám ơn mọi người, thật lòng trong quá khứ tôi đã nghĩ
bản thân tôi sẽ chọn làm điều đúng đắn cho dù chỉ có
một mình, và đến bây giờ thì tôi thấy mình đã sai khi nghĩ
rằng mình cô đơn.

Mọi người đã không để tôi cô đơn, bằng cách này hay cách
khác, những khích lệ tinh thần, sự quan tâm động viên của
các anh chị và các bạn đã khiến tôi thấy rằng, tôi đã và
đang làm điều đúng.

Và tôi không hề cô đơn.

Và như tôi đã trình bày, quan điểm của tôi là công khai làm
những chuyện đúng đắn nên tôi sẽ không chọn cách giấu
diếm, lắt léo để đối phó với công an - những người
thường dị ứng với sự công khai.

Em cám ơn các bà chị của em lâu lâu nhắn tin gọi điện chỉ
để nói: "Không cần cho tao biết mày ở đâu. Chỉ cần nói
em ổn, em không đói, không bị bệnh".

Em cám ơn các ông anh của em, không nói nhiều, chỉ cần im
lặng đưa em đến chỗ em muốn, chuẩn bị cho em một chỗ ngủ
ấm áp ngon lành.

Cám ơn mấy đứa em của mình, không cần nói nhiều chỉ ngắn
gọn: "Cần gì cứ gọi em".

Tôi cám ơn những người bạn mới – đã ủng hộ quan điểm
công khai của tôi một cách không ngại ngần.

Bên cạnh đó tôi cũng xin lỗi vì những bất tiện do mối quan
hệ với tôi mang đến cho mọi người.

Trong lần gặp ông Sigmar Gabriel - Phó thủ tướng nước Đức
mới đây ông ấy có hỏi: "Liệu các anh chị thấy các thành
phần xã hội khác, đặc biệt những người làm kinh tế, có
ủng hộ các anh chị không?", và tôi đã không ngại ngần khi
trả lời "Tôi hạnh phúc vì có nhiều người ở nhiều giới
khác nhau ủng hộ tôi".

Sự thật là như vậy.
Mỗi người chọn một cách ủng hộ phù hợp với khả năng và
vị trí của mình, quan trọng hơn hết là mọi người nhận
thức rằng họ đang ủng hộ một điều đúng đắn.

"Phải chăng người Việt Nam không quan tâm đến nhân quyền,
dân chủ khi có điều kiện tiếp cận Internet như hiện nay?"
– Một câu hỏi thú vị được các nhà ngoại giao Đức đặt
ra.

Và tôi cũng đã thẳng thắn với họ: "Mọi người biết
hết, nhưng nỗi sợ hãi đã níu giữ họ lại. Người già có
những mối lo lắng của người già, người trẻ lại sợ theo
kiểu khác. Tôi không nghĩ rằng những người xung quanh tôi
không có đủ kiến thức mà là vì sợ họ đã từ chối đón
nhận và tiếp cận thông tin cũng như tìm hiểu về quyền của
mình. Nỗi sợ hãi ấy đến từ sự trấn áp của công an. Và
với kinh nghiệm cá nhân, tôi chọn cách bắt đầu từ những
việc làm bình thường để xoá tan nỗi sợ. Đương nhiên khi
anh chọn vị trí đi đầu, anh đã đặt mình vào thế đối
đầu rủi ro, và cách chứng minh cho xã hội thấy việc đòi
hỏi thay đổi ôn hoà và bị đàn áp là một trong những chứng
minh cho thấy Việt Nam có tự do hay không".

Bạn bè thân mến,

Một lần nữa tôi cám ơn mọi người đã luôn quan tâm và
khích lệ tinh thần tôi bằng cách này hay cách khác.

Nói như một anh bạn tôi đã nói: "Con đường thay đổi còn
gian nan, nhưng thôi mình cứ nói, cứ thể hiện thái độ bất
tuân một cách công khai mạch lạc trước đi đã. Dù chưa biết
đi đến đâu, nhưng để bản thân bớt hèn trước rồi mới
mong thấy thay đổi thực sự được."

Tôi cám ơn bạn tôi, đã chia sẻ suy nghĩ này như một cách
ủng hộ tôi, và cũng nói lại để nhiều người khác biết:

Mục tiêu của những lần trấn áp, sách nhiễu, mời làm việc
là chỉ để bạn sợ hãi mà chối bỏ chính kiến hoặc im
lặng trước bất công. Nếu bạn không sợ nữa, người thất
bại là họ - những người đang giăng bẫy với bạn.

Họ doạ bạn để bạn sợ. Khi bạn vượt qua được nỗi sợ,
thì vị trí sẽ dần cân bằng. Và ngược lại, họ sẽ là
người cảm thấy sợ hãi khi đám đông can đảm thể hiện sự
bất tuân và thái độ rõ ràng trước những sai phạm.

Chúng ta hoàn toàn có thể bắt đầu việc chế ngự, kiểm soát
nỗi sợ hãi của mình từ những việc đơn giản nhất.

Tôi tin là như vậy.

Một lần nữa chân thành cám ơn sự trân quý của mọi người.

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20141124/nguyen-ngoc-nhu-quynh-cam-on-cac-ban-nhung-nguoi-ban-moi-cua-toi),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét