Khi người Mỹ dạy về đặc quyền và thái độ xã hội!

<center><img
src="http://www.triethocduongpho.com/wp-content/themes/grido/themify/img.php?src=http://www.triethocduongpho.com/wp-content/uploads/2014/11/1024px-Class_in_IBS_Vilnius_University.jpg&w=670&h=&zc=1&q=80"
width="560" /></center>

*Bài viết này được đăng tải trên <a href="http://buzzfeed.com"
target="_blank" rel="nofollow" >www.buzzfeed.com</a>, trang mạng đã
được Disney đề nghị mua lại với giá một tỷ đô vào đầu
năm 2014. Tác giả xin mạn phép lược dịch lại bài viết,
đồng thời bổ sung thêm tình huống để chia sẻ với bạn
đọc.</em>

<hr>

Tại một trường trung học, một người thầy giáo muốn dạy
cho học sinh hiểu về đặc quyền và thái độ xã hội, một
khái niệm đôi khi còn khó hiểu với ngay cả người lớn. Ông
tổ chức một trò chơi. Đầu tiên, ông đặt trước bục
giảng một thùng rác. Sau đấy, ông yêu cầu tất cả học sinh
vo tròn một tờ giấy và ném vào thùng rác ấy:

_ Các bạn là đại diện cho các tầng lớp của xã hội. Mỗi
người đều có một cơ hội để trở nên giàu có và bước
chân vào tầng lớp cao tầng, bằng cách ném cục giấy các bạn
có trên tay vào cho bằng được thùng rác này, với điều kiện
là bạn phải ngồi yên ở vị trí mình.

Các học sinh bắt đầu ném. Một số sự phàn nàn nhanh chóng
xuất hiện, khi họ nhận thấy điều không công bằng của trò
chơi này.

_ Rất nhanh, các em biết rằng những người ngồi bàn đầu là
người có kết quả tốt hơn. Đấy chính là đặc quyền. Có
phải những lời phàn nàn hầu như đều xuất phát từ phía sau
không? Và các em cũng có nhận thấy những người ngồi phía
trước đều không cảm thấy bận tâm về đặc quyền họ
được hưởng không? Họ chỉ quan tâm đến viên giấy mình đã
nằm trong thùng rác hay chưa. Đó cũng chính là cách người giàu
suy nghĩ, thầy giáo trả lời.

_ Các em ngồi đây, nhận được sự giáo dục này cũng chính
là một đặc quyền. Chỉ hy vọng, các em hãy sử dụng đặc
quyền ấy để phấn đấu đạt được những gì mình thực
sự mong muốn, cũng như có cái nhìn bao dung hơn, với những
người không được may mắn bằng.

<em>Các bạn có thể xem bài viết tại <a
href="http://www.buzzfeed.com/nathanwpyle/this-teacher-taught-his-class-a-powerful-lesson-about-privil?bffb"
target="_blank">link này</a>. Câu chuyện viết tiếp theo sau là của
Diều hâu. Diều hâu xài rổ chứ không xài thùng rác.</em>

_ Các em thấy đấy, một số bạn ngồi khu vực đầu ném ra
ngoài, đồng thời một số bạn ở khu vực phía sau nhưng lại
ném thắng. Đó có thể là sự may mắn, có thể là biệt tài,
như các bạn đang chơi bóng rổ thì sẽ ném tốt hơn. Cuộc
sống vốn dĩ cũng vậy, cũng có một số đặc quyền còn
vượt trội hơn đặc quyền xuất thân, ví dụ như nhan sắc,
trí tuệ hay tài năng chẳng hạn…

_ Như thế, các em cũng phải hiểu, nếu phải sinh ra ở xuất
phát điểm thấp, ngồi ở phía xa hơn và không có một biệt
tài gì cả, bắt buộc các em phải cố gắng nhiều hơn, hoặc
may mắn nhiều hơn, mới có thể đạt được sự sung túc. Hãy
suy nghĩ về xuất thân và giấc mơ của chính mình. Lưu ý, suy
nghĩ để cố gắng hơn chứ không phải suy nghĩ để bóp méo
giấc mơ lại. Còn riêng những em ngồi bàn đầu, có phải một
số em ném không trúng không? Đúng vậy! Các em sinh ra trong môi
trường tốt không có nghĩa là các em sẽ có kết thúc tốt.
Các em chỉ có xác suất tốt hơn thôi. Mọi rủi ro trong cuộc
sống đều có thể sẽ tước đi đặc quyền của em bất kỳ
lúc nào… Nhưng, các em biết không, cái đánh mất đi, chắc
chắn nhất, đó chính là thái độ của các em. Các em chểnh
mảng các em sẽ phải trả giá. Các em suốt ngày khóc lóc fan
cuồng, chìm mình trong các tiệm nét, các em sẽ phải trả giá.
Cha mẹ các em có thể lo cho các em ngồi đây học, nhưng họ
không thể nào học thay cho các em được. Cuộc đời các em là
do các em tự quyết định, các em luôn phải "tự ném" trong
tất cả các quyết định sau này, khi các em đã có thể tự
lập<a
href="http://www.triethocduongpho.com/2014/11/27/khi-nguoi-my-day-ve-dac-quyen-va-thai-do-xa-hoi">.</a>

Cả lớp im lặng.

_ Thầy hỏi tiếp, có bạn nào ngồi ở sau lớp ném trúng vào
rổ không?

_ Dạ, không ạ!

_ Vậy tại sao mỗi lần vào lớp, các em đều cố ngồi thụt
về phía sau, đùn đẩy nhau lên bàn đầu? Các cơ hội trong
cuộc sống không phải lúc nào cũng đến. Nếu giả sử, hôm
nay chiếc rổ này đúng là cơ hội đổi đời thật sự, việc
các em cứ rúm ró đằng sau lớp học thế kia, có phải là đã
chối bỏ đặc quyền của mình hay không? Mà nếu đúng cái rổ
này là cơ hội thật sự, thì nó sẽ không bự như vậy đâu.
Cơ hội thật sự trong cuộc sống rất khó tìm. Chúng ta có
gần 30 học sinh, cái gọi là vị trí trung tầng của xã hội
này cũng có thể chỉ dành cho một vài người trong đây thôi.
Hãy luôn mang tâm thế sẵn sàng trong bất kì cơ hội được
học hỏi nào!

_ Nào, thôi, bây giờ chúng ta sẽ qua tình huống tiếp theo.
Thầy sẽ mang cái rổ này từ phía đầu lớp đi đến giữa
lớp. Xong! Các em ngồi bàn đầu có ý kiến gì không?

_ Kỳ quá thầy ơi!

_ Thế còn các em, thầy mang đến sát bên em thế này, em có
cảm giác như thế nào?

_ Ok! Thầy!

_ Đúng đó! Thật ra, bất cứ hình thái xã hội nào cũng đều
muốn hướng tới sự phát triển toàn diện hơn. Nhưng muốn và
được cần rất nhiều thứ. Họ sẽ dịch chuyển các chính
sách để mang lại tổng lợi ích nhiều hơn, theo – cách –
họ – nghĩ. Tất nhiên điều đó sẽ tước đi đặc quyền
của các tầng lớp khác. Có hai điều cần lưu ý. Điều đầu
tiên, khi gặp bất kỳ sự kiện nào sau này, các em hãy cẩn
thận với động cơ của họ. Khi một tầng lớp mất đi quyền
lợi, hay cảm thấy không xứng với thứ mình nhận, cách nhìn
nhận của họ sẽ rất tiêu cực. Đừng để sự tiêu cực ấy
cuốn mất bản thân mình đi. Bài học thứ hai, là chính thầy.
Thầy chỉ dạy các em Toán, thầy không phải là nhà tâm lý
học, nhân chủng học, phân loại học, địa hình học gì gì
đó. Thầy mang rổ thầy đến đây là bởi vì thầy chỉ thấy
đây là nơi phù hợp nhất. Có thể là do thầy thấy anh này
đẹp trai, cô này đẹp gái, con bé này đi học đầy đủ, hay
thằng này hay lau bảng cho thầy. Thầy cư xử hoàn toàn cá
nhân. Thầy bước đến đây là do suy nghĩ và nhận thức thầy
là đến đây. Sự phản đối của mấy đứa trên kia, thấy
vốn không quan tâm. Thế, các em có nên dựa vào thầy không?

_ Thật ra, "Ai từ bỏ tự do để đổi lấy an toàn là
người không xứng đáng được tự do và cũng không xứng đáng
được an toàn." (Benjamin Franklin). Đã là giai cấp thống trị
thì ở đâu cũng là giai cấp thống trị, đừng mơ mộng giai
cấp này sẽ tốt hơn giai cấp khác. Có thể vẻ ngoài nó sẽ
tốt hơn đấy, nhưng chỉ trong chăn mới biết chăn có rận.
Chính người Mỹ vẫn tồn tại thuyết âm mưu, Chính phủ Mỹ
bắn chết Tổng Thống Mỹ, Kennedy vì ông muốn phá bỏ Fed, mang
lại dân chủ thực sự cho người dân. Tự cường bản thân
vẫn chính là phương pháp đúng đắn nhất. Đúng, quyết định
của thầy vẫn có ảnh hưởng rất lớn đến các em! Nhưng
không có nghĩa là các em hoàn toàn bị động với thầy. Các em
có thể xun xoe nịnh nọt thầy, các em cũng có thể luyện kỹ
năng "bắn rổ ba điểm". Các em có thể ở lại. Các em có
thể rời đi. Làm rắn, làm đại bàng, hay làm bọ chét trên
thân đại bàng cũng được, thì các em cũng đã có cơ hội leo
lên đỉnh. Chứ nếu mãi mãi bị động, mãi mãi phụ thuộc, e
rằng rất khó! Vẫn là lưu ý, đã là tự chủ thì phải tự
chủ trong tâm trí, tự chủ bằng tri thức của chính mình.
Đừng vì một ý kiến phiến diện cá nhân mà quyết định,
kể cả đó là ý kiến của thầy.

<strong>Diều Hâu Đuôi Đỏ</strong>


***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20141128/khi-nguoi-my-day-ve-dac-quyen-va-thai-do-xa-hoi),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét