Hoàng Minh Châu - Công nghệ cao?

<center><img
src="https://www.danluan.org/files/u1/sub04/bp-cr-five-ways-technology-high-tech-screens.jpg"
width="600" height="321"
alt="bp-cr-five-ways-technology-high-tech-screens.jpg" /></center>
Tôi có dịp được tham dự một hội nghị, do Bộ Khoa học và
công nghệ chủ trì, bàn về định hướng chiến lược phát
triển công nghệ cao của Việt Nam. Từ lâu tôi đã không còn
nghiên cứu khoa học, nên về cơ bản tôi chả hiểu các báo
cáo nói gì, trừ phần kiến nghị với Nhà nước.

Tổng hợp các kiến nghị này, có thể thấy các nhà khoa học
nêu lên 3 vấn bao gồm:

1. Chế độ ưu đãi cho các nhà khoa học quá thấp. Đề nghị
Nhà nước có chính sách ưu đãi tốt hơn đối với các nhà
khoa học.

2. Các phát minh sáng chế khoa học - kỹ thuật - công nghệ của
các nhà khoa học Việt Nam không được các doanh nghiệp trong
nước tin tưởng đưa vào ứng dụng. Đề nghị Nhà nước có
cơ chế hạn chế các doanh nghiệp mua công nghệ quốc tế, nếu
các công nghệ này có thể sản xuất được trong nước.

3. Công nghệ cao là cách duy nhất để đi tắt đón đầu. Đề
nghị Nhà nước đầu tư ngân sách thích đáng cho chiến lược
"Ưu tiên phát triển công nghệ cao".

Thú thật là tôi hơi bị choáng trước những kiến nghị này.
Khoa học Việt Nam từ lâu đã không còn là một động lực quan
trọng để thúc đẩy kinh tế phát triển. Xa rời thực tế,
các đề tài nghiên cứu khoa học Việt Nam hiện nay chỉ giỏi
tiêu tiền y như thời bao cấp, mà không hề quan tâm đến hiệu
quả.

1. Tôi nêu lên câu hỏi, tại sao phải có chính sách ưu đãi
đặc biệt với các nhà khoa học? Tôi tưởng, chỉ có những
người khuyết tật hoặc thiểu năng trí tuệ, không thể tự
nuôi bản thân, mới cần Nhà nước có chính sách ưu đãi chứ.
Các nhà khoa học đều là những người thông minh, được đào
tạo đầy đủ, thì tại sao lại cần chính sách ưu đãi cho
họ? Các doanh nghiệp sẵn sàng trả lương rất cao cho các
chuyên gia khoa học công nghệ, để nâng cao năng lực cạnh
tranh. Nếu họ thực sự có tài thì chắc chắn không thiếu
đất để dụng võ. Tại sao Nhà nước phải có chính sách ưu
đãi cho người tài?

2. Rất nhiều các phát minh sáng chế - kết quả của các đề
tài nghiên cứu khoa học trong nhiều năm qua, chỉ nằm trong kho
lưu trữ mà không được ai khai thác. Tại sao? Vì hầu hết các
nghiên cứu đó không xuất phát từ đặt hàng của doanh
nghiệp. Nhiều đề tài được dựng lên chỉ là cái cớ để
có kinh phí nuôi các nhà khoa học! Trong nền kinh tế thị
trường toàn cầu hóa, chúng ta cần hiểu rằng, các doanh
nghiệp phải đứng trước sức ép cạnh tranh, vì thế, công
nghệ họ sử dụng phải là công nghệ giúp họ nâng cao năng
lực canh tranh với các đối thủ trong khu vực và thế giới.
Không thể bắt họ sử dụng công nghệ do Việt Nam sản xuất
để rồi ngày càng tụt hậu so với đối thủ.

3. Tôi cũng nêu lên câu hỏi, Việt Nam có lợi thế cạnh tranh
gì trong việc nghiên cứu sản xuất công nghệ cao? Chúng ta
không có phòng thí nghiệm hiện đại. Chúng ta không có công
nghệ lõi. Chúng ta không có khả năng đưa ra các tiêu chuẩn
công nghiệp quốc tế cũng như không có khả năng dự đoán xu
hướng tiếp theo. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học công
nghệ của chúng ta, nếu nghiêm túc nhìn nhận, là ít về số
lượng và yếu về chất lượng. Việt Nam cũng chưa có thương
hiệu của một quốc gia công nghệ cao.

Tại sao lại là "ưu tiên phát triển công nghệ cao"? Sản
xuất máy bay có phải là công nghệ cao không? Tất nhiên là cao
rồi. Việt Nam có thể sản xuất được máy bay hiện đại như
Boeing không? Tất nhiên là được. Vậy tại sao chúng ta không
ưu tiên sản xuất máy bay? Đơn giản vì, dù chúng ta sản xuất
ra được máy bay, chắc gì có ai dám bay. Chưa kể, với đầu
tư lớn, số lượng sản phẩm ít, giá thành sẽ rất cao, chúng
ta cũng không có khả năng cạnh tranh với Boeing, Airbus,...

Vì thế tôi cho rằng:

- Nhà nước không cần phải có chính sách ưu đãi đặc biệt
gì cho các nhà khoa học. Nếu họ thực sự tài năng, họ phải
tìm được chỗ đứng cho mình trong nền kinh tế Việt Nam năng
động hội nhập quốc tế.

- Bỏ hết các đề tài nghiên cứu với mục tiêu "nuôi sống
các nhà khoa học". Các nhà khoa học cần sớm thích nghi với
cơ chế thị trường, nghiên cứu cái gì cũng phải bắt đầu
từ người đặt hàng. Nhà nước chỉ nên cấp ngân sách cho
các đề tài nghiên cứu đặc biệt cấp quốc gia, mà người
đặt hàng chính là Nhà nước.

- Không nên phân biệt công nghệ cao hay thấp. Không nên ưu tiên
phát triển công nghệ cao. Công nghệ nào giúp các doanh nghiệp
Việt Nam tiết kiệm hơn, năng suất lao động cao hơn, khả năng
cạnh tranh tốt hơn,… thì đó là những công nghệ chúng ta
cần ưu tiên đầu tư.

Nếu không thay đổi, các Viện nghiên cứu cũng như các nhà khoa
học ở Việt Nam sẽ tiếp tục đóng vai trò là người tiêu
tiền ngân sách kém hiệu quả nhất.

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20140902/hoang-minh-chau-cong-nghe-cao),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét