Tô Văn Trường - Cải cách thể chế hay cải thiện thể chế đã lỗi thời?

* Bản đầy đủ (2600 chữ) của bài đã đăng trên <a
href="http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/170464/hoi-bo-truong-mai-van-khong-thoa-long.html">VietNamNet</a>
(1500 chữ)

Thực trạng kinh tế xã hội ở nước ta đụng vào bất cứ
lĩnh vực nào cũng thấy đầy rẫy những tồn tại, bất cập.
Riêng ngành nông nghiệp được nhiều người dân quan tâm vì
Việt Nam vẫn là nước nông nghiệp, gần 70% dân số là nông
dân, tầng lớp hy sinh, chịu đựng thiệt thòi nhiều nhất, cả
trong thời chiến lẫn thời bình, đồng thời cũng đóng góp
nhiều nhất vào việc ổn định kinh tế xã hội.

<center><b><img
src="http://www.boxitvn.net/wp-content/uploads/2014/04/image00139.jpg"
width="400"></b></center>

<b>Thực trạng của nền nông nghiệp</b>

Trong hơn chục năm trở lại đây nông nghiệp Việt Nam tăng
trưởng nhưng không bền vững vì chủ yếu dựa vào:

i) Tăng diện tích (cà phê từ 561,9 ngàn ha năm 2000 tăng lên
622,1 ngàn ha năm 2012. Trong cùng thời kỳ cao su tăng từ 413,8
ngàn ha lên 910,5 ngàn ha, hạt tiêu từ 27,9 ngàn ha lên 58,9 ngàn
ha, ngô từ 730,2 ngàn ha lên 1118,3 ngàn ha, sắn từ 237,6 ngàn ha
lên 550,6 ngàn ha, mặt nước nuôi thủy sản từ 641,9 ngàn ha
tăng lên 1038,8 ngàn ha, v.v).

ii) Tăng sử dụng đầu vào như phân bón, thuốc sâu, v.v. (sử
dụng phân bón của Việt Nam tăng từ 7,2 triệu tấn năm 2005
lên khoảng 11 triệu tấn hiện tại).

Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp suy giảm: (năm 2011 là
4,0%, năm 2012 là 2,68%, năm 2013 khoảng 2,67%) trong khi cầu và giá
nhiều nông sản giảm mạnh như giá gạo giảm 18,7%, cà phê
giảm 26,6%, cao su giảm 11,7%.

Năng suất lao động nông nghiệp quá thấp, tổn thất sau thu
hoạch quá lớn, sản xuất không theo định hướng thị
trường. Năng suất cây trồng vật nuôi thấp, một số cây
trồng vật nuôi không thay đổi nhiều năm nay như mía đường,
đậu tương, bông vải. Khối lượng và giá trị xuất khẩu
tăng nhưng giá xuất khẩu thấp hơn so với sản phẩm cùng
loại của các nước khác (gạo của Thái, Ấn Độ, Pakistan,
v.v), tham gia phân khúc thấp của thị trường do vấn đề chất
lượng, tổ chức sản xuất. Tỷ lệ trả về của nông sản
xuất khẩu cao hơn so với các nước xuất khẩu khác. Ngành
chế biến nông sản kém phát triển, giá trị gia tăng thấp, ít
thương hiệu được thừa nhận.

Tổ chức quản lý nhà nước yếu kém: Hiệu suất, hiệu quả
hoạt động kém (ví dụ tổ chức ngành chăn nuôi; ngành kiểm
lâm, v.v). Chất lượng của cả đầu vào và đầu ra không
kiểm soát được. An toàn thực phẩm ở mức báo động. Thị
trường phân bón, thuốc trừ sâu bát nháo, chất lượng kém.
Hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan không được kiểm
soát, gây thiệt hại cho nông dân và xã hội… Điệp khúc
"được mùa mất giá" diễn ra thường xuyên, liên tục hết
năm này qua năm khác, điển hình năm nay dưa hấu ứ đọng ở
cửa khẩu, bắp cải không bán được phải chặt cho bò ăn hay
đổ xuống sông, lúa chất đầy nhà nhưng không tìm được
người mua.

<center><img
src="http://www.boxitvn.net/wp-content/uploads/2014/04/image00229.jpg"
width="480"></center>

<center><em>Thảm cảnh dưa hấu Tân Thanh. Ảnh:
<i>VOV</i></em></center>

Xuất khẩu rau quả cũng như nhiều loại hàng hóa khác của
Việt Nam qua con đường tiểu ngạch sang Trung Quốc đã, đang và
sẽ còn rất phổ biến. Nếu không tổ chức vận chuyển, sơ
chế và bảo quản đúng quy trình chắc chắn việc hư hỏng sẽ
còn tiếp diễn và người dân sẽ còn phải tiếp tục gánh
chịu. Nguy hiểm hơn, tình trạng thương lái Trung Quốc đặt mua
giá cao đỉa, móng trâu, lá điều khô, khoai lang tím, dừa non,
rễ cây hồ tiêu, v.v rồi bỏ không mua, khiến nông dân điêu
đứng.

Tổn thất sau thu hoạch đối với mặt hàng rau quả nước ta
hiện nay còn cao, từ 15 – 25%, tuy vậy các nghiên cứu về công
nghệ bảo quản chỉ mới được chú trọng 10 năm trở lại
đây với mức đầu tư hàng năm cho nghiên cứu còn khiêm tốn.
Trong khi đặc thù của mặt hàng rau quả lại khá đa dạng về
chủng loại, đặc tính sinh lý và sinh hóa có nhiều khác biệt,
nên việc đáp ứng được một công nghệ bảo quản phù hợp
cho nhiều đối tượng là không thể. Với nguồn kinh phí hạn
hẹp, trong những
năm qua mới tập trung nghiên cứu cho một số loại quả như:
Vải thiều, xoài, cam, bưởi, chuối, nhãn và thanh long. Kết
quả nghiên cứu trong nước tương ứng với các công nghệ đã
được ứng dụng trên Thế giới. Công nghệ có, nhưng việc
ứng dụng và nhân rộng lại còn gặp nhiều bất cập, có
nhiều nguyên nhân, nhưng cơ bản nhất là do chúng ta chưa có
sự kết hợp để đầu tư đồng bộ và đúng mức theo chuỗi
sản xuất của sản phẩm.

<b>Nút thắt lớn của ngành nông nghiệp</b>

Có 3 nút thắt lớn của ngành nông nghiệp là: <b>i)</b> Hiệu
quả thấp nên thu nhập của nông dân thấp; <b>ii) </b>Nông
nghiệp là ngành kinh tế có độ mở cao, phụ thuộc nhiều vào
thị trường quốc tế, song chủ yếu xuất/bán thô, tỉ lệ
chế biến sâu rất ít nên thực tế phần lớn giá trị gia
tăng nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam; và <b>iii)</b> Giá trị gia
tăng trong chuỗi ngành hàng không được phân phối công bằng
giữa các khâu, trong đó nông dân là người sản xuất ra nông
sản hàng hóa phục vụ chế biến, xuất khẩu nhưng lại
được hưởng lợi thấp nhất và chịu rủi ro nhiều nhất cả
về thiên tai, dịch bệnh và giá cả.

Tồn tại trên, theo chúng tôi là do cơ chế quản lý đất đai
không phù hợp. Tư duy sản xuất chạy theo số lượng có từ
thời còn túng thiếu nên từ giống, kỹ thuật, đầu tư đề
hướng vào tăng năng suất, tăng vụ, do đó, muốn chuyển đổi
cũng không thể một sớm một chiều. Sản xuất manh mún, qui mô
nhỏ ở cấp hộ gia đình cho dù trước đây từng là động
lực tăng trưởng do phát huy được lao động phổ thông của
mọi lứa tuổi nay đã chứng tỏ không còn phù hợp trong điều
kiện mới.

Chúng ta đổ lỗi cho khoa học kỹ thuật yếu kém, nhưng thực
tế không hoàn toàn như vậy. Nếu khoa học kỹ thuật có yếu
kém thì trước tiên đó là khoa học quản lý. Bằng chứng là
chỉ sau 2 năm thực hiện Nghị quyết 10 và Chỉ thị 100, Việt
Nam đã hoàn toàn đổi khác, từ nước nhập khẩu ròng lương
thực đã trở thành nước xuất khẩu đứng hàng nhất nhì
thế giới. Hiện tại khoa học kỹ thuật vẫn nằm chờ cơ
chế, chính sách và mô hình để bung ra phát triển. Nói cách
khác khoa học kinh tế xã hội trong đó có khoa học quản lý
không theo kịp yêu cầu phát triển của đất nước. Điều này
thể hiện ở sự mâu thuẫn giữa chủ trương và cách điều
hành của lãnh đạo Bộ. Ví dụ chương trình lúa lai của Bộ
NN sau hai chục năm thực hiện có thể nói là đã thất bại khi
mà sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được 25-30% nhu cầu,
các giống sản xuất trong nước vẫn thua kém so với giống
nhập nội về khả năng thích ứng, năng xuất hạt lai F1 thấp
và bấp bênh, các tổ hợp lai 3 dòng vẫn chưa phát triển
được, chưa chủ động được giống bố mẹ. Nguyên nhân là
do trong khi một mặt nhà nước "hô hào" sản xuất giống
trong nước nhưng đồng thời lại thực hiện chính sách "đi
tắt đón đầu" trong vấn đề sử dụng lúa lai, cụ thể là
cho phép nhập khẩu hạt giống lai F1 và có chính sách trợ giá,
bù giá cho việc sử dụng giống lai, do đó kinh doanh lúa lai quá
dễ và quá lãi nên người người buôn lúa lai, nhà nhà buôn
lúa lai và chẳng còn ai thiết tha, quan tâm đến nghiên cứu,
sản xuất trong nước.

Gần đây lãnh đạo Bộ NN thường nói phải tái cơ cấu,
phải chuyển từ sản xuất ra nhiều sản phẩm sang sản xuất
ra sản phẩm có giá trị nhưng mặt khác vẫn quyết tâm đưa
ngô biến đổi gen vào trồng đại trà với lý do Việt Nam hàng
năm đang thiếu và phải nhập khẩu ngô làm thức ăn chăn nuôi.
Điều này cho thấy có sự mâu thuẫn trong tư duy của lãnh
đạo Bộ. Ngô biến đổi gen chỉ có thể trở nên có giá trị
khi đạt được ưu thế lai về kinh tế. Có điều để đạt
được ưu thế lai về kinh tế là rất khó trong điều kiện
canh tác nhỏ lẻ của Việt nam và nhất là khi giá của các
đầu vào như giống và phân bón luôn tăng cao hơn giá đầu ra.
Nếu chọn cây biến đổi gen thì đó là vì doanh nghiệp bán
giống, không phải vì nông dân vì công nghệ đó không phù hợp
với nông dân nghèo cũng như nhu cầu của người tiêu dùng. Kế
hoạch dành khoảng hơn trăm ngàn ha đất lúa ở ĐBSCL để
chuyển sang trồng ngô hay đậu tương là kết quả của sự
luẩn quẩn trong tư duy của lãnh đạo được hậu thuẫn bởi
những nghiên cứu kém chất lượng, sai về phương pháp, cố ý
nắn bóp số liệu theo ý chí chủ quan của lãnh đạo ngành (Xem
bài: "Gỡ khó cho nông dân – cần cơ chế Khoán 10 mới"<a
href="file:///D:/BauxitVN/16-4-2014/1.%20Ca%CC%89i%20ca%CC%81ch%20the%CC%82%CC%89%20che%CC%82%CC%81%20hay%20ca%CC%89i%20thie%CC%A3%CC%82n%20the%CC%82%CC%89%20che%CC%82%CC%81%20%C4%91a%CC%83%20lo%CC%82%CC%83i%20tho%CC%9B%CC%80i.htm#_ftn1">[1]</a>).

Buổi điều trần của Bộ NN&amp;PTNT vừa qua về khoa học công
nghệ trong phát triển nông nghiệp và nông thôn mới một lần
nữa thể hiện sự luẩn quẩn trong tư duy, ngụy biện, không
thuyết phục được cử tri. Một số vị đại biểu Quốc hội
phải chất vấn Bộ trưởng đến 2-3 lần mà vẫn chưa nhận
được câu trả lời thỏa đáng.

Khi hỏi về giải pháp, Bộ trưởng Cao Đức Phát trả lời:
<i>"Giải pháp trước mắt phải tìm mọi cách tăng thu nhập
nhưng đồng thời tạo ra sản phẩm chăn nuôi an toàn có chất
lượng"!?</i>

Tư lệnh ngành lẫn lộn, vì đây là mục đích, không phải là
giải pháp. Nhiều câu trả lời rất chung chung như "Cần có
sự điều chỉnh và tái cơ cấu mạnh mẽ"… Cử tri không
thấy đột phá ở đâu? Nhận định của Bộ trưởng về
"Nền nông nghiệp nước nhà chủ đạo là hàng chục triệu
hộ gia đình nông dân nên chúng ta sẽ phải tiếp tục chấp
nhận một nền nông nghiệp như vậy trong nhiều năm tới"
lại càng khiến dư luận băn khoăn, lo lắng bởi vì nếu coi là
một định đề không cưỡng được thì bó tay hay sao. Khi Quốc
dân đảng bị bật ra Đài Loan, đấy là 1 hòn đảo sỏi đá
mà sau khoảng 20 năm đảo quốc này đã có 1 nền nông nghiệp
tiên tiến. Chúng ta có gần 40 năm rồi, chờ đến bao giờ
nữa?

<b>Giải pháp</b>

Theo chúng tôi hiểu để xây dựng lại nền nông nghiệp phải
giải quyết các nút thắt nêu trên.

Về quan điểm: Phải coi nông nghiệp là một ngành đa chức
năng, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi
trường và bảo đảm an sinh cho trên 90 triệu người. Có quan
niệm như vậy thì đầu tư mới tương xứng, mới thực sự
được Nhà nước quan tâm.

Về chiến lược: Nếu như quá trình đổi mới trước đây là
quá trình đổi mới về thể chế dựa trên 3 trụ cột phát
triển chính là: i) Đổi mới chính sách với hộ gia đình là
đơn vị kinh tế trọng điểm, xóa bỏ ngăn sông cấm chợ, bỏ
chế độ 2 giá; ii) Tăng cường đầu tư (Nhất là thủy lợi
và giống) và iii) Phát triển Khoa học công nghệ (Chủ yếu là
giống) thì giai đoạn tới phải là: Tiếp tục đổi mới về
thể chế dựa trên các trụ cột: <b>i)</b> Nâng cao vai trò, vị
thế của nông dân thông qua hỗ trợ phát triển các tổ chức
của họ (Tổ hợp tác, Hợp tác xã); <b>ii)</b> Sửa đổi thể
chế đất đai, tài chính, tín dụng nhằm tạo ra thị trường
mua bán quyền sử dụng đất minh bạch, đảm bảo quyền sử
dụng đất ổn định lâu dài, nâng cao khả năng tiếp cận
nguồn lực; <b>iii)</b> Tạo hành lang pháp lý và sân chơi công
bằng để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào phát triển nông
nghiệp, nông thôn, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông
sản; <b>iv)</b> Tăng cường đầu tư phát triển khoa học nghệ;
<b>v)</b> Đổi mới quản lý nhà nước trong ngành nông nghiệp,
đặc biệt là công tác quản lý theo quy chuẩn và công tác dự
báo, đẩy mạnh phi tập trung các dịch vụ công; và <b>vi)</b>
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Như vậy, động lực của giai đoạn trước là đầu tư chủ
yếu của Nhà nước, nay chuyển cho Doanh nghiệp lo, chỉ có họ
bỏ tiền ra họ mới lo hiệu quả và như vậy cần giải tán
tất cả các doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực sản xuất
và kinh doanh nông nghiệp.

Về quản lý Nhà nước, phải quán triệt nguyên tắc, ai sản
xuất thì người đó bán/xuất khẩu, không có chuyện chỉ thu
gom. Hiện tại, công đoạn sản xuất là thu nhập thấp nhất,
còn thu gom, chế biến, xuất khẩu là lãi cao và rủi ro thấp.
Nếu để như hiện nay thì nông dân không bao giờ được
hướng chút nào của chuỗi giá trị và cũng chắng ai quan tâm
đến phát triển, ổn định thị trường. Như vậy, toàn bộ
chức năng quản lý xuất nhập khẩu nông sản phải chuyển từ
Bộ Công thương về Bộ NN &amp; PTNT.

Ở các nước tiên tiến trên thế giới thì khâu bảo quản sau
thu hoạch luôn được đầu tư theo chuổi đồng bộ từ quy
hoạch vùng nguyên liệu đến sản xuất, sơ chế, bảo quản và
tiêu thụ sản phẩm. Ví dụ như Thái Lan, Malaysia, Indonesia,
Philipines … đã hình thành được hệ thống các nhà sơ chế,
đóng gói, bảo quản (packing house) có mạng lưới kết nối
với các siêu thị và các nhà máy chế biến bằng các xe vận
tải mát, lạnh chuyên dụng. Vì vậy, để khắc phục được
thực trạng hiện nay tại Việt Nam không thể thiếu được vai
trò định hướng vĩ mô của các nhà quản lý, để
gắn kết nhà nông, doanh nghiệp và nhà khoa học xây dựng các
hệ thống packing house có mạng lưới kết nối với các siêu
thị và các nhà máy chế biến.

<b>Vĩ thanh</b>

Chúng ta đồng ý là tái cơ cấu hay cấu trúc như nhiều
người nói, thậm chí xây dựng lại, tuy nhiên muốn làm được
điều đó thì phải thay đổi tư duy trên cơ sở các khái niệm
mới, mà tư duy là con người. Vậy làm sao có cơ chế để
chọn được con người đủ tầm và tâm để quản lý ngành
nông nghiệp mới là điều quan trọng nhất. Nhìn rộng hơn là
đất nước muốn phát triển bền vững tiến lên cùng thời
đại thì cần phải cải cách thể chế hơn là chỉ loay hoay
tìm cách hoàn thiện thể chế đã lỗi thời!

<b>T.V.T.</b>


***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://danluan.org/tin-tuc/20140416/to-van-truong-cai-cach-the-che-hay-cai-thien-the-che-da-loi-thoi),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét