Nguyễn Quang Vinh - Dấu cộng của niềm tin ở phút thứ 89

<div class="boxleft300"><img
src="https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgPee-TTFDAo-cBqnrmebIvnlh5U19EVCHISnxMo2BElPRqC6KqRGDJRPHRwgyPbm3WqP_z2ThvNoxkHd9IdbmfmwOQjdtHSs-br9YmtEYhi_eZ2mbE5UDlom784XVv40nu_XOsmmuJx4rX/s1600/bucanh.jpg"
><img
src="https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgPee-TTFDAo-cBqnrmebIvnlh5U19EVCHISnxMo2BElPRqC6KqRGDJRPHRwgyPbm3WqP_z2ThvNoxkHd9IdbmfmwOQjdtHSs-br9YmtEYhi_eZ2mbE5UDlom784XVv40nu_XOsmmuJx4rX/s1600/bucanh.jpg"
/><div class="textholder"></div></div> 1. Rất hiếm khi người dân
chờ đợi ý kiến của người đứng đầu Chính phủ ở mức
nôn nao như thế về việc đăng cai hay dừng Asiad 18. Hiếm khi
có một việc mà đa số người dân đều thể hiện thái độ,
ý kiến của mình thông qua báo chí, mạng xã hội mong muốn
dừng đăng cai Asiad 18 vì một điều đơn giản là đất nước
đang quá khó khăn, nợ nần, nền kinh tế suy thoái, giá cả leo
thang. Người dân choáng váng trước con số cả chục ngàn tỉ
phải dùng cho việc tổ chức Thế vận hội Châu Á.

Ngược lại, ý kiến của các quan chức, chuyên gia, quản lý
nhà nước trong ngành thể thao, từ Bộ trưởng Bộ VHTT&amp;DL
đến Tổng cục trưởng TDTT, các chuyên gia, ủy ban Olympic, một
số quan chức khác nữa, những người có trách nhiệm tham mưu
trực tiếp cho Thủ tướng, cho Chính phủ về quá trình đăng
cai, tổ chức Asiad đều nhất mực yêu cầu phải đăng cai,
không thể dừng, vì vị thế đất nước, uy tín quốc gia, nâng
cao thể lực, nâng cao thành tích, nâng cao hệ thống cơ sở kỹ
thuật thể thao, và vô số lý do xác đáng khác.

Trong cuộc giằng co dừng hay không giữa hai luồng ý kiến, dù
không nói ra nhưng người dân ai cũng lo lắng, vốn là thế,
kiểu gì Thủ tướng, Chính phủ cũng lại nghe theo hệ thống
tham mưu của mình và quyết đăng cai Thế vận hội Châu lục
vô cùng tốn kém.

Vì thế, phút 89, khi Thủ tướng quyết định rút đăng cai
Asiad 18 đã khiến lòng dân cả nước bùng nổ một niềm vui
lớn, bùng nổ một niềm tin lớn đối với sự lắng nghe,
trách nhiệm của Thủ tướng, của Chính phủ với đất nước,
với nhân dân, tỉnh táo và cân nhắc sâu sắc giữa được và
mất, giữa lợi và hại, thấu hiểu lòng dân, chia sẻ với
nỗi lo lắng rất đúng đắn của nhân dân, gạt đi những lời
tham mưu mật ngọt và cảm khái, nhưng đằng sau sự mật ngọt
và cảm khái đó là bệnh thành tích, là sự háo danh, là những
ngụy biện cay cú thắng thua mà ít quan tâm đến thế và lực
của đất nước.

Dư luận nhân dân đều thống nhất khi nhận định về Quyết
định của Thủ tướng quyết rút đăng cai Asiad 18 là Thủ
tướng ghi điểm, Chính phủ ghi điểm trong dân và họ cám ơn
Chính phủ đã nghe họ, đã vì họ, đã vì đất nước để có
một quyết định làm nức lòng dân như thế.

Dấu cộng của niềm tin từ Quyết định kịp thời, dứt
khoát, sáng suốt của Thủ tướng. Người dân hy vọng, Thủ
tướng, Chính phủ vẫn phải tiếp tục lắng nghe dân, vẫn
phải tiếp tục ra nhiều quyết định thuận lòng dân như thế
này nữa, đó mới là cách nâng cao vị thế quốc gia.

2. Tuần vừa qua, hầu như mọi thông tin đều không làm xao
nhãng được người dân trước tình hình dịch sởi đang bùng
phát một cách nguy hại, bùng phát tới mức khẩn cấp và đau
đớn nhất là số trẻ tử vong đã tính đến con số trăm,
một con số tử vong có lẽ lần đầu tiên xuất hiện trong
một biến cố y tế trầm trọng như thế này.

Trong sự nỗ lực vượt quá sức mình gấp 2, gấp 3 lần của
các bệnh viện Nhi, của hàng trăm bác sĩ, nhân viên y tế, của
các chuyên gia, thì người dân bắt đầu nghi ngờ về điều gì
đó của Bộ Y tế đang cố ý né tránh thực tế, đang đánh
lạc hướng sự quan tâm của dư luận về dịch sởi này.

Bằng chứng là, gần 3 tháng qua, Bộ Y tế đã cung cấp nhỏ
giọt, thậm chí rất lạc quan về tình hình bùng phát sởi,
khiến cho người dân vốn đang mệt mỏi kiếm sống, rất ít
quan tâm về một mối nguy hiểm đang rình rập mạng sống của
con em mình. Hệ thống y tế cơ sở vẫn thế, không có một thay
đổi về thiết bị, về khả năng điều trị, sự chủ động
gánh vác trách nhiệm khám chữa bệnh tuyến 1…tất cả đều
yên ả. Yên ả tới độ ngạc nhiên, khi mà tình hình sôi lên
sùng sục mà trước đó 1 tuần, Bộ Y tế vẫn trấn an báo chí
là dịch sởi đã được kiểm soát, con số tử vong chỉ có 25
cháu, và mỗi tuần chỉ có mấy chục cháu nhập viện.

Sự yên ả bị phá vỡ khi xuất hiện Phó Thủ tướng Vũ Đức
Đam xuống tận Viện Nhi Trung ương để nắm tình hình. Ông
xuống lại không phải từ báo cáo khẩn cấp của Bộ Y tế,
mà lại qua kênh mạng xã hội, đặc biệt khi đọc thông tin
trên Facebook của một bác sĩ. Tới lúc đó, trước thái độ
cứng rắn của Phó Thủ tướng, Bộ Y tế mới đưa thông tin
con số tử vong là 108 cháu và mỗi tuần có hàng trăm cháu đang
nhập viện. Sự thiếu trung thực về thông tin số liệu cho
thấy dư luận được quyền nghi vấn Bộ Y tế giấu dịch, ngay
cả khi Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo tình hình dịch
sởi đang rất khẩn cấp, cần công bố dịch, ngay cả khi Chính
phủ vào cuộc, chỉ đạo.

Người ta đi ngược lại những sự cố y tế trước đó, từ
vụ tiêm vắc xin gây chết trẻ, hồ sơ xét nghiệm giả, những
vụ việc về y đức…và sự điều hành, phát ngôn của các
vị lãnh đạo ngành y tế, để càng thêm ngờ vực.

Dư luận nhớ lại thông tin năm 2012, chính Bộ y tế tham mưu cho
Thủ tướng ký Quyết định số 1208/QĐ-TTg Phê duyệt Chương
trình mục tiêu quốc gia Y tế giai đoạn 2012 – 2015, trong đó
nội dung, năm 2012 chấm dứt bệnh sởi ở nước ta. Năm 2012
chính ngành y tế khẳng định loại trừ bệnh sởi, thông tin
này không phải là thông tin nội bộ, nó được công bố rộng
rãi trên truyền thông, nó nằm trong các báo cáo của Bộ, của
Nhà nước ra với thế giới, nó đã cắm một mốc son đáng
tự hào với bạn bè quốc tế.

Nhưng bây giờ, hóa ra thực tế không phải như vậy, không
phải như vậy so với bao ẩn họa của bệnh sởi trong xã hội.
Một bài học đắt giá được đổi bằng cả trăm mạng sống
của các cháu.

Bộ Y tế tới đây sẽ trả lời ra sao trước Quốc hội,
trước Nhà nước, trước Nhân dân về những thông tin này?


***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://danluan.org/tin-tuc/20140418/nguyen-quang-vinh-dau-cong-cua-niem-tin-o-phut-thu-89),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét