Người Sài Gòn đọc những sách gì?

Người Sài Gòn đã đọc sách một cách có hệ thống từ thời
tiểu học trước năm 1975. Hà Nội từng có cả một nguồn
sách lớn trong Sài Gòn chuyển ra cho đến tận những năm 1980
thì mới giảm dần</strong>.

<center><img
src="http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2014/04/17/10/20140417101422-anh-1.jpg"
width="400" /></center>


<strong>Sài Gòn: hình thành nếp đọc sách từ trước
1975</strong>

Khi tìm hiểu thông tin để thực hiện chuyên đề "Sự khác
biệt về thị trường đọc Bắc - Nam", chúng tôi tiếp xúc
với anh Nguyễn Quang Thạch - người đang thực hiện dự án
Sách hóa nông thôn Việt Nam từ hơn 10 năm nay. Anh Thạch cho
biết:

"Tôi đã từng đi phỏng vấn rất nhiều người làm nghề xe ôm
ở VN, nhận thấy xe ôm ở miền Nam đọc nhiều sách báo và
hiểu biết nhiều hơn xe ôm miền Bắc và miền Trung. Khi được
hỏi các vấn đề về chính trị, tham nhũng... họ hiểu rất
rõ."

Đi tìm câu trả lời cho việc tại sao xe ôm miền Nam lại đọc
nhiều sách báo như vậy, chúng tôi gặp ông Lê Đức Nam, một
trí thức sinh năm 1959 người gốc Sài Gòn - Gia Định và nghe
ông kể lại:

"Việc đọc ở Sài Gòn đã bén rễ trước năm 1975 và trở
thành một nếp văn hóa. Người ta đọc sách rất nhiều. Từ
ở tiểu học chúng tôi đã phải đọc sách do trường học
được trang bị hệ thống thư viện, ngoài ra còn có buổi phát
thanh học đường dành cho giáo dục. Tới một giờ nhất
định, tất cả các lớp sẽ bật radio lên, có một phát thanh
viên sẽ đọc sách cho học sinh nghe, hôm thì kể chuyện lịch
sử, hôm thì kể chuyện địa lý.

Tỉ lệ học sinh đến thư viện trường, mượn sách ở thư
viện trường về nhà đọc là gần như 100%. Phần thưởng
cuối năm cho học sinh dưới chế độ Sài Gòn ngày đó, bao
giờ cũng có sách truyện và giáo khoa. Sài Gòn trước năm 1975
có rất nhiều chỗ cho thuê sách. Những loại sách dành cho
người lớn, chủ tiệm không bao giờ để cho trẻ con thuê.

Có một cuốn sách mà hầu như 100% học sinh Sài Gòn đều đọc
là "Tâm hồn cao thượng", được biết dưới một cái tên khác
là "Những tấm lòng cao cả".

<center><img
src="http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2014/04/17/10/20140417101422-anh-2---avatar.jpg"
></center>
<center><em>Sài Gòn trước năm 1975</em></center>

Do được đọc từ nhỏ như vậy nên với cá nhân tôi chẳng
hạn, tôi rất giỏi môn Sử. Những người thế hệ sinh ra tại
Sài Gòn trước Giải phóng như bọn tôi thường có kiến thức
rất chắc so với những người sau này, bởi được huấn
luyện từ nhỏ. Những ông đạp xích lô, xe ôm... càng lớn
tuổi thì họ càng có thời niên thiếu được học ở Sài Gòn,
mọi thứ thành cái nếp từ đó. Cà phê buổi sáng, sách báo
buổi sáng là cái nếp của người Sài Gòn.

Khi tôi mới vào nghề, được nhận lương 39 đồng 75 xu, tôi
dành 10 đồng trong số đó để mua sách. Sau này sách của Nga
vào với những cuốn của Lev Tolstoi, Sekhov, tụi tôi cũng rất
háo hức. Nhà tôi có nguyên một phòng dành cho tủ sách, sau này
con cái tôi cũng đọc và trưởng thành từ đó. Vì sao? Tôi
trở lại nguyên nhân là do thói quen được tạo lập từ nhỏ."

<strong>Hà Nội sau năm 1975: kho sách lớn từ Sài Gòn đổ về
</strong>

Họa sĩ Phạm Mai Châu sinh năm 1953 tại Hà Nội nhận định,
"Giáo dục phổ thông ngày xưa khác với bây giờ nhiều lắm.
Trước năm 1975, việc giáo dục chịu ảnh hưởng một phần
của Pháp và một phần của dân chủ. Học sinh phải học
tương đối đầy đủ, thế nên việc đọc tác phẩm văn học
là phải đọc. Nhà trường không có sách cho học sinh, nhưng
họ yêu cầu mình phải đi tìm đọc các tác phẩm kinh điển
ở bên ngoài sau đó lên bảng trả bài, y như Tây vậy.

Sau này qua năm 1975 mọi chuyện cũng khác đi, nhưng con người
lúc đó cũng khác vì có cả một kho sách trong Sài Gòn chuyển
ra cho đến tận những năm 80 thì giảm dần đi, nên thời đó
mọi người vẫn chịu khó đọc, chủ yếu là mượn nhau. Sách
cũng không đắt".

<center><img
src="http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2014/04/17/10/20140417101422-anh-3.jpg"
></center>
<em><center>Họa sĩ Phạm Mai Châu</center></em>

Cô Nguyễn Bích Phương, một người làm trong ngành tư pháp, sinh
ra và lớn lên tại Hà Nội năm 1962 kể lại: "Hồi đó nhà
nghèo, tôi phải tự đóng giá sách bằng những gióng tre vì
nếu bạn bè chơi, đến nhà nhau mà không thấy có tủ sách
hoặc giá sách là cảm thấy ngượng với các bạn. Ở trường
thì cuối năm phần thưởng học sinh là vở chứ không phải
sách. Thư viện trường cũng có nhưng học sinh chỉ được
đến vào ngày hè hoặc cuối tuần, còn ngày thường thì phải
học chính khóa".

Như vậy, ngược dòng lịch sử về cả hai thành phố lớn Hà
Nội và TP.HCM cho thấy thói quen đọc sách từ nhỏ ảnh hưởng
rất lâu dài. Đánh mất thói quen này cho trẻ nhỏ sẽ gây ra
sự khó khăn cho các em sau này khi trưởng thành muốn tiếp cận
và chọn cho mình sách đúng.

Họa sĩ Phạm Mai Châu nhận xét: "Giáo dục hiện nay đã khác
với ngày xưa. Việc quan tâm đến giáo dục hiện nay chủ yếu
dựa vào tiền. Bố mẹ gửi con đi học trường nọ trường
kia, còn bản thân mình thì lăn lộn để kiếm tiền, cạnh tranh
với cuộc sống hiện đại".

Câu chuyện đọc Bắc - Nam nói riêng và ở Việt Nam nói chung
cho tới tận bây giờ là "vấn đề của cả mấy thế hệ, là
ảnh hưởng của môi trường xã hội", ông kết luận.

<blockquote>"Về việc có hay không gu đọc khác nhau giữa hai
miền, tôi cho rằng cần một khảo sát rộng. Tuy nhiên nếu sử
dụng phương pháp nội suy thì người miền Nam chắc sẽ đọc
nhiều hơn các sách của Mỹ, phương Tây. Cũng do tính chất, quy
mô dân số miền Nam đa dạng hơn, nên việc đọc của họ cũng
đa dạng hơn. Có người cho rằng miền Bắc đọc thiên sách
Trung Quốc hơn, điều này tôi không rõ nữa vì từ lâu tôi đã
loại hoàn toàn sách Trung Quốc ra khỏi dự án sách hóa nông
thôn của mình. Nhưng có thể nói những bộ sách như Thủy Hử,
Tam Quốc thì ở ngoài Bắc hiện nay không chỉ là người già
mà cả người trẻ vẫn rất ưa chuộng.

Những cô gái làm nghề mát-xa ở miền Nam ít đọc hơn, ít
hiểu biết hơn những cô gái làm nghề mát-xa ở miền Bắc; do
các em gái miền Tây Nam Bộ bỏ học rất sớm lên thành phố.
Việc đọc ở khu vực miền Tây rất tồi tệ. Ở Sóc Trăng hay
Đồng bằng sông Cửu Long, trình độ hiểu biết của những
người cha người mẹ rất thấp, kể cả các thầy cô giáo,
các ông hiệu trưởng... tôi gặp những khuôn mặt nát rượu
rất nhiều. Việc đọc ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
hiện nay rất nan giải."

- Anh Nguyễn Quang Thạch, <em>CEO dự án Sách hóa nông thôn Việt
Nam</em> </blockquote>


***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://danluan.org/tin-tuc/20140418/nguoi-sai-gon-doc-nhung-sach-gi), một
số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời độc
giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận
có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng
dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét