Mạnh Quân - Chính phủ và Facebook

<div class="boxleft320"><img
src="https://danluan.org/files/u1/sub03/511909872eb4a.image_.jpg" width="600"
height="450" alt="511909872eb4a.image_.jpg" /></div>
Sau sự việc Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đi thị sát tình
hình, sau khi đọc Facebook của một bác sĩ nói về dịch sởi
bắt đầu tràn lan, ông mới biết sự nghiêm trọng của tình
hình và Chính phủ bắt đầu có những lệnh chỉ đạo quyết
liệt để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh rất nguy hiểm
này, thì người ta mới thấy rằng, FB không chỉ là nơi cư dân
mạng, các blogger... bày tỏ những quan điểm bất đồng chính
kiến... như lâu nay, một số cơ quan an ninh, cơ quan bảo vệ
văn hóa tư tưởng lo ngại...

Mà nó thực sự là một kênh phản ánh những tin tức thực tế
khá nhanh nhạy và đa chiều. Một Chính phủ năng động không
thể bỏ qua mặt trận này, để có thể biết được tình hình
thực tế đời sông, nơi dội lại, phản ứng lại các chính
sách ban hành ra một cách rất nhanh chóng, đầy đủ... và cũng
chân thực hơn rất nhiều các bản báo cáo của các bộ, ngành
gửi lên-nhiều khi cố ý giấu nhẹm những vấn đề thực tế
để bảo vệ thành tích ngành, vì lợi ích cá nhân của ai đó.

Việc hôm qua, Thủ tướng Chính phủ quyết định rút đăng cai
tổ chức ASIAD cũng vậy. Nó nhanh chóng, trong vài giây, nhận
được sự ủng hộ gần như tuyệt đối của cộng đồng
mạng. Điểm cho phó Thủ tướng Vũ Đức Đam-ông là người
đầut iên nói rằng nên xem xét rút đăng cai ASIAD và Thủ
tướng Chính phủ tăng lên rõ rệt. Trước khi đi đến quyết
định này, chắc chắn Chính phủ có xem xét đến nhiều tính
toán, đề xuất... nhưng chắc chắn có lắng nghe thông tin trên
cộng đồng mạng, nhất là FB.

Hy vọng, FB từ đây càng được đánh giá là một kênh thông
tin quan trọng để Chính phủ lắng nghe, tham khảo trước khi ban
hành Chính sách. Vì vậy, mọi ý kiến cho rằng phải chặn,
đóng cửa FB tại Việt Nam, xin mạnh dạn nói: <strong>là ngu
xuẩn</strong>. Bởi vì, rõ ràng, nếu làm thế, nó sẽ tước đi
một cơ hội để Chính phủ lắng nghe ý kiến của người
dân-mọi tầng lớp.

Nó sẽ vẫn là một trong những kênh hữu hiệu nhất để loan
tải, truyền đi những thông tin, định hướng chính sách và
cả những thông tin phản ứng dội lại từ thực tế...Một
Chính phủ gọi là của dân, vì dân không thể không lắng nghe,
chú ý tiếp thu các ý kiến, thông tin từ đây để điều
chỉnh chính sách cho phù hợp với thực tế. Có lẽ, chủ
nhiệm Văn phòng chính phủ nên lập ra một nhóm để theo dõi
thông tin từ FB và đề xuất, báo cáo cho lãnh đạo Chính phủ
những ý tưởng, thông tin cần thiết phục vụ công tác điều
hành, bên cạnh nhóm theo dõi báo chí truyền thống hiện có.

Tiếc là trước đó, khi quyết định làm dự án Bauxite Tây
Nguyên, Chính phủ không lắng nghe cộng đồng mạng...

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://danluan.org/tin-tuc/20140419/manh-quan-chinh-phu-va-facebook), một
số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời độc
giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận
có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng
dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét