Vũ Quý Hạo Nhiên - Ba cuộc đấu tranh cho quyền con người, trong diễn văn TT Obama

<center><img
src="http://farm9.staticflickr.com/8516/8408194200_57dbb9e7ba.jpg"
height="331" width="500"></center>
<center><em>Người biểu tình tại Selma bị cảnh sát đánh trong
ngày Bloody Sunday, 1965.</em></center>


Nhắc tới ba địa danh nổi tiếng, chỉ trong một câu Tổng
thống Barack Obama gắn liền ba cuộc đấu tranh cho dân quyền:
Của phụ nữ, của người da màu, và của người đồng tính.

Trong bài diễn văn nhậm chức nhiệm kỳ nhì đọc hôm 21/1, TT
Obama có câu này:

<blockquote>We, the people, declare today that the most evident of truths –
that all of us are created equal – is the star that guides us still; just
as it guided our forebears through <strong>Seneca Falls</strong>, and
<strong>Selma</strong>, and <strong>Stonewall</strong>; just as it guided all
those men and women, sung and unsung, who left footprints along this great
Mall, to hear a preacher say that we cannot walk alone; to hear a King
proclaim that our individual freedom is inextricably bound to the freedom of
every soul on Earth.</blockquote>

Bản dịch của bác <a
href="https://www.facebook.com/?ref=tn_tnmn#!/notes/anh-gau-pham/di%E1%BB%85n-v%C4%83n-nh%E1%BA%ADm-ch%E1%BB%A9c-c%E1%BB%A7a-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-obama-2112013/10151336383386112"
target="_blank">Anh Gau Pham</a>:

<blockquote>Chúng ta, nhân dân, hôm nay tuyên bố rằng sự thật
hiển nhiên nhất là tất cả chúng ta sinh ra đều bình đẳng
– hôm nay vẫn dẫn đường chúng ta đi; y như nó đã từng
dẫn đường cho các bậc tiền nhân của chúng ta vượt qua Thác
Seneca và Selma và Stonewall; y như nó đã từng dẫn đường cho
những người đàn ông và đàn bà, hữu danh và vô danh, đã
để lại dấu chân trên chính bãi đất này, để nghe một vị
mục sư giảng rằng chúng ta không thể nào đi một mình
được; để lắng nghe một vị King tuyên bố rằng sự tự do
cá nhân của chúng ta đan xen chặt chẽ với sự tự do của
mọi linh hồn trên Trái Đất.</blockquote>

Đoạn giữa, ông nói "<em>Seneca Falls, và Selma, và
Stonewall.</em>" Mấy cái đó là gì? Đó là&nbsp;3 địa danh ở
Mỹ và cũng là&nbsp;3 biểu tượng của&nbsp;3 cuộc đấu tranh
đòi quyền bình đẳng: Của phụ nữ, của người thiểu số,
và của người đồng tính.

Trong ba sự kiện này, Selma đẫm máu hơn hết. Selma là thủ
phủ quận hạt Dallas County, Alabama, là bang kỳ thị sắc tộc
nặng nề và cũng là nơi người Mỹ gốc Phi châu tranh đấu
mạnh mẽ. Để ngăn chặn người da đen ghi tên đi bầu, Dallas
County bày ra đủ các cách để cấm, như bắt phải thi kiến
thức, ra bài khó rồi đánh rớt; trả thù người đăng ký,
đuổi việc, đốt nhà. Khi tập thể các giáo viên da đen ra ghi
tên đi bầu, hội đồng giáo dục cách chức toàn bộ 32
người. Phòng bầu cử chỉ tiếp đơn xin đi bầu của người
da đen 2 ngày trong tháng, nhưng khi họ tổ chức kéo nhau ra ghi
tên thì kêu cảnh sát tới bắt.

Cũng ở Alabama thành phố Marion gần Selma, người da đen tổ
chức tuần hành tới phòng ghi tên bầu phiếu, cũng bị cảnh
sát giải tán. Thanh niên <strong>Jimmie Lee Jackson</strong> cùng mẹ
và ông ngoại bỏ chạy vào một quán ăn thì bị cảnh sát
rượt theo, đánh đập ông ngoại 82 tuổi. Mẹ can, cũng bị
đánh, Jackson can, bị đánh rồi một cảnh sát viên <a
href="http://en.wikipedia.org/wiki/Jimmie_Lee_Jackson" target="_blank">rút
súng bắn chết</a> Jackson.

Trước cái chết cảu Jackson, nhóm tranh đấu dân quyền
<strong>Southern Christian Leadership Conference</strong> đứng ra tổ
chức một cuộc biểu tình đi bộ từ Selma tới Montgomery, thủ
phủ bang Alabama, để đối đầu với Thống đốc <strong>George
Wallace</strong>. Cảnh sát đứng chặn ở cây cầu từ Selma ra, <a
href="http://learning.blogs.nytimes.com/2012/03/07/march-7-1965-civil-rights-marchers-attacked-in-selma/"
target="_blank">xông vào đánh đoàn biểu tình</a>, ném lựu đạn
cay đuổi họ trở lại thành phố. Hàng chục người phải
nhập viện, và cuộc biểu tình này được mệnh danh
"<strong>Bloody Sunday</strong>" – ngày Chúa nhật đẫm máu.

<div class="boxright300"><img
src="http://farm9.staticflickr.com/8238/8407098581_c4a9a5ba08_m.jpg" /><div
class="textholder">Cuộc đi bộ từ Selma tới Montgomery, kéo dài 5
ngày. Thứ tư từ phải là Mục sư MLK.</div></div>

Hình ảnh cảnh sát vũ trang tận răng đánh đập người dân
được báo chí đưa lên khắp nơi, người dân nơi khác tràn
về Selma để ủng hộ người biểu tình. Nhưng tòa đang có
lệnh tạm cấm đoàn biểu tình đi trên xa lộ.

Tổ chức SCLC quyết định một mặt xin tòa xét lại lệnh
cấm, một mặt vẫn biểu tình nhưng không vi phạm lệnh. Họ
quyết định sẽ lại lên đường đi Montgomery, nhưng nếu cảnh
sát đưa lệnh cấm ra thì sẽ quay đầu về lại. Mọi chuyện
xảy ra như dự đoán. Nhưng tối hôm đó, Mục sư da trắng từ
Boston đến tham gia biểu tình bị dân địa phương rình đánh.
Bệnh viện ở Selma từ chối chữa, phải đưa ông lên Montgomery
cách 2 tiếng lái xe, nơi ông qua đời hai hôm sau.

Một tuần sau đó, tòa rút lại lệnh cấm, cho rằng người dân
có quyền tự do khiếu kiện, và do đó đương nhiên quyền này
được thực hành đông người và trên đường phố công cộng.
(Phán quyết rất đáng đọc, đọc <a
href="http://www.leagle.com/xmlResult.aspx?page=4&amp;xmldoc=1965340240FSupp100_1325.xml&amp;docbase=CSLWAR1-1950-1985&amp;SizeDisp=7"
target="_blank">ở đây</a>.)

Vài ngày sau, với sự tham gia của Mục sư <strong>Martin Luther
King, Jr.</strong>&nbsp;và nhiều yếu nhân, đoàn biểu tình lên
đường đi bộ tới Montgomery, một cuộc hành trình dài hơn
60km. Sợ dân hay cảnh sát địa phương ngăn chặn nữa, chính
phủ liên bang cử quân đội, vệ binh quốc gia, FBI, U.S. Marshal,
tới gác cho đoàn biểu tình.

Sau&nbsp;5 ngày đi bộ, đoàn biểu tình tụ tập trước tòa nhà
quốc hội tiểu bang; văn phòng thống đốc cũng nằm trong đó.
Trên bực thềm, Mục sư&nbsp;MLK đứng lên phát biểu. Diễn văn
của ông sau này người ta đặt tựa là bài diễn văn "<a
href="http://mlk-kpp01.stanford.edu/index.php/kingpapers/article/our_god_is_marching_on/"
target="_blank">How long, not long</a>," trong đó ông đặt câu hỏi,
bao giờ mới hết bất công, và tự trả lời, không lâu nữa
đâu. Trong diễn văn này có câu nổi tiếng: "<em>How long? Not
long, because the arc of the moral universe is long, but it bends toward
justice.</em>" (Tạm dịch: "Bao lâu nữa? Không lâu nữa, vì
đường cong của vũ trụ đạo đức có thể đi rất xa, nhưng
nó hướng về phía công lý.")

<div class="boxright320"><img
src="http://farm9.staticflickr.com/8237/8407101487_5f1c9be3f6_n.jpg" /><div
class="textholder">Đoàn biểu tình từ Selma tới trước tòa nhà
quốc hội tiểu bang ở Montgomery.</div></div>

Đoàn người sau đó định đi vào cửa nhưng bị một hàng
cảnh sát chặn lại, bảo thống đốc đi vắng. Đoàn người
không chịu giải tan, đứng chật lối vào, nhất định chờ.
Một người thư ký phải ra nhận tờ khiếu kiện, họ mới
về.

Tối hôm đó, một phụ nữ da trắng trong đoàn biểu tình bị
<strong>Ku Klux Klan</strong> bắn chết.

Ở Washington, đáp lại những gì xảy ra ở Selma, Tổng thống
<strong>Lyndon Johnson</strong> ra trước lưỡng viện Quốc hội
đề nghị thông qua <a
href="http://www.justice.gov/crt/about/vot/intro/intro_b.php"
target="_blank">luật bảo vệ quyền bầu cử</a>, cấm các biện
pháp đặt ra để ngăn chặn cử tri da đen. Selma, do đó, là
một bước ngoạt quan trọng trong cuộc tranh đấu cho bình
quyền của người thiểu số.

<em>(Còn tiếp kỳ tới: Seneca Falls,&nbsp;Stonewall và ý nghĩa của
câu trong diễn văn Obama)</em>



***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://danluan.org/tin-tuc/20130123/vu-quy-hao-nhien-ba-cuoc-dau-tranh-vi-quyen-con-nguoi-trong-dien-van-tt-obama),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét