Vận động hành lang, của trời cho và gia đình một lãnh đạo

<center><img
src="http://graphics8.nytimes.com/images/2012/11/25/world/jp-china-1/jp-china-1-articleLarge.jpg"
/></center>

<em>Bình An, một trong những công ty dịch vụ tài chính lớn
nhất Trung Quốc, đang xây dựng tòa nhà văn phòng 115 tầng ở
Thẩm Quyến. Công ty này trị giá 50 tỷ usd, lớn hơn A.I.G.,
MetLife hay Prudential.</em>

<strong>Thẩm Quyến, Trung Quốc</strong> – Lãnh đạo công ty bảo
hiểm đang gặp khó khăn về tài chính đã thúc ép quan chức
Trung Quốc nới lỏng luật buộc các công ty phải chia nhỏ ra
sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á.

Công ty Bảo Hiểm Bình An đang gặp khó khăn, các quan chức
được cho biết vào mùa thu năm 1999. Những yêu cầu trực tiếp
được gửi tới Phó thủ tướng vào lúc đó, ông Ôn Gia Bảo,
cũng như Thống đốc Ngân hàng Trung Ương Trung Quốc lúc đó,
hai vị trí quan chức ở vị trí quan trọng giám sát ngành công
nghiệp tài chính này.

<em>"Tôi xin ngài Phó Thủ tướng hãy lãnh đạo và phối hợp
vấn đề này ở mức cao hơn"</em>, Ma Mingzhe, chủ tịch Bình
An, đã khẩn nài trong một bức thư gửi ông Ôn Gia Bảo, mà
tờ New York Times đã có được.

Bình An đã không bị xẻ nhỏ ra thành nhiều công ty con.

Việc vận động hành lang thành công này sau đó đã chứng tỏ
có kết quả rực rỡ.

Bình An tiến lên trở thành một trong những công ty dịch vụ
tài chính lớn nhất Trung Quốc, một công ty có giá trị tới 50
tỷ USD, lớn hơn cả A.I.G., MetLife hay Prudential. Và sau màn sân
khấu, cổ phiếu của Bình An – sau này sẽ có trị giá hàng
tỷ USD khi mà công ty phất lên – đã được thu mua bởi
người thân của ông Ôn Gia Bảo.

Tờ Times cho biết vào tháng trước rằng người nhà của ông
Ôn Gia Bảo, người trở thành Thủ tướng Trung Quốc năm 2003,
đã trở nên giàu có khủng khiếp trong thời gian ông lãnh đạo
đất nước, thu mua cổ phiếu của các khu nghỉ du lịch, ngân
hàng, cửa hàng trang sức, công ty viễn thông và các doanh
nghiệp kinh tế khác.

Phần tài sản lớn nhất, mà tờ Times tìm thấy, tới từ cổ
phiếu của Bình An. Các cổ phiếu này được mua 8 tháng sau khi
công ty này được miễn không phải chia nhỏ ra, một yêu cầu
mà các công ty tài chính lớn phải tuân thủ lúc đó.

Trước các nhà đầu tư khác rất sớm, Taihong, một công ty sau
này được điều khiển bởi người nhà ông Ôn Gia Bảo, đã
mua một lượng lớn cổ phiếu của Bình An từ các doanh nghiệp
nhà nước có nắm cổ phần của Bình An, các báo cáo doanh
nghiệp và thuế vụ đã chỉ ra điều này. Và trên mọi phương
diện, Taihong đã có một thương vụ hời. Họ đã mua cổ phần
của Bình An vào tháng 12/2002 với một phần tư giá mà các nhà
đầu tư khác – như HSBC Holdings của Anh – phải trả cho cổ
phần này 2 tháng trước đó, theo các cuộc phỏng vấn và thông
tin được công khai.

Vào tháng 6/2004, các cổ phiếu do người nhà ông Ôn Gia Bảo
nắm đã tăng gấp bốn lần, ngay cả trước khi công ty này
được liệt kê trên thị trường chứng khoán Hồng Kông. Vào
năm 2007, khoản đầu tư ban đầu trị giá 65 triệu USD của
Taihong đã có giá trị 3.7 tỷ USD.

Các báo cáo doanh nghiệp cho thấy cổ phiếu mà người nhà ông
Ôn Gia Bảo nắm giữ đã đạt giá trị 2.2 tỷ USD vào cuối
năm 2007, năm cuối cùng mà báo cáo tài chính của Taihong còn
được công khai. Bởi vì công ty này sau đó không còn được
liệt kê trong hồ sơ công của Bình An, người ta không rõ
người nhà ông Ôn Gia Bảo còn tiếp tục nắm giữ các cổ
phiếu hay không.

Người ta cũng không rõ ông Ôn Gia Bảo hay Thống đốc Ngân
hàng Trung Ương lúc đó, ông Dai Xianglong, đã can thiệp bằng uy
tín cá nhân vào sự việc của Bình An, và liệu ông Ôn Gia Bảo
có biết người nhà của mình nắm giữ cổ phần của Bình An
hay không?

Nhưng các tài liệu nội bộ của Bình An, các hồ sơ chính phủ
và phỏng vấn với các ngân hàng, các lãnh đạo trước đây
của Bình An đều cho thấy rằng cả văn phòng Phó thủ tướng
lẫn văn phòng Thống đốc ngân hàng đều là những đơn vị
có liên quan đến các cuộc gặp gỡ thảo luận miễn trừ cho
Bình An, và là người có quyền ký chấp thuận việc miễn
trừ.

Chỉ có 2 thể chế tài chính lớn của nhà nước được quyền
miễn trừ tương tự, các tài liệu cho thấy, trong khi ba công ty
bảo hiểm quốc doanh lớn khác của Trung Quốc đã bị buộc
phải chia nhỏ ra. Nhiều ngân hàng của Trung Quốc đã tuân thủ
quyết định chia nhỏ - đã được đưa ra vào sau cuộc khủng
hoảng tài chính Châu Á vì lo ngại tính ổn định của hệ
thống tài chính – bằng cách bán tài sản của mình cho các
thể chế khác.

Bình An đã đưa ra một tuyên bố tới tờ Times nói rằng công
ty này tuân thủ chặt chẽ các quy định và luật pháp, nhưng
không biết hết các nguồn gốc của các thực thể phía sau các
cổ đông. Công ty cũng nói <em>"cổ đông có quyền chính đáng
khi mua và bán cổ phiếu với nhau"</em>.

Ở Bắc Kinh, Ngoại trưởng Trung Quốc đã không trả lời câu
hỏi của chúng tôi quanh bài báo này. Trước đó, phát ngôn
viên Bộ Ngoại Giao đã chỉ trích mạnh mẽ cuộc điều tra
của Times vào tình hình tài chính của người nhà ông Ôn Gia
Bảo, nói rằng nó <em>"bôi nhọ Trung Quốc và có những mục
tiêu mờ ám".</em>

Sau khi Times báo cáo tháng trước về tài sản của gia đình ông
Ôn Gia Bảo, luật sư đại diện gia đình đã nói bài báo có
những lỗi – mà họ không nói rõ lỗi gì – và rằng gia
đình giữ quyền đưa vấn đề ra tòa.

Thêm vào đó, chính quyền Trung Quốc đã ngăn chặn truy cập
Internet tới tờ Times bản tiếng Anh và tiếng Trung – và đến
bây giờ việc ngăn chặn này vẫn chưa được gỡ bỏ - nói
rằng hành động này <em>"phù hợp với pháp luật"</em>.

Cả ông Ôn Gia Bảo – người sẽ nghỉ hưu vào tháng 3 tới,
cũng như ông Dai, người bây giờ đứng đầu Quỹ An Ninh Xã
Hội Quốc Gia, đều không liên lạc được để lấy lời bình
luận.

Ngân hàng và luật sư Trung Quốc và phương Tây liên quan đến
việc công ty Bình An lên sàn chứng khoán Hồng Koong năm 2004, và
sau đó là sàn Thượng Hải năm 2007 đều nói họ không biết
rằng người nhà ông Ôn Gia Bảo đã mua một lượng lớn cổ
phiếu của công ty này.




***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://danluan.org/tin-tuc/20121126/van-dong-hanh-lang-cua-troi-cho-va-gia-dinh-mot-lanh-dao),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét