Tiền Phong - "Kính thư các ông chưa bị lộ!"

TP - Đó là câu nói thốt lên từ chính người trong cuộc, bà
Nguyễn Thị Sửu, Trưởng ban ra đề thi, Phó phòng giáo dục
huyện Ứng Hòa, Hà Nội, một trong những người bị kỷ luật
khiển trách về Đảng và chính quyền trong vụ tiêu cực thi
tuyển công chức đang gây sự chú ý của dư luận.

Theo bà Sửu nhận định với PV Tiền Phong, <strong>"đây chỉ
là tai nạn nghề nghiệp"</strong>. Cái lý của vị Trưởng ban
ra đề thi, thành viên Hội đồng tuyển dụng công chức này
là: <strong>"Thông cảm cho chị nói câu này. Kính thưa ông chưa
bị lộ. Chị nói thật đấy. Các chị là làm không khéo mới
dẫn đến như thế này. Nhiều nơi họ làm tinh vi, khôn ngoan.
Mà không chỉ riêng ngành giáo dục đâu, tất các ngành khác.
Các cụ bảo rồi, vạch áo cho người xem lưng. Bên trong đoàn
kết, bảo nhau thì làm gì có việc gì"</strong>.

Rồi bà Phó phòng giáo dục huyện phân trần lẫn đúc kết:
"Các chị có khi chỉ một người nhờ, các ông làm to hơn thì
có khi 5- 6 người nhờ. Các cụ dạy rồi, một người làm quan,
cả họ được nhờ. Mà bây giờ hết con thì đến cháu, rồi
đến anh em".

Trả lời câu hỏi của PV Tiền Phong về liệu có chuyện mua
bán ngầm ẩn sau sự "nhờ vả" nói trên, Chủ tịch UBND
huyện Ứng Hòa Nguyễn Quyết Chiến cũng cho biết: <strong>"Ở
đây nhờ vả toàn là anh em quen biết nhau cả nên ai nỡ nào mà
có quan hệ kiểu vật chất. Có trường hợp là cháu của thầy
giáo cũ, bạn của bạn"</strong>.

Như vậy, từ người đứng đầu chính quyền huyện tới vị
Trưởng ban ra đề thi tuyển dụng công chức, tất thảy đều
nhấn mạnh yếu tố nhờ vả, quan hệ theo kiểu anh em, gia đình
trong vụ việc nêu trên.

Chưa xét tới yếu tố liệu có chuyện "chạy công chức"
chục triệu, trăm triệu - như phát biểu của Chủ nhiệm UBKT
thành ủy Hà Nội Trần Trọng Dực – hay không, song tư duy
"gia đình chủ nghĩa" theo kiểu quan hệ, gửi gắm, nhờ
vả... là một thực tế khá phổ biến trong hệ thống công
quyền cấp địa phương hiện nay.

"Một người làm quan, cả họ được nhờ" cũng là nếp suy
nghĩ đã ăn sâu vào tiềm thức của không ít người dân từ
xưa tới nay.

Những nếp nghĩ, cách nói, cách làm đó thực sự đang là rào
cản vô cùng lớn cho một nền hành chính hiện đại, minh bạch
và thông suốt mà Chính phủ đang nỗ lực xây dựng.

Những người có chức, có quyền ở một đơn vị hành chính
cấp quận huyện của thủ đô còn suy nghĩ và làm như vậy -
trong một cuộc tuyển dụng vốn đòi hỏi tính khách quan, công
tâm ở mức cao nhất có thể - nói chi đến người dân và các
thí sinh, công chức tương lai.

Bà Phó phòng giáo dục huyện "kính thưa các ông chưa bị lộ
!" trong cuộc giãi bày với phóng viên Tiền Phong, ngẫm ra cũng
có thể hiểu được.

Bởi, dư luận không hề bất ngờ trước thông tin "chạy công
chức" mà ông Trần Trọng Dực nêu, nó đang là hiện tượng
phổ biến, chỉ có điều "chạy" mức nào, nhờ vả hay mua
bán với giá bao nhiêu mà thôi.

Mong lắm "các ông chưa bị lộ" sẽ ngày một bớt đi.

<div class="rightalign"><strong>Việt Hùng</strong></div>

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://danluan.org/tin-tuc/20130105/tien-phong-kinh-thu-cac-ong-chua-bi-lo),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét