Phương Ngọc - Trẻ em cũng cần được bảo vệ

<blockquote>Bài dự thi cuộc thi viết Quyền Con Người và Tôi do
Con Đường Việt Nam thực hiện.</blockquote>

Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được
sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn. Quyền trẻ em
nhằm đảm bảo cho trẻ em không chỉ là người tiếp nhận
thụ động lòng nhân từ của người lớn, mà các em là những
thành viên tham gia tích cực vào quá trình phát triển.

"<em>Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai</em>" là câu nói bao
hàm đầy đủ ý nghĩa về trẻ em. Đấy là tương lai của nhân
loại, của thế giới, của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng và
mỗi gia đình…. Vì vậy nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo
dục thiếu niên và nhi đồng là trách nhiệm của toàn xã hội.
Liên hợp quốc đã thông báo rằng: "<em>Trẻ em có quyền
được chăm sóc và giúp đỡ đặc biệt, tất cả trẻ em trong
hay ngoài giá thú đều được hưởng sự bảo trợ xã hội như
nhau</em>".

Nhiều thập kỷ qua, việc chăm sóc trẻ em ở hầu hết các
quốc gia trên thế giới đã được quan tâm ở những mức độ
khác nhau, song do các yếu tố chủ quan và khách quan như thiên
tai, mất mùa, chiến tranh, hoặc do trình độ dân trí thấp…
trẻ em vẫn còn phải gánh chịu những nỗi đau, những thiệt
thòi, trẻ em vẫn bị đói rét và vẫn bị giết hại trong
những cuộc chiến, thậm chí vẫn bị bắt buộc cầm súng ra
trận, hoặc phải tự lao động nuôi thân quá sớm, hoặc bị
mua bán, xâm hại…

Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ hai
trên thế giới phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em, vào
ngày 20/2/1990. Từ đó đến nay, mặc dù còn nhiều khó khăn,
Việt Nam đã đạt nhiều tiến bộ trong việc đưa tinh thần và
nội dung của Công ước vào chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội và luật pháp quốc gia. Ví dụ: như Luật Bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật phổ cập giáo dục, Luật
lao động, Luật dân sự, Luật tố tụng hình sự... được ban
hành hay sửa đổi đều quan tâm thích đáng đến quyền lợi
của trẻ em. Trong nhiều năm qua, Việt Nam không ngừng mở rộng
các quan hệ hợp tác quốc tế với xu hướng hội nhập, đa
dạng, đa phương, chia sẻ và phát triển. Sự hợp tác này đã
đưa đến các bước tiếp cận mới trong quá trình lập kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở cấp quốc gia và cấp
địa phương và có ảnh hưởng lớn trong nhiều lĩnh vực ở
Việt Nam, trong đó có phương pháp tiếp cận bảo vệ, chăm sóc
trẻ em dựa trên quyền trẻ em, phát triển hệ thống bảo vệ,
chăm sóc trẻ em ở các cấp độ khác nhau. Công tác lập pháp
và giám sát về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em của Quốc
hội được tăng cường. Công ước LHQ về Quyền trẻ em và
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng từng bước
đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, nạn bạo hành gia đình và đối
tượng của nó là trẻ em vẫn diễn ra và gây nhiều ý kiến
bức xúc từ xã hội.

Bạo lực gia đình đang là vấn đề được dư luận quan tâm
sâu sắc. Đây là một dạng tệ nạn xã hội gây hậu quả ở
nhiều mức độ lên đời sống gia đình và xã hội, ảnh
hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Trường
hợp nghiêm trọng, bạo lực gia đình là tác nhân gây ra những
hậu quả tai hại về cuộc đời, nhân cách của con người,
gián tiếp tạo nên mầm mống các tệ nạn và tội phạm nguy
hiểm khác trong xã hội. Đối tượng của các hành vi bạo lực
trong gia đình thường là những thành viên yếu đuối, dễ bị
tổn thương và trong hầu hết các trường hợp là phụ nữ,
người già và trẻ em.

<center><img src="/files/u1/sub1/image001_2.jpg" width="360" height="300"
alt="image001_2.jpg" /></center>
<center><em>Trẻ em ở trại từ thiện mồ côi thường bị đánh
đập dã man</em></center>

Tình trạng bạo lực trẻ em ở Việt Nam trong những năm gần
đây diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng. Trong hai
năm 2008-2009, cả nước đã xảy ra 5.956 vụ, trên 100 vụ giết
trẻ em và 50 vụ bắt cóc, buôn bán trẻ em được phát hiện
và xử lý, trong đó có một số vụ gây bức xúc trong dư luận
xã hội. Nhiều trẻ em bị chính cha mẹ, người thân, thầy cô
giáo, người sử dụng lao động và những người có trách
nhiệm nuôi dưỡng chăm sóc trẻ em có hành vi bạo lực trẻ em.
Điển hình là các vụ: Cháu Nguyễn Thị Bình bị vợ chồng
chủ quán phở Chu Văn Đức và Trịnh Hạnh Phương ở quận
Thanh Xuân, Hà Nội ngược đãi, đánh đập hành hạ trong một
thời gian dài. Vụ Quản Thị Kim Hoa đánh đập trẻ em tại
nhóm trẻ gia đình (Biên Hòa, Đồng Nai). Vụ cháu Hồng Anh 4
tuổi ở Xuân Mai – Hà Nội bị người "cha hờ" đánh
đập, hành hạ dã man. Vụ cháu Nguyễn Hào Anh 14 tuổi (Cà Mau)
bị vợ chồng chủ trại nuôi tôm Minh Đức hành hạ trong suốt
một thời gian dài bằng các hình thức dã man như dùng kìm bấm
vào môi, bẻ răng, dùng bàn là nóng dí lên da thịt. Vụ việc
bắt cóc, tống tiền không thành dẫn đến việc sát hại 2
trẻ em ở Đắk Lắk.

<center><img src="/files/u1/sub1/image002.jpg" width="269" height="187"
alt="image002.jpg" /></center>

Bên cạnh đó, tình trạng bạo lực ở trong và ngoài trường
học của học sinh vẫn tiếp tục xảy ra đang là nỗi bức xúc
của xã hội, chưa làm an lòng các bậc phụ huynh và những
nguời quan tâm đến sự nghiệp bảo vệ chăm sóc, giáo dục
trẻ em. Hiện tượng bạo lực của học sinh không phải là
một hiện tượng mới, song thời gian gần đây, hiện tượng
này xảy ra ở một số trường học đã bộc lộ những tính
chất nguy hiểm và nghiêm trọng như: học sinh đánh nhau gây
thương tích, thậm chí tử vong. Giáo viên sử dụng các biện
pháp giáo dục có tính chất bạo lực gây hậu quả nghiêm
trọng đối với học sinh; học sinh hành hung thầy, cô giáo.
Đối tượng học sinh đánh nhau có cả nữ sinh, không phải
chỉ có các nam sinh nóng nảy, thiếu kiềm chế, thâm chí nữ
sinh đánh nữ sinh theo kiểu hội đồng. Rõ ràng, trong môi
trường sống còn nhiều vấn đề xã hội phức tạp ngày nay,
trẻ em luôn phải đối mặt với những cảm xúc tiêu cực phát
sinh, nhưng các cấp, các ngành có liên quan vẫn chưa đưa ra
được giải pháp cụ thể để ngăn chặn triệt để hiện
tượng này.

Quyền được học tập là một trong những quyền cơ bản của
trẻ em được pháp luật Nhà nước ta qui định. Bên cạnh, các
quyền cơ bản khác như: quyền được khai sinh và có quốc
tịch, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng; quyền sống chung
với cha mẹ; quyền được chăm sóc sức khỏe... quyền được
học tập góp phần hoàn thiện các quyền trẻ em, tạo thành
một hệ thống có mối liên quan chặt chẽ, mật thiết giúp cho
trẻ em có những điều kiện tốt nhất về việc phát triển
mọi mặt.

Sinh ra trong đất nước vẫn còn khó khăn, nghèo nàn cho nên
cuộc sống của nhiều trẻ em Việt Nam gặp vô vàn thiếu
thốn. Những nỗi vất vả, nhọc nhằn của cuộc đời đã
đánh cắp đi những tâm hồn tuổi thơ đầy trong sáng và giàu
khát vọng. Thật là đáng thương! Mong ước sao cho các em
được ăn ngon hơn một chút, được mặc đẹp hơn một chút
và được cắp sách đến trường vì một ngàymai tươi sáng
hơn. Những mong muốn bình dị ấy thật thường nhưng thật
lớn đối với trẻ em nghèo Việt Nam. Các em chỉ dám nghĩ mà
không dám mơ bởi khi sinh ra, các em đã cảm nhận được cái
nắng, cái mưa của cuộc đời và chưa đến tuổi thành
niênđã phải đương đầu với những nỗi vất vả ấy. Cái
nghèo, cái khổ khiến các em phải thiệt thòi nhiều thứ mà
trong đó quyền được học tập là thứ quan trọngnhất.

<center><img src="/files/u1/sub1/image006_0.jpg" width="293" height="435"
alt="image006_0.jpg" /></center>

Tôi là đứa con sinh ra trên mảnh đất khô cằn xứ Quảng,
nắng thì rát bỏng cả da, lạnh thì như cắt từng thớ thịt,
nhưng dẫu sao tuổi thơ tôi vẫn may mắn hơn bao nhiêu đứa
trẻ khác. Tôi được cắp sách đến trường, được sự yêu
thương chăm sóc và giáo dưỡng của cha mẹ. Cuộc sống cơ
cực khiến bao đứa trẻ không được cắp sách đến trường,
lam lũ cực nhọc để kiếm sống. Chứng kiến hoàn cảnh gia
đình các em, nhìn các em vô tư chơi đùa mà tôi không cầm
được nước mắt.

<center><img src="/files/u1/sub1/image003.jpg" width="297" height="432"
alt="image003.jpg" /></center>

Ở nơi đây, các cô bé, cậu bé còn đỏ hỏn đã theo mẹ lên
nương làm rẫy là chuyện thường. Dường như, cha mẹ các em
muốn ngay từ khi sinh ra, các em đã được rèn luyện để thích
nghi với hoàn cảnh khắc nghiệt và môi trường sống thiếu
thốn trăm bề. Vào rừng kiếm củi đem đi bán lấy tiền mang
về cho bố mẹ, đi kiếm rau rừng và địu cả vác to trên vai,
cầm cuốc lên nương làm rẫy cùng cha mẹ… là những việc mà
các em nhỏ vùng cao em nào cũng đã từng trải qua. Thế nhưng,
mùa đông đến các em cũng chỉ có những chiếc quần áo cũ kĩ
và nhàu nát. Đối vối nhiều em nhỏ ở nơi đây, một chiếc
kẹo ngọt cũng trở thành thứ xa xỉ, chẳng được mua bao
giờ.

Đối với các em, được đến trường là niềm vui lớn nhưng
con đường đến với cái chữ thật không hề dễ dàng. Các em
phải vượt qua từng con đường trơn trượt, trèo lên những
quả đồi quanh co không một bóng người, nhiều em phải thức
dậy từ 4h sáng để kịp đến lớp… Mặc dù cuộc sống khó
khăn nhưng những đôi chân trần ấy vẫn luôn kiên trì và
nhẫn nại. Các em như là những tấm gương sáng, những tâm
hồn đầy ý chí, nghị lực biết vươn lên trong cuộc sống
để tôi noi theo, các em đáng được nhận những sự quan tâm,
giúp đỡ từ chính quyền, xã hội để có được cuộc sống
tốt đẹp hơn, được cắp sách đến trường như bao đứa
trẻ khác. Nhưng sự thật, các em đang hằng ngày đối mặt
với cuộc sống thiếu thốn, đến việc lao động kiếm miếng
ăn còn không đủ chứ nói gì đến việc đến trường!

Nhìn các em nhỏ dân tộc cơ cực mà vẫn cười hồn nhiên, ai
cũng thấy chạnh lòng.

Việt Nam là quốc gia phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em
vào ngày 20/2/1990 và Công ước đã được dịch, in ấn, phát
hành rộng rãi bằng những cuốn sách nhỏ có thể bỏ túi.
Nội dung Công ước được tuyên truyền rộng rãi trên các
phương tiện thông tin đại chúng đã góp phần giác ngộ và
giáo dục, bồi dưỡng một thái độ đúng đắn về việc bảo
vệ và chăm sóc trẻ em. Tuy nhiên chúng ta vẫn chưa có thể yên
tâm về những việc đã làm được mà phải thấy hết những
mặt còn tồn tại. Vẫn còn không ít trẻ em sống trong cảnh
nghèo khó, thiếu thốn mọi bề, chưa được ăn no mặc ấm,
chưa được đi học, phải lao động quá sức mình, thậm chí
có nơi có lúc còn xảy ra tình trạng bạo hành hay buôn bán
trẻ em. Đó là những tệ nạn xã hội hoàn toàn trái ngược
với bản chất tốt đẹp của chế độ ta. Vậy thử hỏi pháp
luật, công lý ở đâu? Đối với tôi của ngày trước
"quyền con người" là một khái niệm vô cùng mơ hồ, tôi
còn không thể định nghĩa được nó. Nhưng giờ đây, sau bao
chuyến tình nguyện, mùa hè xanh, được hòa nhập vào với
cuộc sống của các em nhỏ nơi đây, chứng kiến biết bao
nhiêu mảnh đời bất hạnh tôi mới thật sự thấy phẩn nộ.
Không biết cuộc sống sau này của các em sẽ ra sao? Câu hỏi
đó không chỉ của riêng tôi mà nó đã được xã hội đặt ra
từ lâu.

Chừng nào trên trái đất còn trẻ em đói rét, còn trẻ em bị
ngược đãi, bắn giết, chừng nào trẻ em còn chưa được tạo
mọi điều kiện tốt nhất để phát triển đúng cách thì Công
ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em vẫn là tiếng
chuông báo hiệu, nhắc nhở mọi người, nhắc nhở mọi quốc
gia hãy hành động vì tương lai tốt đẹp của trẻ em.

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://danluan.org/tin-tuc/20130120/phuong-ngoc-tre-em-cung-can-duoc-bao-ve),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét