Nguyễn Văn Tuấn - ấn đề y đức trong nghiên cứu khoa học ở Nghệ An

Hóa ra vụ "hút máu" học sinh ở Nghệ An là để <a
href="http://vtc.vn/538-362123/giao-duc/hoc-sinh-nghe-an-bi-ep-lay-mau-khong-lay-tung-xo.htm">phục
vụ cho một công trình nghiên cứu về thalassemia.</a> Nhưng sự
việc dù lí giải cách nào thì cũng không thoát khỏi một thực
tế: vi phạm y đức trong nghiên cứu khoa học. Ngày nay, những
qui chế về y đức rất khó khăn và chặt chẽ, đến nỗi
nghiên cứu trên chuột cũng cần phải thông qua ủy ban đạo
đức (ethics committee hay IRB). Có thể ở Việt Nam, hay ở Nghệ
An, chưa có những qui chế về y đức trong nghiên cứu khoa học
nên sự việc đáng tiếc mới xảy ra. Sự việc cũng là một
bài học cần rút kinh nghiệm cho các nghiên cứu y khoa ở Việt
Nam.

Trong nghiên cứu y khoa, có khái niệm <em>written informed
consent</em> vốn rất quan trọng và là nỗi ám ảnh của nhiều
nhà nghiên cứu. Tôi tạm dịch cụm từ này là <em>văn bản
đồng thuận có ý thức</em>. <em>Consent </em>là đồng thuận.
<em>Informed </em>có nhiều nghĩa hơn, nhưng tựu trung lại và trong
bối cảnh nghiên cứu khoa học, nó có nghĩa là người đồng
thuận tham gia nghiên cứu phải ở trong tình trạng tĩnh táo,
được cung cấp đầy đủ thông tin về mục tiêu, qui trình, và
khả năng gây tác hại của việc tham gia vào nghiên cứu mà
không chịu bất cứ một áp lực nào từ nhà nghiên cứu.
Written là cụm từ mới thêm vào để nhắc nhở và yêu cầu
nhà nghiên cứu rằng người tham gia vào nghiên cứu phải kí
tên vào văn bản ưng thuận (trước đây có thời gian các nhà
nghiên cứu chỉ lấy sự đồng thuận của bệnh nhân bằng
miệng). Văn bản đó phải được soạn bằng một văn phong sao
cho người thường (ngoài khoa học) có thể hiểu được, và
kèm theo nhiều câu văn bắt buộc. Một trong những câu văn bắt
buộc là người tham gia nghiên cứu có thể rút ra khỏi công
trình nghiên cứu bất cứ lúc nào mà nhà nghiên cứu không có
quyền hỏi lí do. Một công trình nghiên cứu y khoa đòi hỏi
nhà nghiên cứu phải đệ trình văn bản <em>written informed
consent</em> cho hội đồng y đức xem xét trước khi được phê
chuẩn để tiến hành nghiên cứu. Không làm theo qui trình đó
có thể xem là vi phạm y đức.

Trong bối cảnh lấy mẫu máu cho nghiên cứu thì việc đồng
thuận có ý thức rất nhạy cảm vì đối tượng là trẻ em.
(Đối tượng là phụ nữ mang thai còn nhạy cảm hơn). Theo
đúng qui chuẩn về y đức, các em học sinh phải được các
nhà nghiên cứu giải thích nghiên cứu có mục tiêu là gì, giúp
ích gì cho cộng đồng, cách làm ra sao, cách mấy máu như thế
nào, lấy ở đâu, lấy bao nhiêu ml, khả năng nhiễm trùng (dù
thấp hay rất thấp) phải được truyền đạt cho các em hay
phụ huynh. Nếu các em còn nhỏ tuổi thì phải có sự ưng
thuận của cha mẹ hay người giám hộ, và sự ưng thuận phải
dưới hình thức kí tên. Chiếu theo những qui định trên và qua
phản ảnh của báo chí thì rất có thể công trình nghiên cứu
về thalassemia ở Nghệ An đã không tuân thủ theo qui trình y
đức. Trong thực tế thì việc lấy máu chắc chẳng gây tác
hại gì đến các em học sinh. Nhưng điều đó không thể biện
minh cho việc vi phạm qui chế về y đức trong nghiên cứu khoa
học.

Một công trình nghiên cứu mà đối tượng tham gia chưa đồng
thuận thì kết quả sẽ không bao giờ được công bố trên các
tập san khoa học. Ngày nay, theo qui định quốc tế, bất cứ
nghiên cứu nào mà không có informed consent hay written informed
consent thì sẽ không được cho công bố trên bất cứ tập san
khoa học nào. Vấn đề này đặc biệt quan trọng ở các nước
như Việt Nam và China Cách đây không lâu, người viết bài này
phụ trách xử lí một bài báo khoa học từ China, và bài báo
đã được chấp nhận cho công bố trực tuyến (trước khi in
trên giấy). Chỉ sau 2 ngày công bố trực tuyến, một người
từ China viết thư cho tôi nói rằng công trình nghiên cứu đó
chưa bao giờ có sự ưng thuận của bệnh nhân và cũng chẳng
có ủy ban y đức hay ủy ban khoa học nào thông qua như tác giả
viết. Khi được yêu cầu, tác giả không chứng minh được
nghiên cứu đã được hội đồng khoa học hay y đức địa
phương phê chuẩn, cũng chẳng chứng minh được <em>written
informed consent</em> đã được lấy từ các bệnh nhân, nên bài
báo phải bị rút xuống.

Vấn đề y đức trong nghiên cứu khoa học còn phức tạp hơn
khi sự việc được xử qua lăng kính pháp lí. Có nhiều nghiên
cứu mang tính xâm phạm, và nếu biến cố bất lợi xảy ra cho
bệnh nhân thì vấn đề sẽ rất ư phức tạp, vì bệnh nhân
có thể yêu cầu sự can thiệp từ giới luật sư. Nhưng may
mắn thay, những trường hợp như thế này rất ít khi xảy ra.
Do đó, có sự ưng thuận của bệnh nhân cũng là một cách bảo
vệ các nhà nghiên cứu trước pháp luật.

Trường hợp ở Nghệ An có lẽ không phải là trường hợp vi
phạm y đức lần đầu ở Việt Nam. Trong quá khứ có biết bao
nghiên cứu trên bệnh nhân mà bệnh nhân không hề biết mình
là đối tượng. Trong một thời gian dài Việt Nam không có
những qui định về y đức trong nghiên cứu khoa học, và tất
cả các bệnh viện và đại học không có ủy ban về y đức.
Tôi nhớ có lần nói về đề tài này và nhấn mạnh rằng
nghiên cứu trên chuột cũng cần thông qua ủy ban y đức, các
đồng nghiệp cười xòa! Mấy năm gần đây thì vấn đề y
đức trong nghiên cứu đã được quan tâm. Nhiều nơi đã có
hội đồng y đức, dù thành phần của hội đồng này chưa
đúng nghĩa với "hội đồng y đức". Rất có thể ở Nghệ
An chưa có ủy ban y đức, nên sự việc đáng tiếc đã xảy ra.
Cũng có thể các nhà nghiên cứu nghĩ rằng chuyện lấy mẫu
máu là chuyện nhỏ, nên chẳng quan tâm đến các chuẩn mực
về y đức trong nghiên cứu khoa học. Dù sao đi nữa thì sự
việc xảy ra cũng là một bài học quí báu để rút kinh nghiệm
và giúp cho các nghiên cứu sau đạt chuẩn mực y đức hơn.

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://danluan.org/tin-tuc/20130111/nguyen-van-tuan-an-de-y-duc-trong-nghien-cuu-khoa-hoc-o-nghe-an),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét