Minh Văn - Tư Duy Nô Lệ

<div class="boxleft200"><img
src="https://danluan.org/files/u23/danluan_b065.jpg" /></div>

Thế sự trong thiên hạ, có những quốc gia giàu có văn minh,
nhưng cũng có những quốc gia đói nghèo và lạc hậu. Nhìn
suốt chiều dài lịch sử, thì có nhiều yếu tố để làm nên
sự phát triển. Vùng đất nào có điều kiện tự nhiên thuận
lợi, tài nguyên dồi dào thì có thể sớm trở nên hùng mạnh.
Đó là yếu tố sơ khai cần và đủ cho một vùng đất, một
dân tộc vươn lên từ nội lực của mình. Nhưng lịch sử cũng
đã chứng minh, sự phát triển của một dân tộc không phụ
thuộc vào những yếu tố đó, điều quan trọng là cách thức
tư duy của họ.

Nhiều quốc gia có điều kiện tự nhiên ưu đãi, tài nguyên
dồi dào (Việt Nam, Miến Điện là những điển hình) nhưng
lại đói nghèo và lạc hậu. Ngược lại, tuy không có nhiều
tài nguyên và môi trường tự nhiên thuận lợi, nhưng có những
quốc gia lại phát triển rực rỡ (Nhật Bản, Hàn Quốc chẳng
hạn).

Lịch sử nhân loại, những quốc gia phát triển sớm sẽ trở
nên hùng mạnh, để rồi thống trị các nước khác. Các quốc
gia nghèo và lạc hậu vì thế mà trở thành nô lệ trong suốt
hàng ngàn năm. Người ta nói rằng, có tư duy của kẻ thống
trị và tư duy của kẻ bị trị. Tư duy của kẻ bị trị chính
là tư duy nô lệ.

Tư duy làm nên vị thế và tầm vóc của một quốc gia, quyết
định sự văn minh hay lạc hậu.

Theo quan điểm triết học, tư duy là chỉ những hoạt động
của tinh thần. Những hoạt động đó giúp người ta sửa đổi
và cải tạo thế giới thông qua hoạt động vật chất. Từ
đó mà giúp cho con người có được nhận thức đúng đắn về
sự vật và có cách ứng xử tích cực với nó. Tư duy không có
ở các loài thực vật, không có ở mỏm núi hay dòng sông. Loài
người chúng ta tự hào là có được tư duy khoa học và phát
triển nhất trong số các loài động vật.

Loài người đã chứng kiến sự tồn tại của chế độ Chiếm
hữu Nô Lệ, đây là hình thái xã hội thứ hai sau Cộng sản
nguyên thuỷ. Theo đó thì chế độ tồn tại dựa trên hai giai
cấp chính là Nô lệ và Chủ nô. Người nô lệ thuộc sở hữu
và điều khiển của giai cấp chủ nô, họ gần như không có
quyền hạn gì, ngoài những nhu cầu tối thiểu như ăn mặc và
chỗ ở. Suốt hàng ngàn năm như vậy mà sản sinh ra kiểu tư
duy nô lệ. Đó là một kiểu tư duy phụ thuộc, sợ hãi và
không tự tin vào bản thân mình, thứ tư duy được điều
khiển từ kẻ khác. Lối tư duy nô lệ ăn sâu vào nhiều thế
hệ, bất hạnh thay cho dân tộc nào có kiểu tư duy đó.

Tư duy nô lệ khiến con người không được tự chủ mà trở
nên phụ thuộc, khiến cho dân tộc không thể tự cường. Như
vậy là con người đã bị nô lệ về tư tưởng. Từ nô lệ
tư tưởng sẽ dẫn đến nô lệ thân thể.

Đáng buồn thay, dân tộc Việt Nam đang có kiểu tư duy nô lệ
đó. Người dân Việt Nam nô lệ đảng Cộng Sản, đảng Cộng
sản nô lệ chủ nghĩa Mác – Lênin. Cái thứ chủ nghĩa ngoại
lai và phi nhân đó đã bị đảng Cộng Sản nhồi sọ và ép
buộc người dân hơn nửa thế kỷ nay. Vì vậy mà không còn là
nguy cơ nữa, người dân Việt Nam đã thực sự đã trở thành
những kẻ nô lệ ngay trên chính mảnh đất của tổ tiên mình.
Họ không được nói và làm theo những gì mình suy nghĩ, mà
phải theo chủ nghĩa Cộng Sản. Vì thế mà Việt Nam đã trở
thành một dân tộc không có chính kiến, mọi hành động và suy
nghĩ của họ đều bị cái chủ nghĩa kia điều khiển và chi
phối.

Sự sợ hãi đã ăn mòn tư duy người dân bao thế hệ, phần
thưởng cho những ai dám bảo vệ tự do tư tưởng là nhà tù
và trường bắn. Lâu dần con người mất đi tính tự tôn và
độc lập của mình. Đã có đảng Cộng Sản nghĩ và làm thay
mọi điều. Đảng đề ra chính sách và đường lối, đảng
chỉ đạo thực hiện, nhất nhất người dân phải làm theo. Con
người Việt Nam trở thành một công cụ biết nói (nô lệ), suy
nghĩ và hành động của họ đều do đảng chi phối. Trong tư
duy của họ, Bác Hồ luôn vĩ đại, đảng Cộng Sản thì quang
vinh. Họ ca ngợi Đảng – Bác như một thứ công thức bản
năng. Đảng Cộng Sản nhồi sọ cho người dân rằng: Chủ
nghĩa Cộng Sản là học thuyết duy nhất đúng và tiến bộ.
Họ bắt toàn dân phải đi theo con đường mà Đảng và Bác Hồ
đã lựa chọn (chủ nghĩa Cộng Sản).

Lâu rồi đến nỗi, người dân cho rằng những suy nghĩ chính
đáng của mình là một tội lỗi, chỉ có Đảng Cộng sản là
chân lý sáng soi. Và rồi không cần Đảng phải nói, họ tự
nguyện mang dây xích để cho Đảng trói mình lại và dắt đi.
Vậy là đã trở thành bản năng, bản năng đó do tư duy nô lệ
quyết định.

Một lần tôi tình cờ đứng cạnh cái nơi cột dây xích chó
(Nhà tôi có nuôi chó). Tự nhiên thấy chú chó nhà mình ngoan
ngoãn từ đâu chạy lại cọ cọ vào người tôi, chân thì cào
cào vào cái dây xích. Sau một lúc bối rối, tôi chợt ngớ
người mà nhận ra rằng: Chú chó muốn tôi cột nó vào dây
xích. Vì lâu nay nó chịu xích đã quen. Đây là một hành động
bản năng của loài vật, những thói quen được lặp đi lặp
lại nhiều lần đã được chấp nhận.

Tôi vuốt đầu chú chó cưng để khen ngợi nó, nhưng lòng thì
quặn đau khi nghĩ về một thói quen tương tự. Đó là thói quen
của người dân Việt Nam để cho đảng Cộng Sản xiềng xích
và trói buộc. Thói quen đó do tư duy nô lệ quyết định. Thật
đau lòng lắm thay!

Mấy chục năm cầm quyền, đảng Cộng Sản đã nô lệ hoá
thành công dân tộc Việt Nam. Người dân vì thế mà cũng trở
thành những nô lệ của thời đại mới. Mọi suy nghĩ và hành
động của họ đều do Đảng Cộng Sản chi phối. Bản tính
độc lập, tư suy sáng tạo của người Việt đã không còn. Tư
duy mà người Việt mang trong mình hôm nay là thứ tư duy nô lệ.
Người Việt Nam chúng ta đang nô lệ một thứ tư tưởng ngoại
lai: Đó là chủ nghĩa Cộng Sản.


16/01/2013

<strong>Minh Văn</strong>


***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://danluan.org/tin-tuc/20130116/minh-van-tu-duy-no-le), một số
đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời độc
giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận
có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng
dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét