Lý Toét - Có cần thiết xóa Điều 4 Hiến pháp?

<blockquote><strong>Dân Luận:</strong> Khi Đảng còn nắm quân đội
và công an trong tay, còn giữ tiềm lực kinh tế và đất đai
để ban phát ơn mưa móc, và người dân còn chưa biết thế nào
là tự do - dân chủ - bình đẳng - quyền con người, thì Đảng
CSVN còn lãnh đạo tuyệt đối cho dù có hay không có điều 4
Hiến Pháp.</blockquote>

<center><img
src="https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEh7rBHtQqe5Tr714uXomzxjJIelMBC3TNoFSvxhF-DyEhub4pX84REQ_oNGEP6TT2RbxTHMY4Wm2VFd8ooYOKVFPKd2oc1KqjOetdQyzybW3vzJijeAig1N9Fx4MBQk_rOk6Op_tTEdbcI/s1600/Cong-an-vi-dang.jpg"
/></center>

Điều 4 Hiến pháp CN XHCN Việt Nam ghi:

<blockquote>Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai
cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của
giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc,
theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực
lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến
pháp và pháp luật.</blockquote>

Nội dung của Điều 4 HP là: Đảng CSVN lãnh đạo Toàn diện và
Tuyệt đối, sau đây gọi tắt là Điều 4, mà không hàm ý
điều số 4.

Câu hỏi đặt ra là có nhất thiết phải xóa bỏ Điều 4
không.

Câu trả lời là: Không cần.

Bằng chứng là Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959 không chứa
Điều 4 mà Đảng ta vẫn lãnh đạo toàn diện. Mặc dù không
có điều 4, Đảng ta vẫn lãnh đạo thành công Cải cách ruộng
đất; Cải tạo XHCN ở miền Bắc và sau 1975 kéo kinh tế miền
Nam xuống bằng với kinh tế miền Bắc. Sau ngày Thống nhất
đất nước, toàn dân đã bị khuất phục nên không cần ghi
điều 4 vào Hiến pháp cho dài dòng.

Từ năm 1956 xóa bỏ Bộ Tư pháp trong Chính phủ, đóng cửa
trường Luật và các khoa luật trong các trường. Khí đó, có
hay không có điều 4 cũng không có ý nghĩa. Đảng ta cai trị
dân bằng Sắc lệnh và đặc biệt bằng Lệnh Miệng.

Thời đó, ngoài Đảng CSVN giữ vai trò lãnh đạo toàn diện
còn có 3 đảng chính trị khác là: Đảng Dân chủ, đảng Xã
hội và đảng Nhân dân Cách mạng.

Đảng Dân chủ do ông Nghiêm Xuân Yêm làm Tổng thư ký (tiền
nhiệm là ông Dương Đức Hiền). Ông Trần Đăng Khoa là đảng
viên Đảng CSVN, tuy giữ chức vụ Phó tổng thư ký nhưng có
quyền hạn như là Chính ủy trong lòng đảng Dân chủ.

Đảng Xã hội do ông Nguyễn Xiển làm Tổng thư ký. Ông Hoàng
Minh Giám có vai trò trong đảng Xã hội giống như ông Trần
Đăng Khoa bên đảng Dân chủ.

Cả hai đảng Dân chủ và Xã hội có đặc điểm chung:

- Không kết nạp đảng viên mới

- Những đảng viên hiện tại không được ra khỏi đảng

- Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Trung ương đảng CSVN.

Đảng Nhân dân Cách mạng là thực chất là đảng bộ miền Nam
của Đảng CSVN (khi đó có tên là Lao động), là lãnh đạo
chính trị của Mặt trận Giải phóng miền Nam. Lãnh tụ của
đảng này là Chủ tịch Võ Chí Công.

(Xin độc giả lưu ý danh xưng của người đứng đầu của các
đảng: Bí thư thứ nhất, Tổng thư ký và Chủ tịch.)

Điều 4 được thêm vào Hiến pháp có tính chất thời sự lúc
đó: Hiệp định hợp tác toàn diện với Liên xô, xem Liên xô
là hòn đá tảng trong quan hệ quốc tế. Điều 4 thêm vào Hiến
pháp để đồng bộ với Điều 6 của Hiến pháp Liên xô.

Tuy nhiên, Điều 4 chỉ có tính hình thức, do Lực lượng vũ
trang, từ Quân đội (bao gồm cả Hải quân và Không quân),
Cảnh sát và An ninh đều do Đảng CSVN lãnh đạo toàn diện và
kiểm soát tuyệt đối.

Muốn thay đổi một điều trong Hiến pháp đòi hỏi phải nhiêu
khê về thủ tục Trung cầu dân ý. Và khi không còn điều 4
nữa sẽ gây hiểu lầm về vai trò Làm hình thức của các
Đại biểu ngoài đảng được cơ cấu vào Quốc hội.


***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://danluan.org/tin-tuc/20130124/ly-toet-co-can-thiet-xoa-dieu-4-hien-phap),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét