Chính quyền Trung Quốc sử dụng blog ngày càng nhiều, cho dù nó đang cố gắng kiểm soát blog

Trung Quốc đang hé lộ những hình thức kiểm soát Internet chặt
chẽ hơn nữa, luật hóa việc xóa các bài viết trên blog
được cho là chứa thông tin "vi phạm pháp luật" và bắt buộc
các nhà cung cấp dịch vụ phải báo cáo các bài viết vi phạm
với chính quyền.

"<em>Nhà cung cấp dịch vụ có nghĩa vụ phải dừng việc phát
tán các thông tin bất hợp pháp ngay khi thông tin này bị phát
hiện, và phải thực thi những biện pháp thích hợp, bao gồm
cả loại bỏ thông tin này trên mạng và ghi lại chi tiết vụ
vi phạm, trước khi báo cáo với cơ quan quản lý</em>", <a
href="http://www.csmonitor.com/World/Latest-News-Wires/2012/1228/China-clamps-down-on-Internet-restrictions">điều
luật này quy định</a>.

Tất nhiên, Trung Quốc từ lâu vẫn kiểm duyệt thông tin mạng,
thậm chí còn chặn cả những từ khóa và đoạn văn nhạy
cảm, nhưng với điều luật mới thì chính quyền có thể xóa
những trang mà họ thấy nội dung có vấn đề và yêu cầu
người sử dụng mạng phải truy cập <a
href="http://www.washingtonpost.com/business/china-passes-rules-aimed-at-tightening-controls-on-internet/2012/12/28/87998296-50c8-11e2-835b-02f92c0daa43_story.html">một
số trang mạng</a> bằng tên thực.

Quan chức Trung Quốc nói biện pháp này là cần thiết để ngăn
chặn sự phát tán của thông tin sai sự thực, nhưng bước đi
này được coi là cách để chính quyền loại bỏ những lời
phê phán trên mạng về tham nhũng. Nó cũng là chỉ dấu cho
thấy chính quyền, với người lãnh đạo mới là ông Tập Cận
Bình, không phải là một chính quyền với đầu óc đổi mới
như nhiều người vẫn hy vọng.

"Khi các công dân thực hiện quyền của mình, bao gồm quyền
sử dụng mạng Internet, thì họ phải tuân thủ pháp luật và
thể chế, và không được làm tổn hại tới quyền lợi hợp
pháp của nhà nước, xã hội... hoặc các công dân khác", ông Li
Fei, phó chủ tịch Ủy ban Lập pháp của Quốc hội Trung Quốc,
nói trong một buổi gặp gỡ báo chí.

Vụ kiểm duyệt các bình luận trên mạng này tới vào đúng
thời khắc thú vị của mạng Internet sở hữu bởi Trung Quốc.
Weibo, mạng Twitter của Trung Quốc, đang ngập những bình luận
của chatter về các quan chức chính phủ và sai phạm của họ.
Những bình phẩm trên Weibo thậm chí đã dẫn đến việc các
quan chức và nhân vật cao cấp bị sa thải.

Và trong khi chính quyền Trung Quốc đang siết chặt kiểm soát
đối với những gì người dân được đưa lên Weibo và các
trang mạng khác, thì chính họ lại sử dụng ngày càng nhiều
dịch vụ tiểu blog (microblogging) này.

Báo cáo Sina Government Weibo Report 2012 được đưa ra gần đây cho
thấy số tài khoản mạng của chính quyền trên Weibo đã tăng
lên con số 60 ngàn, trong đó các quan chức nhắn đủ thứ tin
tức, từ các thông tin an toàn công cộng hữu ích tới suy nghĩ
về các vấn đề giáo dục - theo báo cáo của Danwei, người
theo dõi hệ thống thông tin Trung Quốc.

Báo cáo dự đoán rằng số lượng các microblogging do quan chức
chính phủ thực hiện sẽ chỉ tăng lên và càng thường xuyên
hơn trong năm 2013. Trong trường hợp này, sẽ rất thú vị để
xem chính quyền nỗ lực ra sao trong việc tăng cường kiểm soát
các trao đổi trên mạng, trong khi chính họ lại lao sâu hơn vào
sử dụng nó.

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://danluan.org/tin-tuc/20130116/chinh-quyen-trung-quoc-kiem-soat-va-su-dung-blog),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét