Lý Toét - Muốn được khám chữa bệnh, điều kiện tiên quyết là có tiền hoặc có thẻ bảo hiểm y tế chưa hết hạn

<div class="special_quote"><strong>Tin liên quan:</strong>

<ul>
<li><a href="http://danluan.org/node/10428">Người Cùng Khổ - Khi Ánh
Tuyết "hót" bài ca ca ngợi ngành Y</a></li>
<li><a
href="http://vnexpress.net/gl/suc-khoe/2011/10/xon-xao-clip-em-be-bi-bac-si-doi-the-bao-hiem-y-te/">Xôn
xao clip em bé bị bác sĩ từ chối chữa bệnh vì nghèo</a></li>
</ul></div>
Sự kiện em bé bị đau ruột thừa nhưng không được chữa
trị tích cực với lý do là em không cầm theo người thẻ bảo
hiểm y tế trong hạn sử dụng. May mắn thay cuối cùng em cũng
đã được chuyển viện và em đã được cứu sống. Xin cảm
ơn các cán bộ y sĩ bệnh viện Đặng Thùy Trâm và bệnh viện
Đa khoa Quảng Ngãi đã kịp cứu bé vào giờ chót (xin miễn cho
mỹ từ "sự tận tình"). Qua sự kiện này có mấy vấn đề
cần nêu ra.

Bệnh viện Đặng Thùy Trâm không phải là bệnh viện tư do cô
Trâm làm chủ mà là bệnh viện công được xây dựng bằng
tiền ngân sách với tôn chỉ Chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Khoan bàn đến thứ xa xỉ là Y đức, hay tình người, một
nghiệp vụ y tế bình thường đã trở thành một "sự kiện"
chỉ do tấm thẻ Bảo hiểm y tế gây ra. Tấm thẻ làm bằng
giấy có kích thước A7 lại có thể quyết định đến sinh
mạng của một bệnh nhân. Là lời cảnh báo tới toàn thể
những người có bảo hiểm y tế là phải xem thẻ BHYT là vật
bất ly thân.

[video:http://www.youtube.com/watch?v=bqplMpsgQic&feature=player_embedded]

Bệnh viện Đặng Thùy Trâm đã hội chẩn và nhận định "Qua
khám lâm sàng, xét nghiệm, siêu âm, bác sĩ chẩn đoán bé bị
viêm ruột thừa vỡ mủ, viêm phúc mạc cần phẫu thuật gấp",
lời bác sĩ Nguyễn Văn Diệp, Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa
Đặng Thùy Trâm (sau đây gọi tắt là Bệnh viện).

Chẩn đoán rõ ràng như thế này thì chỉ định cần phải làm
tức khắc là: <strong>cho bệnh nhân nằm nghỉ, ít cử động và
cho thuốc giảm đau để hạn chế sự cử động có hại cho
bệnh nhân chờ phẫu thuật.</strong> Nhưng thực tế Bệnh viện
đã làm gì, cô y tá nằng nặc đòi hoặc là đóng tiền hoặc
đòi thẻ bảo hiểm y tế trong hạn sử dụng trong lúc bệnh
nhân đứng vịn cửa chịu đựng cơn đau.

Tất cả nguyên do chỉ là Bệnh viện sợ mắc phải sai lầm.
Họ sợ phải cứu chữa cho một bệnh nhân không có khả năng
chi trả hay một bệnh nhân có tiềm năng quỵt tiền chữa
bệnh. Trong những trường hợp như thế ai là người quyết
định điều trị sẽ thanh toán những chi phí phát sinh, hoặc
quan Giám đốc Bệnh viện ra lệnh "sai", ông là người gây
thất thoát ngân sách nhà nước và sẽ mất cơ hội thăng tiến
và qua đó là thu nhập vào những lần đề bạt cán bộ về
sau.

Cơ quan bảo hiểm y tế rất tích cực trong việc thu phí bảo
hiểm tế. Người sử dụng lao động nào từ chối đóng tiền
bảo hiểm y tế cho họ sẽ bị phạt nặng. Theo tinh thần của
chính sách bảo vệ trẻ em của Đảng và nhà nước, 100% học
sinh đi học và trẻ em ở lứa tuổi học trò phải có HBYT, có
thể do cha mẹ chi trả hoặc được nhà nước trợ cấp nếu
thuộc diện nghèo. Mỗi 6 tháng cơ quan BHYT lại cấp một thẻ
mới, gây lãng phí rất lớn cho người được cấp thẻ.

Nhân thân người có bảo hiểm y tế được cơ quan BHYT lưu.
Trong thời buổi phổ biến internet như hiện nay, không khó để
các cơ sở khám chữa bệnh có thể tra cứu dữ liệu của
bệnh nhân tới khám. Như trên đã nói trẻ em trong độ tuổi
đi học là đối tượng chắc chắn có BHYT.

Vậy tại sao lại bắt buộc mọi công dân phải luôn luôn mang
trong mình thẻ BHYT, và nếu lỡ đánh mất tấm thẻ này thì
chắc chắn sẽ không được chữa trị nếu không có tiền.


***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/10445), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét