Trần Hữu Tá - Một tin rất "sốc"

<div class="special_quote"><strong>Tin liên quan:</strong>

<ul>
<li><a
href="http://tuoitre.vn/Ban-doc-viet/353434/Nam-2010-giao-vien-song-duoc-bang-luong.html">Năm
2010, giáo viên sống được bằng lương?</a></li>
</ul></div>
TT - Đọc bài viết "<a
href="http://tuoitre.vn/Tuyensinh/Tuyen-sinh/457060/Dau-vao-tuyen-sinh-su-pham-%E2%80%9CTuot-doc%E2%80%9D-khong-phanh.html">Đầu
vào tuyển sinh sư phạm: "tuột dốc" không phanh</a>" trên
Tuổi Trẻ ngày 23-9, những ai quan tâm đến sự nghiệp giáo
dục nước nhà không khỏi bị choáng. Nếu những thông tin trong
bài báo này là chính xác thì việc tuyển sinh của ngành sư
phạm mới đây là một cú "rơi tự do" không có bảo hiểm.

Số lượng học sinh đăng ký thi vào sư phạm sụt giảm; kết
quả trúng tuyển nguyện vọng 1 rất thấp. Nhiều ngành ở
nhiều trường không đạt chỉ tiêu. Một số ngành không tuyển
được người học sẽ phải đóng cửa.

Không ít thí sinh tiếng là trúng tuyển nhưng lại là kết quả
của sự "bòn mót" đến kiệt cùng của ban tuyển sinh các
trường. Chẳng hạn thi vào khoa sử mà có thí sinh chỉ đạt 1
điểm, nửa điểm (0,5) thậm chí 1/4 điểm (0,25) môn sử. Việc
tuyển lựa có năm nào thảm hại như thế không?

Tôi không hiểu các thầy cô ở các khoa, các trường ĐH sư
phạm trong cả nước sẽ thần thông biến hóa như thế nào
để phù phép giúp những thí sinh yếu kém cực kỳ như thế sau
bốn năm lại có thể vững vàng đứng trên bục giảng ở các
trường THPT?!

Muốn trò giỏi phải có thầy giỏi, đó là nguyên lý thép. Tôi
không hiểu mai này các học sinh của chúng ta sẽ học hành như
thế nào với các thầy cô giáo trẻ nhiệt tình có thể có
thừa nhưng tiềm lực khoa học quá mỏng như những thí sinh
trúng tuyển năm nay.

Ở thập niên thứ hai của thế kỷ 21 này, khi chất lượng
giáo viên của các nước láng giềng cũng như của rất nhiều
nước khác trên thế giới không ngừng được nâng cao thì
chúng ta lại sắp đào tạo một thế hệ giáo viên mới với
chất lượng đầu vào như thế đấy.

Nhưng thế hệ sinh viên sư phạm trẻ này không có lỗi. Trách
nhiệm thuộc về chúng ta, đặc biệt đối với những người
đang làm công tác quản lý, vì vậy ngay bây giờ chúng ta buộc
phải sửa sai.

Dư luận xã hội nói chung, nguyện vọng của hơn 1 triệu giáo
viên nói riêng đã và đang đòi hỏi sớm có một chiến lược
cải cách giáo dục tổng thể, nhằm đạt yêu cầu "đổi
mới căn bản và toàn diện nền giáo dục VN" như nghị quyết
Đại hội Đảng XI đã xác quyết.

Chiến lược cải cách ngành sư phạm, đào tạo và sử dụng
giáo viên phải có một vị trí quan trọng trong chiến lược
tổng thể đó. Hàng loạt vấn đề cần được cân nhắc và
xử lý: làm thế nào để động viên những học sinh THPT ưu tú
(chế độ miễn học phí hiện nay chưa đủ mạnh) vào ngành sư
phạm? Sắp xếp tinh giản hệ thống trường ĐH sư phạm, khắc
phục tình trạng đào tạo tràn lan (tỉnh nào cũng có trường
hoặc khoa sư phạm), manh mún (mỗi tỉnh vài ba trăm hoặc ít
hơn), phô trương hình thức (gần như đồng loạt "lên
đời", mang danh xưng ĐH sư phạm dù thực chất còn rất
lỏng). Công khai và luật hóa chế độ đãi ngộ vật chất và
tinh thần đối với giáo viên (giáo viên và cán bộ y tế nên
có ưu đãi về lương bổng, về thưởng tết - coi như tháng
lương thứ 13; luân phiên được đi tập huấn, bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ dài hạn cả năm chứ không phải dăm ba
ngày; luân phiên giảng dạy ở vùng sâu vùng xa có hạn kỳ, sau
đó nhất thiết phải được chuyển về đồng bằng, thành
thị).

Tóm lại, cần có một cương lĩnh về cải cách sư phạm thật
công bằng, minh bạch và thực thi nghiêm túc, chứ không để
cương lĩnh đó ở mãi tình trạng "bánh vẽ".

Hơn nửa thế kỷ gắn bó với bảng đen và bục giảng, tôi
cả tin là đã hiểu người thầy giáo VN và hệ thống sinh viên
ĐH sư phạm. Hầu hết họ rất tự trọng. Họ tự nguyện
sống chết với nghề nhưng cũng rất dễ mang mặc cảm tủi
hổ khi bị đối xử chưa đàng hoàng, khi được vinh danh là
kỹ sư tâm hồn nhưng trên thực tế bị coi nhẹ và thường
xuyên bị nợ áo cơm ghì sát đất.

"Sau cơn mưa trời lại sáng"? Tình hình tuyển sinh sư phạm
vừa rồi là một trận mưa lớn. Đừng để tình trạng này
tiếp tục lặp lại. Các cấp có trách nhiệm cần suy nghĩ, xử
lý để sớm cải thiện triệt để tình hình này.

TRẦN HỮU TÁ

______________________________

<h2>Bình luận của độc giả Tuổi Trẻ</h2>


<strong>Chất lượng giáo dục sẽ đi về đâu?</strong>

Đầu vào tuyển thấp mà học sinh cũng chẳng muốn vào ngành
sư phạm. Một nghề được cho là nghề cao quý trong những
ngành cao quý. Thật là mâu thuẫn.

Tuy nhiên đặt trong thời cuộc hiện nay thì học sinh không
muốn vào sư phạm là hợp lí bởi lương giáo viên thì ba cọc
ba đồng trong khi đó công việc không phải là nhàn rỗi mà
trái lại vô cùng vất vả và bó buộc về thời gian.

Tôi cũng là một giáo viên rất yêu nghề nhưng nhiều lúc cũng
không khỏi chạnh lòng. Thời kì cách đây khoảng 10 năm sao thi
sư phạm khó thế mà nay thì quá dễ dàng. Nhiều người giỏi
thật sự thì khi ra trường cũng phải chạy đôn chạy đáo vài
năm mới có thể xin được việc làm, những người chạy
trường thì thật dễ dàng có công ăn việc làm..

Cứ như vậy chất lượng giáo dục sẽ đi đến đâu. Là
người trong ngành mà nhiều lúc tôi cũng cảm thấy thật tủi
và có phần xấu hổ khi có những người giáo viên không đúng
nghĩa là giáo viên.

<div class="rightalign">PHẠM THỊ HƯƠNG</div>

<strong>Cuộc đời nhà giáo thật là ghê, học trò mười đứa
chín đứa chê </strong>

Tôi đã dạy học được trên 10 năm nhưng lương chỉ hơn 3
triệu đồng. Trong khoảng thời gian đó, nhiều người bạn tôi
đã tâm sự nên chuyển nghề nhưng vì đã trót với nghiệp làm
nghề"cao quý " nên đành theo. Hiện nay, nghề giáo rất nhiều
người bỏ nghề. Đó là một sự lựa chon tất yếu, bởi lẽ
cuộc sống không thể sống mãi bằng trái tim nhiệt huyết mà
phải bằng vật chất để nuôi sống nó.

Lương của GV quá thấp lại không bao giờ có thưởng. Có chăng
chỉ là những đố kị nhau, ganh đua nhau. Hiện nay người ta coi
trọng những kẻ có tiền còn nghề giáo thì bị phụ huynh và
học sinh xem thường. Ngành thì đầu vào càng ngày càng thấp
chất lượng thua xa các ngành khác.

Mang tiếng là trí thức nhưng thu nhập chỉ bằng người lao
động chân tay chưa qua đào tạo. Đó là thảm cảnh "Cuộc
đời nhà giáo thật là ghê, học trò mười đứa chín đứa
chê".

<div class="rightalign">NGUYỄN ĐIỀN THỨ</div>

<strong>Phản hồi lại ý kiến của bạn Thu Hồng </strong>

Cho mình xin phản hồi lại ý kiến của bạn Thu Hồng "Học
ngành sư phạm khó xin việc!".

Bạn cho rằng dạy kèm 1 tháng 200-300 triệu từ dạy thêm? Xin
hỏi bạn có bao nhiêu giáo viên và bao nhiêu môn học có thể
dạy thêm để kiếm được số tiền mà bạn nói?!

Tôi cũng là 1 cựu sinh viên của trường Đại học Sư Phạm
TPHCM. khi tôi thi đậu vào trường này, có bao nhiêu ánh mắt
nhìn tôi thán phục vì số điểm đầu vào rất cao.

Hoàn tất 4 năm đại học, tôi ra trường với tấm bằng loại
khá, nhưng khi về nhận nhiệm sở, tôi vẫn phải đi dạy ở 1
trường quá xa nhà, không thuộc thị xã.

Cuối cùng tôi đành từ giã giấc mơ của mình vì với đồng
lương giáo viên quá ít ỏi, tôi không thể trang trải cuộc
sống gia đình.

Còn ông xã tôi cũng là 1 giáo viên dạy nghề, tốt nghiệp
Đại học Sư phạm Kỹ thuật, dạy ở 1 trường nghề, là
trưởng 1 bộ môn, nhưng lương vẫn không thể trang trải đủ
cho cuộc sống gia đình, phải cố gắng dạy thêm.

Thử hỏi khi mà đội ngũ giáo viên của chúng ta cứ mãi chạy
theo đồng tiền, cố gắng kiếm tiền để trang trải cuộc
sống của mình thì thời gian đâu để chúng ta có thể dành
tâm huyết cho nghề, để nghiên cứu khoa học, để nâng cao
trình độ, để quan tâm nhiều hơn đến các em học sinh?

<div class="rightalign">NGUYỄN CHÂU</div>

<strong>Tuyệt thật </strong>

Lương giáo viên còn thua một đứa bán tạp hóa thuê thì ai
thèm học sư phạm làm gì. Chỉ có đứa ngu mới học làm thầy
giáo, đã lương rẻ mạt lại còn bị xã hội soi mói đạo
đức thế này thế khác, lãnh đạo cấp trên thấy hể có bão
lũ, thiên tai ở đâu đó thì đè đầu trừ "một ngày lương
theo tinh thần tự nguyện" để khỏi đi vận động trong dân,
vì có đi vận động cũng không ai đóng góp vì họ không tin
tiền đó đi đúng chỗ nó cần đến.

Còn nhiều cái trừ lương theo "tinh thần tự nguyện "khác như
ngày vì người nghèo, lao động công ích, quỹ nọ quỹ kia đủ
thứ... Tha hồ bị bóc lột mà đố ai dám nói vì không bị
đánh giá quan điểm không tốt thì cũng đạo đức nhà giáo
không có thì giáo dục lũ trẻ thế nào. Trách gì không có sinh
viên chỉ hơn năm nữa coi chừng có bãi khóa cũng nên.

<div class="rightalign">HÀ THUI</div>

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/10102), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét