Chúng ta thiếu sự liên đới phải có của một dân tộc

<div class="special_quote"><strong>Tin liên quan:</strong>

<ul>
<li><a href="http://danluan.org/node/7948">Phấn đấu kí số 39 -
Hương hoa lài làm tôi nhức óc</a></li>
<li><a href="http://danluan.org/node/7553">Nguyễn Gia Kiểng - Giành
quyền tự do kết hợp</a></li>
</ul></div>
Đèn nhà ai nấy sáng, ăn cây nào rào cây ấy. Chúng ta thiếu
một cách bi đát ý thức về công lý và cộng đồng. Nhưng
nếu không có liên đới thì chúng ta không thể nào thực hiện
được mục tiêu nào cả, kể cả đấu tranh cho dân chủ, vì
dân chủ là một vấn đề quốc gia. Nhưng tại sao? Câu trả
lời giản dị một cách đau đớn: <span class="underlined-text">đó
là vì chúng ta thiếu sự liên đới phải có của một dân
tộc</span>.

Chính sách cấm đoán và đàn áp mọi kết hợp của chính
quyền dĩ nhiên là lý do trực tiếp. Nhưng nó đã quá quen
thuộc và đã được phân tích khá đầy đủ rồi nên không
cần phải nói rõ hơn nữa. Chỉ cần nhắc lại bản chất của
chế độ này: như mọi <a href="http://danluan.org/node/108">chế
độ toàn trị</a>, nó đặt nền tảng trên một mâu thuẫn
lớn. Về mặt chính thức, nó đề cao chủ nghĩa tập thể,
phủ nhận vai trò của cá nhân, tập trung mọi quyền lực vào
tay một nhà nước tự xưng là đại diện của tập thể, nhưng
về mặt thực tế nó lại cổ vũ cho một thứ chủ nghĩa -
chủ nghĩa cá nhân ở dạng thấp nhất, chủ nghĩa luồn lách,
nghĩa là lối sống trong đó mỗi người tìm cách giải quyết
những vấn đề cá nhân bằng những giải pháp cá nhân. Nó
cấm đoán mọi kết hợp của người dân để biến quần chúng
thành một đám đông cô đơn và do đó bất lực. Một cách
bệnh hoạn, nó coi là công dân tốt những người chỉ biết có
cá nhân mình và coi mọi kết hợp của người dân như là
những mối nguy phải đập tan từ trong trứng nước.

Các cuộc biểu tình tại các quốc gia dân chủ đều do các tổ
chức thiện nguyện và các chính đảng mạnh phối hợp kêu
gọi và tổ chức, dù đó mới chỉ là những vận động quần
chúng ở mức độ đơn giản và dễ dàng nhất.

Hiện nay chúng ta đang có một chính quyền toàn trị bóp nghẹt
xã hội dân sự và cấm đoán tất cả. Tất cả qui vào chính
trị cho nên mọi đấu tranh, kể cả những đấu tranh đáng lẽ
chỉ thuần túy văn hóa và xã hội, đều trở thành đấu tranh
chính trị bởi vì tất cả đều phải bắt đầu bằng đấu
tranh để được quyền đấu tranh một cách hợp pháp, nghĩa là
được quyền kết hợp thành tổ chức, được quyền phát
biểu, phổ biến công khai những đòi hòi và tranh thủ sự ủng
hộ cho lập trường của mình, được quyền bầu vào quốc
hội những đại biểu ủng hộ nguyện vọng của mình. Những
quyền này định nghĩa một thể chế dân chủ. Khi chưa có dân
chủ thì không một đòi hỏi nào có thể được giải quyết
một cách đúng đắn cả, tất cả những gì người dân có
thể làm là cầu cứu, van xin và trông đợi ơn huệ từ nhà
cầm quyền.

Thế nhưng tại sao sau hơn ba thập niên đối lập dân chủ vẫn
chưa có được một tổ chức có tầm vóc, ngay cả tại hải
ngoại nơi chính quyền cộng sản không thể đàn áp và không
những thế các hoạt động dân chủ còn được khuyến khích?
Đó là câu hỏi phải chất vấn một cách nghiêm túc với mọi
người dân chủ Việt Nam.

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/7958), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét