Mr. Đỗ - Wikileaks vs quyền tự do ngôn luận

<div class="boxright300"><img
src="http://danluan.org/files/u1/00000000000000000000.jpg" width="400"
height="263" alt="00000000000000000000.jpg" /><div class="textholder">Ảnh:
AFP</div></div>

<strong>Tóm lại là muốn bắt Julian Assange thì công an Mỹ phải
đẩy anh chàng vào tư thế mát mẻ (với một đứa
trẻ).</strong>

Dường như khả năng này đã được người ta - tức giới cầm
quyền ở nơi này nơi kia - tính tới. Thế mới có chuyện Thụy
Điển truy nã Á Sang (gọi Á Sang cho dễ, đừng nhầm với anh
Tư) về tội dâm ô.

Thụy Điển là một thiên đường của tự do ngôn luận, tự do
báo chí. Cứ xem mấy vụ việc liên quan tới tờ <a
href="http://articles.latimes.com/2009/aug/24/world/fg-israel-sweden24">Aftonbladet</a>,
hay là vụ biếm họa Muhammad thì rõ. Vì lẽ đó mà Á Sang đã
chọn Thụy Điển để đặt máy chủ cho Wikileaks. Thế thì
chẳng thể vì chuyện "leak" mà giới cầm quyền Thụy Điển
chà đạp lên luật pháp - và cao hơn là các giá trị văn hóa
tới mức cốt lõi - của họ được.

Cách hay nhất là tìm xem anh này từng "Mạch Lâm" với ai chưa
để mà truy tố. Nhưng Mạch Lâm nó cũng phải kheo khéo tí.

Bây giờ nói tới chuyện ông Mỹ. Ông này bị Á Sang chơi nặng
nhất. Chuyện này thì cũng dễ hiểu thôi, vì ông Mỹ luôn
"hot", cỡ như Hương Giang vậy. Sau khi Á Sang tung ra một loạt
thông tin "nhạy cảm" khiến người Mỹ bẽ bàng, thì bây giờ
quan chức Mỹ đang tìm cách truy cứu trách nhiệm hình sự với
gã người Úc này. Tất nhiên muốn đưa anh ta ra tòa không đơn
giản là chuyện đẩy anh ta vào khách sạn Mạch Lâm. Bắt
người phải đúng luật, truy người phải đúng tội.

Mỹ có rất nhiều tài liệu mật, và tối mật. Họ có rất
nhiều đạo luật để bảo vệ những tài liệu ấy. Nhưng họ
cũng có một hiến pháp, với Tu chính 1 nêu rõ quyền bất khả
xâm phạm của diễn đạt.

Một người không thể bị bắt về tội đã "nói gì, viết
gì". Hồi trước, <a
href="http://nymag.com/nymetro/news/media/features/9226/">Judy Miller</a>,
trong vụ Valerie Plame, bị bắt giam sau khi tiết lộ danh phận
một điệp viên và nhiều chuyện thâm cung bí sử lên mặt báo.
Nhưng ở đây, công an bắt Miller không phải vì những gì cô ta
viết trên báo, mà vì cô ta kháng lệnh làm chứng trước tòa,
tức một tội danh nằm ở nhóm "cản trở công lý" hay đại
khái thế.

Vụ Wikileaks cũng thế. Công an Mỹ không thể bắt Á Sang về
tội "làm lộ bí mật quốc gia", chưa nói đến tội "tuyên
truyền chống nhà nước cộng hòa" hay là "tuyên truyền chống
phá sự thống nhất của liên bang", hic! Hiến pháp Mỹ cấm các
cơ quan công quyền bắt bớ tội đó (mà làm gì có những tội
đó). Muốn bắt thì phải đẩy Á Sang vào "tư thế Mạch Lâm"
mà phải với một đối tác vị thành niên mới được.

Á Sang cũng không thể bị bắt về tội tiết lộ bí mật quốc
gia, nếu chiếu theo các đạo luật về gián điệp hay tương
tự, bởi đơn giản một điều ông này không phải là kẻ đã
tuồn tin từ cơ quan công quyền ra ngoài. Ông chỉ là người
công bố các thông tin đó. Người công bố không bao giờ bị
bắt. Quan chức tiết lộ thông tin mới có thể bị truy tố.

Ở đây, cũng có một điểm có thể gây tranh cãi, đó là: Á
Sang có thể bị coi là người tiết lộ thông tin được không
(vì ông đã "bắn" tin cho một số tờ báo lớn trước khi công
bố lên Wikileaks)? Nhưng có lẽ nhà chức trách Mỹ khó mà truy
tố (chuyển tội) ông theo kiểu này, bởi làm thế có thể tạo
ra một tiền lệ nguy hiểm cho Tu chính 1, chưa kể là bị báo
chí và dân ủng hộ tự do ngôn luận chỉ trích. Trừ trường
hợp Á Sang dùng "tà pháp" để xâm nhập kho cơ mật, hối lộ
hoặc xyz gì đó chẳng hạn.

Đó là Mỹ.

Ở Anh, <a
href="http://www.statutelaw.gov.uk/content.aspx?activeTextDocId=1351839">Đạo
luật Bí mật Chính thức</a> ngặt hơn người Mỹ. Theo đó một
người đã hoặc đang là viên chức chính quyền (đặc biệt là
ngành tình báo) sẽ bị truy tố nếu "ho he". Nhưng đó là luật,
còn việc vận nó vào thực tế thì giới chức Anh cũng rất
cẩn trọng. Nói chung là họ có xu hướng tránh chuyện phải
đem luật này ra để xử ai đó, vì đem nó ra sẽ gây nhiều
tranh cãi về quyền tự do ngôn luận. Một câu hỏi cũng
thường được đặt ra là: nếu (cựu) quan chức đó tiết lộ
một thông tin cơ mật mà hành động tiết lộ này có lợi cho
công chúng thì sao (chẳng hạn phanh phui một âm mưu đen tối
của giới cầm quyền)? Nói chung ở mấy nước dân chủ
thường có những thứ đau đầu như thế, chứ không đơn giản
<em>Mạch Lâm một phát là xong/Chỉ dăm ba phút đi tong một
chàng</em>.

Bây giờ trở lại nước Mỹ, hồi năm 2000, nghe đâu một số
ông nghị liên bang cũng đệ trình <a
href="http://www.csmonitor.com/World/Europe/2010/1026/Will-WikiLeaks-nudge-US-toward-tougher-laws-to-guard-secrets">dự
luật hình sự hóa</a> chuyện một cá nhân công bố thông tin
mật quốc gia. Nhưng Bill Clitnon đã phủ quyết dự luật này.

Đương nhiên!

Bill không thể đạp lên Tu chính 1.

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/7182), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét